Phan bon NPK
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Nhị |
Ngày 18/03/2024 |
13
Chia sẻ tài liệu: phan bon NPK thuộc Sinh học
Nội dung tài liệu:
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
PHÂN BÓN
Ngày tháng năm 2018
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Phần 1: Công nghệ sản xuất NPK
Phần 2: Công nghệ sản xuất phân Hữu cơ
Phần 1: Công nghệ sản xuất NPK
1. Khái niệm:
- Là các loại phân chứa 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng chính N, P, K ngoài ra có các nguyên tố trung, vi lượng, bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Cây có thể hấp thu được ngay, tác dụng nhanh, sinh trưởng tốt và cho năng suất cây trồng.
2. Công nghệ sản xuất NPK.
Hiện nay trên thế giới có 6 loại công nghệ sản xuất phân NPK.
1. Công nghệ phối trộn NPK 3 màu
Nguyên liệu dùng sản xuất được chuyển đến bồn định lượng tự động theo từng chỉ tiêu cần sản xuất, sau khi định lượng băng tải sẽ chuyển các vật liệu rời đến máy trộn liên tục, hỗn hợp sau khi rời khỏi máy trộn có hàm lượng dinh dưỡng rất đồng đều và hình thức có nhiều màu sắc trên cùng khối lượng, từ thiết bị trộn được chuyển đến máy đóng gói, xong được chuyển vào kho thành phẩm chờ xuất bán.
NPK 3 màu
2. Công nghệ ép viên 1 màu
Nguyên liệu sau khi được tuyển chọn, đưa vào máy nghiền, nghiền những loại vật liệu cứng, sau đó được băng tải đưa vào bồn định lượng tự động theo từng chỉ tiêu cần thiết, sau đó nhiều thành phần của nguyên liệu được chuyển đến máy trộn, tại đây nguyên liệu sản xuất được trộn đều, sau khi trộn đều hỗn hợp được băng tải chuyển đến thiết bị phối liệu, tại đây hỗn hợp phân bón dạng bột được cung cấp đồng đều cho máy ép cơ học, sau khi ép hạt phân bón có nhiều hình dạng được chuyển đến máy sàng phân loại, những hạt có hình dáng không đạt yêu cầu được chuyển ngược lại thiết bị phối liệu để cấp cho máy ép lại, những hạt phân bón đạt tiêu chuẩn được chuyển đến máy đóng gói, sau khi đóng gói phân bón được chuyển vào kho chứa, chờ xuất bán.
NPK ép viên 1 màu
3. Công nghệ vo viên chảo quay
Nguyên lý tạo hạt của thiết bị như sau: cho hỗn hợp tạo hạt vào một đĩa dạng thùng tròn xoay có trục quay nghiêng với mặt phẳng nằm ngang một góc từ 45o – 60o . Quá trình quay hỗn hợp kết hợp với phun nước dạng sương mù. Dưới tác dụng của các lực ly tâm, trọng lực và lực ma sát mà quá trình tạo viên xảy ra.
NPK vo viên chảo quay
4. Công nghệ hơi nước
Nguyên liệu sau khi được tuyển chọn, được băng tải đưa vào bồn định lượng tự động theo từng chỉ tiêu cần thiết, sau đó nhiều thành phần của nguyên liệu được chuyển đến máy trộn, tại đây nguyên liệu sản xuất được trộn đều. Sau đó chuyển đến 2 máy nghiền, sau khi nghiền hỗn hợp được chuyển đến thiết bị tạo hạt tại thiết bị này hơi nước 200oC được phun vào với sự điều tiết vừa đủ của công nhân phụ trách kỹ thuật, các hạt phân bón nhanh chóng được hình thành, sau khi hình thành hạt được chuyển đến thiết bị sấy khô, nhiệt độ trong lò sấy khoảng 160oC.
4. Công nghệ hơi nước
Sau khi sấy xong hạt phân bón được chuyển đến thiết bị làm nguội bằng quạt hút khí, hạt phân bón sau khi làm nguội sẽ chuyển đến máy sàng phân loại, những hạt chưa đạt yêu cầu sẽ được chuyển đến máy nghiền lại để tiếp tục tạo lại hạt, những hạt đủ tiêu chuẩn được chuyển đến thiết bị bao màng, nhằm hạn chế sự đóng cứng phân bón, sau khi bao màng, hạt phân thành phẩm được chuyển đến máy đóng gói, sau khi đóng gói chuyển vào kho chứa thành phẩm chờ xuất bán.
NPK Công nghệ hơi nước
5. Công nghệ tháp cao
Trong công nghệ này, các nguyên liệu sản xuất phân bón sau khi được phối trộn sẽ được đưa sang tháp tạo hạt NPK. Tại đây, nguyên liệu được đun nóng ở nhiệt độ nhất định, tạo thành khối dịch gần như đồng nhất.
Sau đó, dịch tự động được xả xuống máy tạo hạt ly tâm. Các hạt dịch bắn ra rơi tự do trong lòng tháp được hệ thống quạt gió với tốc độ cực mạnh thổi từ dưới lên làm giảm tốc độ rơi và làm khô trước khi hạt rơi xuống sàng phân loại.
5. Công nghệ tháp cao
Với công nghệ tháp cao, hạt phân sẽ tròn đều, bóng đẹp và có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là độ đạm từ 20% trở lên, cao hơn hẳn các loại phân bón khác.
Công nghệ tháp cao có thể tạo ra sản phẩm phân bón hỗn hợp hòa tan (100%) trong nước với các tỷ lệ khác nhau, tổng hàm lượng NPK có thể lên tới 60 - 65% và sử dụng qua hệ thống tưới nhỏ giọt.
Các sản phẩm NPK cụ thể được tạo ra từ công nghệ này có công thức tỷ lệ đạm, lân và kali là: 20:10:10; 16:16:16 …
5. Công nghệ tháp cao
5. Công nghệ tháp cao
NPK công nghệ tháp cao
6. Công nghệ hóa học
Công nghệ hóa học sử dụng các nguyên liệu lỏng là Amoniac, Axitphotphoric, Axit Sulphuaric như H3PO4 , NH3 , H2SO4 đưa vào ống phản ứng, thông qua các phản ứng hóa học tạo thành hỗn hợp dinh dưỡng có dạng dịch bùn sệt là Ammonium Sulphate, Ammonia phophate với sự phân bố đồng đều từng nguyên tố và kết nối hóa học bền chặt. Sau đó, hỗn hợp dịch dinh dưỡng này được đưa vào thùng tạo hạt thông qua đường ống khép kín.
6. Công nghệ hóa học
Trong thùng quay tạo hạt, các nguyên tố dinh dưỡng khác như Kali, trung vi lượng đã được nghiền mịn được đưa vào cùng với hỗn hợp dịch dinh dưỡng, tiếp tục xảy ra các phản ứng hoá học để tạo ra những hạt phân NPK hóa học với sự liên kết bền chặt và đầy đủ các dưỡng chất.
Sau khi được sấy khô và sàng lọc, chỉ có những hạt phân đảm bảo tiêu chuẩn mới được đưa ra để bọc hạt nhằm hạn chế đóng bánh và giảm thiểu thất thoát dinh dưỡng trong quá trình bảo quản.
NPK Công nghệ hóa học
Phần 2: Công nghệ sản xuất phân Hữu cơ
1. Khái niệm
2. Phân hữu cơ truyền thống
3. Phân hữu cơ khoáng
4. Phân hữu cơ sinh học
5. Phân hữu cơ vi sinh
1. Khái niệm
Nghị định 108: Phân bón hữu cơ là phân bón trong thành phần chất chính chỉ có chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ nguyên liệu hữu cơ.
Phân hữu cơ là các loại chất hữu cơ khi vùi vào đất sau khi phân giải có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và quan trọng hơn có tác dụng cải tạo đất lớn.
2. Phân hữu cơ truyền thống
Phân có nguồn gốc từ chất thải của người, động vật hoặc từ các phế phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản, phân xanh, rác thải hữu cơ, các loại than bùn được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống.
Có 3 phương pháp ủ phân hữu cơ truyền thống
2.1. Ủ nóng
Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%. Có thể trộn thêm 1% vôi bột trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 – 2% supe lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.
2.1. Ủ nóng
Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 60oC. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng
2.1. Ủ nóng
Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh.
Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm.
2.2. Ủ nguội
Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuống rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m, chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1,5 – 2 m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài.
2.2. Ủ nguội
Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trưởng trở nên yếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30 – 35oC. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonat, là dạng khó phân huỷ thành amôniăc, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.
2.2. Ủ nguội
Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 – 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.
2.3. Ủ nóng trước, nguội sau
Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt ngay. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 – 6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50 – 60oC tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.
Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5 – 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 60oC lại nén chặt.
2.3. Ủ nóng trước, nguội sau
Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như sau: ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất.
2.3. Ủ nóng trước, nguội sau
Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men được cho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt.
Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng.
3. phân hữu cơ khoáng
3. Phân hữu cơ khoáng
Nguồn nguyên liệu: Các nguyên liệu photphorit, apatit được nghiền nhỏ càng mịn. Photphorit thường có màu vàng đất, màu xám hoặc vàng nâu, apatit thường có màu xám xanh. Hàm lượng lân nguyên chất (P2O5) của hai dạng này chiếm dưới 40%. Riêng với apatit có chứa thêm 40-50% vôi và một số nguyên tố vi lượng như: Fe, Cu, Mn, Mg …. Loại phân này không tan trong nước, nhưng tan dần trong môi trường axit yếu. Dùng bón lót, tồn dư lâu dài, tốt cho đất chua phèn.
3. Phân hữu cơ khoáng
Vi sinh vật tham gia: Vi sinh vật phân giải lân hữu cơ: chuyển hóa các hợp chất lân hữu cơ thành muối của H3PO4, chủ yếu là Bacillus sp và Pseudomonas sp. Đáng chú ý là B. megateriumcó khả năng phân giải lân cao.
Vi sinh vật phân giải lân vô cơ Vi khuẩn Bacillus megaterium, Bacillus mycoides, Bacillus butyricus, Pseudomonas fluorescens… có khảnăng phân giải Ca3(PO4)2 và bột apatit.
Nấm Aspergillus niger, Penicillin, Rhizopus… có khả năng phân giải lân rất cao.
4. Phân hữu cơ sinh học
4. Phân hữu cơ sinh học
Nguồn nguyên liệu: Phế phụ phẩm chăn nuôi, nông nghiệp, xác gia súc, gia cầm, xác cá chết, đầu cá, xương cá, trùn quế, các sinh khối giàu protein khác…
4. Phân hữu cơ sinh học
Vi sinh vật tham gia: Các chủng vi sinh vật có khả năng tạo ra hệ enzyme protease và lipase cao để thủy phân các hợp chất cao phân tử thành các hợp chất dễ tiêu là: Bacillus sp, Lactobacillus sp, Pseudomonas sp, Saccharomyces cerevisiae…
5. Phân hữu cơ vi sinh
5. Phân hữu cơ sinh học
Nguồn nguyên liệu: Than bùn xử lý, phế phụ phẩm chăn nuôi, nông nghiệp, xác gia súc, gia cầm, xác cá chết, đầu cá, xương cá, trùn quế, các sinh khối giàu protein khác…
4. Phân hữu cơ sinh học
Vi sinh vật tham gia: Các chủng vi sinh vật có khả năng tạo ra hệ enzyme protease và lipase cao để thủy phân các hợp chất cao phân tử thành các hợp chất dễ tiêu là: Bacillus sp, Lactobacillus sp, Pseudomonas sp, Saccharomyces cerevisiae…
Chân thành cảm ơn
PHÂN BÓN
Ngày tháng năm 2018
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Phần 1: Công nghệ sản xuất NPK
Phần 2: Công nghệ sản xuất phân Hữu cơ
Phần 1: Công nghệ sản xuất NPK
1. Khái niệm:
- Là các loại phân chứa 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng chính N, P, K ngoài ra có các nguyên tố trung, vi lượng, bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Cây có thể hấp thu được ngay, tác dụng nhanh, sinh trưởng tốt và cho năng suất cây trồng.
2. Công nghệ sản xuất NPK.
Hiện nay trên thế giới có 6 loại công nghệ sản xuất phân NPK.
1. Công nghệ phối trộn NPK 3 màu
Nguyên liệu dùng sản xuất được chuyển đến bồn định lượng tự động theo từng chỉ tiêu cần sản xuất, sau khi định lượng băng tải sẽ chuyển các vật liệu rời đến máy trộn liên tục, hỗn hợp sau khi rời khỏi máy trộn có hàm lượng dinh dưỡng rất đồng đều và hình thức có nhiều màu sắc trên cùng khối lượng, từ thiết bị trộn được chuyển đến máy đóng gói, xong được chuyển vào kho thành phẩm chờ xuất bán.
NPK 3 màu
2. Công nghệ ép viên 1 màu
Nguyên liệu sau khi được tuyển chọn, đưa vào máy nghiền, nghiền những loại vật liệu cứng, sau đó được băng tải đưa vào bồn định lượng tự động theo từng chỉ tiêu cần thiết, sau đó nhiều thành phần của nguyên liệu được chuyển đến máy trộn, tại đây nguyên liệu sản xuất được trộn đều, sau khi trộn đều hỗn hợp được băng tải chuyển đến thiết bị phối liệu, tại đây hỗn hợp phân bón dạng bột được cung cấp đồng đều cho máy ép cơ học, sau khi ép hạt phân bón có nhiều hình dạng được chuyển đến máy sàng phân loại, những hạt có hình dáng không đạt yêu cầu được chuyển ngược lại thiết bị phối liệu để cấp cho máy ép lại, những hạt phân bón đạt tiêu chuẩn được chuyển đến máy đóng gói, sau khi đóng gói phân bón được chuyển vào kho chứa, chờ xuất bán.
NPK ép viên 1 màu
3. Công nghệ vo viên chảo quay
Nguyên lý tạo hạt của thiết bị như sau: cho hỗn hợp tạo hạt vào một đĩa dạng thùng tròn xoay có trục quay nghiêng với mặt phẳng nằm ngang một góc từ 45o – 60o . Quá trình quay hỗn hợp kết hợp với phun nước dạng sương mù. Dưới tác dụng của các lực ly tâm, trọng lực và lực ma sát mà quá trình tạo viên xảy ra.
NPK vo viên chảo quay
4. Công nghệ hơi nước
Nguyên liệu sau khi được tuyển chọn, được băng tải đưa vào bồn định lượng tự động theo từng chỉ tiêu cần thiết, sau đó nhiều thành phần của nguyên liệu được chuyển đến máy trộn, tại đây nguyên liệu sản xuất được trộn đều. Sau đó chuyển đến 2 máy nghiền, sau khi nghiền hỗn hợp được chuyển đến thiết bị tạo hạt tại thiết bị này hơi nước 200oC được phun vào với sự điều tiết vừa đủ của công nhân phụ trách kỹ thuật, các hạt phân bón nhanh chóng được hình thành, sau khi hình thành hạt được chuyển đến thiết bị sấy khô, nhiệt độ trong lò sấy khoảng 160oC.
4. Công nghệ hơi nước
Sau khi sấy xong hạt phân bón được chuyển đến thiết bị làm nguội bằng quạt hút khí, hạt phân bón sau khi làm nguội sẽ chuyển đến máy sàng phân loại, những hạt chưa đạt yêu cầu sẽ được chuyển đến máy nghiền lại để tiếp tục tạo lại hạt, những hạt đủ tiêu chuẩn được chuyển đến thiết bị bao màng, nhằm hạn chế sự đóng cứng phân bón, sau khi bao màng, hạt phân thành phẩm được chuyển đến máy đóng gói, sau khi đóng gói chuyển vào kho chứa thành phẩm chờ xuất bán.
NPK Công nghệ hơi nước
5. Công nghệ tháp cao
Trong công nghệ này, các nguyên liệu sản xuất phân bón sau khi được phối trộn sẽ được đưa sang tháp tạo hạt NPK. Tại đây, nguyên liệu được đun nóng ở nhiệt độ nhất định, tạo thành khối dịch gần như đồng nhất.
Sau đó, dịch tự động được xả xuống máy tạo hạt ly tâm. Các hạt dịch bắn ra rơi tự do trong lòng tháp được hệ thống quạt gió với tốc độ cực mạnh thổi từ dưới lên làm giảm tốc độ rơi và làm khô trước khi hạt rơi xuống sàng phân loại.
5. Công nghệ tháp cao
Với công nghệ tháp cao, hạt phân sẽ tròn đều, bóng đẹp và có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là độ đạm từ 20% trở lên, cao hơn hẳn các loại phân bón khác.
Công nghệ tháp cao có thể tạo ra sản phẩm phân bón hỗn hợp hòa tan (100%) trong nước với các tỷ lệ khác nhau, tổng hàm lượng NPK có thể lên tới 60 - 65% và sử dụng qua hệ thống tưới nhỏ giọt.
Các sản phẩm NPK cụ thể được tạo ra từ công nghệ này có công thức tỷ lệ đạm, lân và kali là: 20:10:10; 16:16:16 …
5. Công nghệ tháp cao
5. Công nghệ tháp cao
NPK công nghệ tháp cao
6. Công nghệ hóa học
Công nghệ hóa học sử dụng các nguyên liệu lỏng là Amoniac, Axitphotphoric, Axit Sulphuaric như H3PO4 , NH3 , H2SO4 đưa vào ống phản ứng, thông qua các phản ứng hóa học tạo thành hỗn hợp dinh dưỡng có dạng dịch bùn sệt là Ammonium Sulphate, Ammonia phophate với sự phân bố đồng đều từng nguyên tố và kết nối hóa học bền chặt. Sau đó, hỗn hợp dịch dinh dưỡng này được đưa vào thùng tạo hạt thông qua đường ống khép kín.
6. Công nghệ hóa học
Trong thùng quay tạo hạt, các nguyên tố dinh dưỡng khác như Kali, trung vi lượng đã được nghiền mịn được đưa vào cùng với hỗn hợp dịch dinh dưỡng, tiếp tục xảy ra các phản ứng hoá học để tạo ra những hạt phân NPK hóa học với sự liên kết bền chặt và đầy đủ các dưỡng chất.
Sau khi được sấy khô và sàng lọc, chỉ có những hạt phân đảm bảo tiêu chuẩn mới được đưa ra để bọc hạt nhằm hạn chế đóng bánh và giảm thiểu thất thoát dinh dưỡng trong quá trình bảo quản.
NPK Công nghệ hóa học
Phần 2: Công nghệ sản xuất phân Hữu cơ
1. Khái niệm
2. Phân hữu cơ truyền thống
3. Phân hữu cơ khoáng
4. Phân hữu cơ sinh học
5. Phân hữu cơ vi sinh
1. Khái niệm
Nghị định 108: Phân bón hữu cơ là phân bón trong thành phần chất chính chỉ có chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ nguyên liệu hữu cơ.
Phân hữu cơ là các loại chất hữu cơ khi vùi vào đất sau khi phân giải có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và quan trọng hơn có tác dụng cải tạo đất lớn.
2. Phân hữu cơ truyền thống
Phân có nguồn gốc từ chất thải của người, động vật hoặc từ các phế phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản, phân xanh, rác thải hữu cơ, các loại than bùn được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống.
Có 3 phương pháp ủ phân hữu cơ truyền thống
2.1. Ủ nóng
Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%. Có thể trộn thêm 1% vôi bột trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 – 2% supe lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.
2.1. Ủ nóng
Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 60oC. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng
2.1. Ủ nóng
Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh.
Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm.
2.2. Ủ nguội
Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuống rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m, chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1,5 – 2 m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài.
2.2. Ủ nguội
Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trưởng trở nên yếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30 – 35oC. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonat, là dạng khó phân huỷ thành amôniăc, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.
2.2. Ủ nguội
Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 – 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.
2.3. Ủ nóng trước, nguội sau
Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt ngay. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 – 6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50 – 60oC tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.
Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5 – 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 60oC lại nén chặt.
2.3. Ủ nóng trước, nguội sau
Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như sau: ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất.
2.3. Ủ nóng trước, nguội sau
Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men được cho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt.
Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng.
3. phân hữu cơ khoáng
3. Phân hữu cơ khoáng
Nguồn nguyên liệu: Các nguyên liệu photphorit, apatit được nghiền nhỏ càng mịn. Photphorit thường có màu vàng đất, màu xám hoặc vàng nâu, apatit thường có màu xám xanh. Hàm lượng lân nguyên chất (P2O5) của hai dạng này chiếm dưới 40%. Riêng với apatit có chứa thêm 40-50% vôi và một số nguyên tố vi lượng như: Fe, Cu, Mn, Mg …. Loại phân này không tan trong nước, nhưng tan dần trong môi trường axit yếu. Dùng bón lót, tồn dư lâu dài, tốt cho đất chua phèn.
3. Phân hữu cơ khoáng
Vi sinh vật tham gia: Vi sinh vật phân giải lân hữu cơ: chuyển hóa các hợp chất lân hữu cơ thành muối của H3PO4, chủ yếu là Bacillus sp và Pseudomonas sp. Đáng chú ý là B. megateriumcó khả năng phân giải lân cao.
Vi sinh vật phân giải lân vô cơ Vi khuẩn Bacillus megaterium, Bacillus mycoides, Bacillus butyricus, Pseudomonas fluorescens… có khảnăng phân giải Ca3(PO4)2 và bột apatit.
Nấm Aspergillus niger, Penicillin, Rhizopus… có khả năng phân giải lân rất cao.
4. Phân hữu cơ sinh học
4. Phân hữu cơ sinh học
Nguồn nguyên liệu: Phế phụ phẩm chăn nuôi, nông nghiệp, xác gia súc, gia cầm, xác cá chết, đầu cá, xương cá, trùn quế, các sinh khối giàu protein khác…
4. Phân hữu cơ sinh học
Vi sinh vật tham gia: Các chủng vi sinh vật có khả năng tạo ra hệ enzyme protease và lipase cao để thủy phân các hợp chất cao phân tử thành các hợp chất dễ tiêu là: Bacillus sp, Lactobacillus sp, Pseudomonas sp, Saccharomyces cerevisiae…
5. Phân hữu cơ vi sinh
5. Phân hữu cơ sinh học
Nguồn nguyên liệu: Than bùn xử lý, phế phụ phẩm chăn nuôi, nông nghiệp, xác gia súc, gia cầm, xác cá chết, đầu cá, xương cá, trùn quế, các sinh khối giàu protein khác…
4. Phân hữu cơ sinh học
Vi sinh vật tham gia: Các chủng vi sinh vật có khả năng tạo ra hệ enzyme protease và lipase cao để thủy phân các hợp chất cao phân tử thành các hợp chất dễ tiêu là: Bacillus sp, Lactobacillus sp, Pseudomonas sp, Saccharomyces cerevisiae…
Chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Nhị
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)