Phẩm chất, nhân cách người thầy giáo

Chia sẻ bởi Vũ Vân Anh | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: Phẩm chất, nhân cách người thầy giáo thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

Nhóm 8
Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm
PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI THẦY GIÁO
Thế giới quan khoa học.
Lý tưởng nghề nghiệp.
Lòng yêu mến học sinh, yêu nghề.
Đạo đức – lối sống.
Nhóm năng lực dạy học.
Nhóm năng lực giáo dục.
Nhóm năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm.
4) Đạo đức – lối sống
1) Thế giới quan khoa học.
2) Lý tưởng nghề nghiệp
3) Lòng yêu mến học sinh, yêu nghề
Một số phẩm chất nhân cách
của người thầy giáo
- Thế giới quan khoa học là phẩm chất quan trọng cấu trúc nhân cách của người thầy giáo:
+ Quyết định niềm tin chính trị.
+ Quyết định toàn bộ hành vi.
+ Chi phối hoạt động, thái độ của giáo viên đối với học sinh.
Niềm tin
+ Tư tưởng đạo đức
- Được hình thành dưới ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau:
+ Trình độ học vấn.
+Thể nghiệm trong cuộc sống
+ Sự nghiên cứu triết học, nội dung giảng dạy và giáo dục…
- Chi phối nhiều mặt và thái độ của người giáo viên trong quá trình hành nghề:
+ Trong việc lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy.
+ Việc kết hợp giữa giáo dục với các nhiệm vụ chính trị xã hội, gắn nội dung giảng dạy với thực tiễn cuộc sống.
+ Cách nhìn nhận và đánh giá mọi biểu hiện tâm lý của học sinh.
- Thế giới quan khoa học của người thầy giáo được hình thành trong suốt quá trình học tập trong nhà trường phổ thông, trường sư phạm và theo họ suốt đời.
Người giáo viên phải không ngừng học tập và rèn luyện phẩm chất chính trị; bồi dưỡng thế giới quan theo chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm hình thành thái độ ứng xử đúng đắn; tạo niềm tin và định hướng giáo dục của Đảng và Nhà nước, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Lý tưởng nghề nghiệp là yếu tố tâm lý hết sức cần thiết phải có. Đối với người thầy giáo, đó là lý tưởng "trồng người", lý tưởng về sự nghiệp giáo dục
+ Lòng say mê, hứng thú với nghề, phấn đấu hết mình.
+ Có lương tâm nghề nghiệp,yêu trẻ,
+ Có tinh thần trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo….
+ Có tác phong làm việc cần cù.
+ Luôn học tập, tu dưỡng để trở thành người giáo viên tốt.
- Lý tưởng của người thầy giáo có ảnh hưởng sâu sắc và để lại những dấu ấn đậm nét trong tâm lý học sinh: nó có tác dụng hướng dẫn, điều khiển quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
“Tôi còn trẻ nên khi Tổ quốc cần, cho dù ở đâu, tôi xin nguyện xung phong đến những nơi đó. Gia đình là một phần quan trọng nhưng phục vụ đất nước còn quan trọng hơn.”
+ Trong quá trình học tập ở trường sư phạm.
- Sự hình thành và phát triển lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ là một quá trình hoạt động tích cực trong công tác giáo dục. Cơ sở của việc hình thành lý tưởng là từ:
+ Trong quá trình hành nghề ở trường tiểu học.
- Yêu người là cơ sở nguồn gốc của lòng yêu nghề.
-Yêu người và yêu nghề gắn bó chặt chẽ, hòa quyện vào nhau.
Vui sướng khi được tiếp xúc với trẻ.
Luôn đặt niềm tin nơi các em học sinh.
Gần gũi, yêu thương, quan tâm, giúp đỡ học sinh.
Có sự quan tâm thiện ý tới học sinh, đặc biệt là những em cá biệt, có hoàn cảnh khó khăn,…
Vừa ân cần, khoan dung; vừa nghiêm nghị, công bằng đối với học sinh.
Say mê công việc, làm việc hết mình, khi cần sẵn sàng hy sinh cả lợi ích cá nhân.
Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
Có biện pháp khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện kế hoạch giáo giục của trường.
Không ngừng học tập, tu dưỡng, nâng cao trình độ nghề nghiệp, giúp đỡ, hợp tác với đồng nghiệp.
Cô giáo Lê Hồng Nhanh
Giáo viên trường Tiểu học Khánh Bình Đông 5, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Không ngại khó khăn, vất vả, đã dạy dỗ và giúp đỡ các em học sinh khuyết tật học hành nên người.
Đối với cô, việc dạy dỗ học sinh khuyết tật phải xuất phát từ tình yêu thương như người mẹ chăm sóc con mình. 
Hình ảnh lớp học của các em học sinh khuyết tật
Cô giáo Phạm Thị Thùy - giáo viên tại trường học vùng ven, nơi cơ sở vật chất còn kém, học trò là con em gia đình nhập cư, lao động phổ thông nghèo khó, nhưng cô vẫn vượt qua hàng trăm giáo viên các trường “đình đám” trở thành người thầy giỏi nhất TPHCM 2011 - 2012.
Để công tác giáo dục mang lại hiệu quả, người thầy giáo phải có những phẩm chất đạo đức và ý chí cần thiết:
- Tinh thần nghĩa vụ, tinh thần “Mình vì mọi người”.
- Lòng nhân đạo, thái độ ân cần,quan tâm,tôn trọng con người.
- Công bằng, chính trực, ngay thẳng, giản dị, khiêm tốn.
- Có lòng tự trọng, rộng lượng, vị tha…..
Phẩm chất đạo đức:
=> Phẩm chất đạo đức tạo ra sự thân thiện trong quan hệ thầy – trò, tạo ra uy tín, sức mạnh của người GV.
- Tính mục đích
Nguyên tắc
Khiên nhẫn
Tự kiềm chế
Tinh thần cầu tiến.
Các phẩm chất ý chí:
=> Phẩm chất ý chí là sức mạnh để phẩm chất và năng lực của người GV thành hiện thực và tác động sâu sắc tới người HS.
Tóm lại, nhân cách của người thầy giáo là bộ mặt chính trị - đạo đức, là công cụ chủ yếu để tạo ra sản phẩm giáo dục. Sự hình thành và phát triển nhân cách là cả một quá trình tu dưỡng văn hóa và rèn luyện tay nghề trong thực tiễn sư phạm.
Người thầy giáo cần phải tích cực rèn luyện chuyên môn; hình thành thế giới quan và xây dựng lý tưởng nghề nghiệp cho mình ngay từ khi còn học tập trong nhà trường sư phạm; phải sống đúng mực, chân tình, công bằng, khiêm tốn; phải biết tự chiến thắng với những thói hư tật xấu của bản thân và có những kỹ năng điều khiển tình cảm, tâm trạng cho thích hợp với các tình huống sư phạm,… để trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
20 điều giáo viên cần biết
( Nguồn: Phòng GD Tiểu học – Sở GD ĐT TP.HCM
1. Hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé của học trò và hãy chia sẻ những thất bại của chúng. 
2. Bạn là người rất gần gũi với học trò, hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng.
3. Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu trả lời.
4. Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập.
5. Đừng đòi hỏi một “kỷ luật lý tưởng” trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện.
6. Hãy cố gắng để giờ giảng của bạn không khuôn mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những “phát minh” nho nhỏ được diễn ra, những chân lí nho nhỏ được phát hiện, những đỉnh cao tri thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm bắt đầu.
7. Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cần thiết thực và hiệu quả. Mỗi buổi họp phụ huynh là dịp để bạn cung cấp thêm cho họ những kiến thức về tâm lí, sư phạm, về quá trình học tập.
8. Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng cúa chúng, vui thì chia vui, buồn thì động viên.
9. Hãy luôn ghi nhớ: Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên.
10. Điểm kém ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của học trò. Bạn hãy cố gắng chùng nào có thể để tránh cho các em điểm kém. Hãy tìm cách khác để khắc phục tình trạng này.
11. Mỗi bài giảng của bạn phải là một bước tiến, dù là rất nhỏ, về phía trước trong việc khám phá tri thức. Học sinh cần phải vượt qua những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và bạn hãy tính toán sao cho mức độ của những khó khăn đó thật phù hợp.
12. Đừng tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giảng dạy. Như thế học trò sẽ lười suy nghĩ, bạn cần làm cho chúng thấy việc học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn khích lệ, luôn ở bên chúng khi khó khăn.
13. Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hy vọng.
14. Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó. Bạn hãy giúp chúng nhận ra, phát triển chúng thêm.
16. Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh, bạn cần nhớ rằng đối với họ đứa con là quí giá nhất trên đời. Vì thế, bạn hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ huynh bị tổn thương.
17. Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai. Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của bạn trong mắt các em mà thôi. Khi các em mắc lỗi, bạn cũng đừng nóng nảy quá.
15. Hãy nhớ rằng trên lớp học sinh cần phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung chú ý được.
18. Hãy cố gắng sống hết mình với các em. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa nghịch và dạy dỗ. Hãy kiềm chế khi các em nói dối. Công bằng, kiên trì và trung thực là khẩu hiệu của bạn.
19. Đừng dạy học sinh quá tự tin – sau này chúng sẽ bị xa lánh; quá rụt rè- chúng sẽ bị coi thường; quá lắm lời- chúng sẽ không được ai tính đến; quá cứng nhắc- chúng sẽ bị khước từ.
20. Một lần nữa xin nhắc lại: Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiền trì và mềm mỏng.
Trong giáo dục, chú trong rèn luyện cho giáo viên không ngừng giữ gìn phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực sư phạm nhà giáo là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
Không chỉ được tu dưỡng, rèn luyện thông qua quá trình giảng dạy ở lớp, người giáo viên còn cần phải được hướng dẫn, trau dồi ngay từ khi còn là sinh viên theo học bộ môn Sư phạm Tiểu học. Đây chính là tiền đề để góp phần bồi dưỡng phẩm chất và năng lực sư phạm cho những người nhà giáo tương lai.
KẾT LUẬN
Giáo viên tiểu học cần không ngừng trau dồi đạo đức và nâng cao năng lực sư phạm ngay từ khi còn học ở Giảng đường.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE !!!
NHÓM 8
Lương T. Nhung
Bùi Nhung Gấm
Lê Thảo Nguyên
Đỗ T.Thu
Vũ Vân Anh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Vân Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)