Phân dạng toán Chuyển Động thẳng- Rơi tự do

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tuyết | Ngày 25/04/2019 | 107

Chia sẻ tài liệu: Phân dạng toán Chuyển Động thẳng- Rơi tự do thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

PHẦN I : CƠ HỌC
Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

Bài 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ
I. Chuyển động cơ – Chất điểm
1. Chuyển động cơ
Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác theo thời gian.
2. Chất điểm
Một vật chuyển động được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến)
3. Quỹ đạo
Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó gọi là quỹ đạo của chuyển động.

II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian.
1. Vật làm mốc và thước đo
Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.
2. Hệ toạ độ
a) Hệ toạ độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng):
Toạ độ của vật ở vị trí M : x = 

b) Hệ toạ độ 2 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng):
Hệ tọa độ gồm hai trục Ox và Oy vuông góc với nhau tại O. O là gốc tọa độ .
Toạ độ của vật ở vị trí M : x = 
y = 

III. Cách xác định thời gian trong chuyển động .

1. Mốc thời gian và đồng hồ.
Để xác định từng thời điểm ứng với từng vị trí của vật chuyển động ta phải chọn mốc thời gian và đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.
2. Thời điểm và thời gian.
Vật chuyển động đến từng vị trí trên quỹ đạo vào những thời điểm nhất định còn vật đi từ vị trí này đến vị trí khác trong những khoảng thời gian nhất định.
IV. Hệ qui chiếu. Một hệ quy chiếu gồm:
+ Một vật làm mốc,một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc.
+ Một mốc thời gian và một đồng hồ.

Bài 2 : CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
I. Chuyển động thẳng đều
1. Tốc độ trung bình. Tốc độ trung bình là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
 , Với : s = x2 – x1 ; t = t2 – t1
Trong đó: vtb : là tốc độ trung bình (m/s)
s : là quãng đường đi được (m)
t : là thời gian chuyển động (s)
x1 : là toạ độ ban đầu của vật t1
x2 : là toạ độ của vật tại thời điểm t2

Nếu vật chuyển động đều trên các chặng đường s1, s2, …, sn với vận tốc tương ứng v1, v2, …, vn. Thì vận tốc trung bình trên quãng đường s:
vtb =  , Trong đó: s1 = v1.t1; s2 = v2.t2; …; sn = vn.tn;
2. Chuyển động thẳng đều.
Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

3. Quãng đường đi trong chuyển động thẳng đều.
Trong chuyển động thẳng đều quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t
Quãng đường đi được trong thời gian t: s = vtbt = vt = x - x0
Gia tốc:
Trong chuyển động thẳng đều gia tốc a = 0
II. Phương trình chuyển động và đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều.
1. Phương trình chuyển động.
x = xo + s = xo + vt
Trong đó: : là quãng đường đi
 : là vận tốc của vật hay tốc độ
 : là thời gian chuyển động
 : là tọa độ ban đầu lúc 
 : là tọa độ ở thời điểm 

2. Đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều.
a) Bảng b) Đồ thị

t(h)
0 1 2 3 4 5 6

x(km)
5 15 25 35 45 55 65






CÁC DẠNG BÀI TẬP:

Dạng 1: Xác định vận tốc, quãng đường và thời gian trong chuyển động thẳng đều. Xác định vận tốc trung bình.

Cách giải:
- Sử dụng công thức trong chuyển động thẳng đều: S = v.t
- Công thức tính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tuyết
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)