Phan biet tu thuan viet - tu han viet

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phương | Ngày 10/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: phan biet tu thuan viet - tu han viet thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

PHÂN BIỆT TỪ THUẦN VIỆT VÀ TỪ HÁN - VIỆT
I. KHÁI NIỆM:
1. Từ thuần Việt là từ được sản sinh ra từ nước Việt trong quá trình giao tiếp của người dân nước Việt.
2. Từ Hán Việt là từ mượn ở tiếng Hán phát âm theo cách Việt Nam.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ THUẦN VIỆT, TỪ HÁN VIỆT.
Từ Hán Việt
Từ thuần Việt

- Từ Hán - Việt có sắc thái ý nghĩa khái quát và trừu tượng nên mang tính chất tĩnh tại, không gợi hình, không mang tính chất miêu tả sinh động, gợi cho ta hình ảnh thế giới ý niệm im lìm.
Ví dụ: thảo mộc, viêm, hi sinh, thi hài, kháng chiến, độc lập, tự do
- Từ thuần Việt có sắc thái ý nghĩa cụ thể, mang tính chất sinh động, gợi hình. Vì vậy những từ tượng thanh, tượng hình thì hầu như là từ thuần Việt.
Ví dụ: cây cỏ, xác chết, li ti, mênh mông, bao la, loét, chết.

- Từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, tao nhã.
Ví dụ: phu nhân, phu quân, hi sinh, tạ thế, phụ nữ, hoả hoạn, nông dân, từ trần, hậu môn, thính giác, thương vong...
- Từ thuần Việt mang sắc thái thân mật, trung hoà, khiếm nhã.
Ví dụ: vợ, chồng, chết, mất, đàn bà, cháy, dân cày, cho, rửa, đẻ,..

- Từ Hán Việt có phong cách gọt giũa, thường được dùng trong các phong cách khoa học, chính luận, hành chính.
Ví dụ:
sơn hà, thiên thu, bằng hữu, kháng chiến, quân sự, sứ quân, dân quyền, nhân quyền...
- Từ thuần Việt nhìn chung đa phong cách, có thể dùng trong tất cả các phong cách của tiếng Việt, bên cạnh đó một số chỉ thích hợp với phong cách sinh hoạt.
Ví dụ: Đa phong cách: núi sông, mãi mãi, anh em, bạn bè, cha con...

III. CẤU TẠO CỦA MỖI LOẠI TỪ:
1. Quy tắc ngữ pháp của Hán Việt được xây dựng theo phương thức ghép theo trật tự yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. Trật tự này chung cho những từ Hán Việt ghép theo quan hệ chính phụ như: quốc ca, đội ca, quốc tế ca, dân ca, quân ca, quốc kỳ...
2. Quy tắc ngữ pháp của từ thuần Việt: từ thuần Việt được cấu tạo theo phương thức yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau như: kiến càng, kiến lửa, kiến cánh, chuối cau, chuối hột, chuối mật, ốc bươu, ốc sắt, ốc vàng, ốc sên...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Phương
Dung lượng: 35,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)