Phẩm chất người phụ nữ
Chia sẻ bởi Trần Thị Ngọc Hiền |
Ngày 02/05/2019 |
59
Chia sẻ tài liệu: Phẩm chất người phụ nữ thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ
PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM
Mục tiêu
1/ Xác định được cơ sở nền tảng hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức truyền thống của PN VN.
2/ Nắm được những phẩm chất đạo đức của PN VN, các giá trị tinh thần to lớn được các thế hệ PN VN dày công vun đắp để trân trọng, tự hào, giữ gìn và phát huy trong thời kỳ mới.
3/ Nhận biết được những hạn chế, tiêu cực của đạo đức truyền thống của PN VN để khắc phục trong xây dựng phẩm chất đạo đức của PN VN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp cùng tham gia
Phương pháp làm việc theo nhóm
Phương pháp chia sẻ kinh nghiệm
NỘI DUNG
Khái niệm phẩm chất đạo đức
Phụ nữ Việt Nam có những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp nào?
Tại sao phải đặt ra vấn đề tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH, HĐH?
Phẩm chất đạo đức “Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu”
Cần làm gì để người phụ nữ có được các phẩm chất đạo đức “Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu”?
Phẩm chất đạo đức
Phẩm chất đạo đức là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị của một con người. Dựa vào khung chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá các hành vi của con người tốt hay xấu, có lợi hay có hại, về những điều được khuyến khích, hoặc cấm kị.
Hành vi đạo đức bị lên án: là những hành vi tội ác, vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội một cách nghiêm trọng (phản bội Tổ quốc, giết người, cướp bóc, hiếp dâm, ngược đãi cha mẹ…)
Hành vi đạo đức được khuyến khích: phù hợp luật pháp, chuẩn mực đạo đức (tôn trọng và tuân thủ pháp luật, hiếu nghĩa với cha mẹ, yêu thương con trẻ, trên kính dưới nhường, cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ, không đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích gia đình, cộng đồng, xã hội…)
Hành vi đạo đức được ca ngợi, tôn vinh: hành động cao cả xả thân vì nghĩa lớn hoặc quên mình vì người khác (sẵn sàng cống hiến, hy sinh vì đất nước, nhân dân, bảo vệ cách mạng; xả thân để cứu giúp người khác …)
II. CƠ SỞ NỀN TẢNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM
1. Vai trò của người PNVN trong lịch sử:
- Lịch sử nhân loại trải qua thời kỳ mẫu hệ và chế độ mẫu quyền: phụ nữ làm chủ gia đình, dòng họ; có vai trò lớn trong sinh hoạt kinh tế, đời sống xã hội, văn hóa tinh thần.
- Trong thời đại nguyên thủy: phụ nữ hái lượm, tham gia săn bắt, chăn nuôi, thủ công, việc nhà…
- Thời đại xã hội có giai cấp: có vai trò quan trọng trong chiến đấu, lao động SX, giữ gìn bản sắc VHDT & trong gia đình.
Vai trò của người PNVN trong LS (tiếp)
- Việt Nam là cội nguồn của nền nông nghiệp lúa nước. Trong quá trình phát triển của nền văn minh lúa nước, người phụ nữ luôn đóng vai trò trụ cột trong lao động sản xuất. “Trên chặng đường chuyển hóa từ mẫu hệ sang phụ hệ và cả mãi về sau này nữa - XHVN cổ truyền đã thừa hưởng và bảo lưu một truyền thống vững chắc và tốt đẹp: Đó là vai trò quan trọng của người đàn bà, người mẹ, trong gia đình, ngoài xã hội” (Cố GS Sử học Trần Quốc Vượng)
- Tục thờ nữ thần của người Việt đã xuất hiện từ lâu đời và phát triển qua các thời kỳ lịch sử. Dân gian VN vừa kính cha vừa ơn mẹ; Người mẹ có tầm quyết định đối với sự phát triển của đứa con về nhiều mặt; Có khi người vợ được coi trọng hơn cả người chồng.
Hình ảnh
người phụ nữ Việt Nam
trong văn học dân gian
Hình ảnh phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
Gái thì lo việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là báo hiếu sau là vinh thân
“Ai đi theo chúa Tây Sơn
Em về cày cuốc mà thương mẹ già”
“Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.
“Trên đất nước nghìn năm chảy máu,
Nghìn năm người con gái vẫn cầm gươm”
“Khen thay trí lực đàn bà
Bắc Ninh tài tướng bà Ba Cai Vàng”
“Suối vàng gạt lệ gặp bà Trưng
Máu thấm hồn quyên khóc thảm thương
Lạy Phật: thân này còn hóa kiếp
Tay binh nghìn cánh, cánh nghìn gươm”…
NỮ SĨ HỒ XUÂN HƯƠNG
Làm lẽ
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có như không
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công
Thân này ví biết duờng này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong
2. Các yếu tố tác động vào quá trình hình thành phẩm chất đạo đức truyền thống của người Phụ nữ VN.
2.1. Điều kiện tự nhiên, sản xuất và kinh tế
- Thiên nhiên nhiệt đới, khí hậu thất thường, thường xuyên xảy ra thiên tai nghiêm trọng. Để tồn tại, phát triển con người Việt Nam phải:
+ Thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên: mưu trí, kiên trì, sáng tạo và linh hoạt.
+ Cần cù, chăm chỉ, lo toan, đoàn kết, tương thân tương ái, hợp tác trong sản xuất và đời sống.
Phụ nữ trong khoa học & trong lao động sản xuất (thời kỳ chiến tranh).
LỰC LƯỢNG
SÁNG TẠO
VĂN HOÁ
VAI TRÒ VỐN CÓ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
2. 2. Điều kiện văn hóa, chính trị, xã hội
- Do vị trí địa chính trị quan trọng, nước ta luôn bị kẻ thù ngoại bang nhòm ngó.
- XHPK hà khắc, PN VN đã kiên trì đấu tranh chống áp bức xã hội, chống bất bình đẳng trong đời sống gia đình.
- Ảnh hưởng các tôn giáo: tư tưởng Nho giáo về đạo đức “công, dung, ngôn, hạnh”; Phật giáo về đạo “từ bi, hỷ xả”, “cứu khổ, cứu nạn”, “tu nhân, tích đức”; tư tưởng “bác ái” của Thiên Chúa giáo.
- Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh, PNVN đã tiếp thu những tư tưởng nhân văn cách mạng về giải phóng dân tộc, giải phóng con người, giải phóng phụ nữ.
* Những điều kiện trên đã tạo nên phẩm chất đạo đức của người PNVN: chịu đựng và nhường nhịn để hướng tới sự hòa thuận trong gia đình và ổn định trong xã hội; anh dũng, bất khuất, hy sinh xương máu, hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình để bảo vệ nền độc lập dân tộc; góp phần hình thành, bảo tồn, trao truyền qua các thế hệ và phát huy các phẩm chất đạo đức của dân tộc.
Những trang sử cũ và những nguồn tư liệu đã phản ánh hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử:
- Lao động thông minh, cần cù
- Là trụ cột gia đình, nuôi già, dạy trẻ
- Là người nghệ sĩ tài hoa, sáng tạo và bảo vệ văn hóa dân tộc.
- Là người chiến sĩ giữ nước kiên cường, bất khuất.
Vậy những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của PN VN được biểu hiện cụ thể như thế nào ? Có mặt hạn chế, tiêu cực không ?
III. NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM.
1. Đảm đang
2. Yêu nước, trung thành với Tổ quốc
3. Nhân ái, nghĩa tình
4. Thủy chung
5. Đức hy sinh
1. Đảm đang
Chăm lo việc nhà
Đảm đang nuôi dạy con cái:
- Làm tròn thiên chức cao cả của người mẹ: Sinh đẻ, nuôi dưỡng, chăm sóc để con khôn lớn trưởng thành
- Làm người thầy đầu tiên của con: dạy dỗ, bảo ban con nết ăn, nết ở, truyền cho con tình yêu thương và nghị lực để con vững bước vào đời.
Đảm đang lo toan cho chồng
- Là người bạn đời, cùng chồng thực hiện tất cả các chức năng của gia đình
- Là người có tình thương, trách nhiệm, tinh tế, nhạy cảm, giữ gìn và vun đắp tình yêu vợ chồng
- Đóng góp trong sự thành đạt của chồng
1. Đảm đang
Đảm đang lo toan cho gia đình chồng
Trong gia đình Việt Nam, người con dâu có vị thế hết sức quan trọng:
- Là cầu nối giữa các thế hệ trong gia đình, làm cân bằng tình cảm trong các mối quan hệ gia đình họ tộc,
- Là nhân tố có vai trò quyết định tạo nên tổ ấm gia đình: “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”.
- Được xem là “nội tướng” trong gia đình.
1. Đảm đang
Đảm đang sản xuất, kinh doanh
- Trong sản xuất nông nghiệp, người phụ nữ làm tròn tất cả các khâu: cày, bừa, gieo, cấy, chăm bón, thu hoạch, đến hong phơi, cất giữ các nông sản…;
- Các nghề khác:
Trồng dâu, chăn tằm, dệt vải
Làm giấy, trồng hoa
Buôn bán…
1. Đảm đang
Đảm đang công việc xã hội
- Trong XHPK, phụ nữ Việt Nam đã có sự tham gia vào việc quản lý đất nước. Lịch sử đã ghi nhận nhiều tấm gương và năng lực của phụ nữ đã tham gia chính sự (Thái hậu Dương Vân Nga, Nguyên phi Ỷ Lan, thời nhà Lý; Bích Châu - Chế Thắng phu nhân thời Trần; Đạm Phương Nũ Sử -đầu thế kỷ XX ...).
- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhất là cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, phẩm chất đảm đang của người phụ nữ Việt Nam đã trở thành mốc son chói lọi với phong trào "Ba đảm đang", cụ thể như sau:
Đảm nhiệm sản xuất, công tác, thay thế cho nam giới đi chiến đấu;
Đảm nhiệm gia đình, khuyến khích chồng con yên tâm chiến đấu;
Đảm nhiệm phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu khi cần.
VAI TRÒ VỐN CÓ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
LỰC LƯỢNG
TRỰC TIẾP
SẢN XUẤT
2- Yêu nước, trung thành với Tổ quốc
- Lòng yêu nước và phẩm chất anh hùng, bất khuất của PNVN thể hiện qua truyền thống bảo vệ tổ quốc “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, hăng hái góp sức xây dựng đất nước.
- Thời phong kiến: Hai Bà Trưng (Khởi nghĩa năm 40), Bà Triệu (Khởi nghĩa năm 248), Nữ tướng Bùi Thị Xuân (Khởi nghĩa Tây Sơn)...
- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ: Nhiều phụ nữ anh hùng: Nữ tướng Nguyễn Thị Định, chị Út Tịch...; Nhiều nữ chiến sĩ cách mạng bị giặc tù đầy, giam cầm, tra tấn chết đi sống lại vẫn một lòng trung kiên với Đảng, với cách mạng: Chị Nguyễn Thị Minh Khai, chị Trần Thị Lý...
- Trong sự nghiệp Xây dựng Tổ quốc:
CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
(40 – 43)
TRIỆU THỊ TRINH (225 – 248)
NỮ TƯỚNG BÙI THỊ XUÂN
Công chúa ngọc hân
Các nữ du kích ở Địa đạo Củ Chi, Nam bộ Việt Nam.
THAM GIA
XÂY DỰNG
VÀ
BẢO VỆ
TỔ QUỐC
VAI TRÒ VỐN CÓ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
3. Nhân ái, nghĩa tình
Phẩm chất nhân ái, nghĩa tình có cội nguồn sâu xa từ bản chất và trái tim nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam.
- Biểu hiện cụ thể:
Tình cảm yêu thương trong gia đình
Coi trọng tình làng nghĩa xóm, tình cảm bạn bè, đồng nghiệp, sống hòa mình vào tập thể
Lối sống tình nghĩa, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”,
Tình thương người như thể thương thân, “lá lành đùm lá rách”.
4. Thủy chung
- Thủy chung trong tình vợ chồng, tình yêu nam nữ:
Hình ảnh hòn vọng phu - đá trông chồng.
Dồn tất cả tâm tư, tình cảm, sức lực cho việc vun đắp hạnh phúc gia đình.
- Thủy chung với cộng đồng, với đất nước:
Trong đối nhân xử thế, trong quan hệ giữa người với người, PNVN luôn là những người rất đề cao tình nghĩa, coi trọng đạo lý làm người.
Với bạn bè, họ thường rất thân thiết, gắn bó, đói no, sướng khổ cũng không phụ nhau.
Với bà con lối xóm, họ luôn gần cận, chia ngọt sẻ bùi, láng giềng "tắt lửa tối đèn có nhau".
Trong tình đồng chí, đồng đội, họ là những sống chết có nhau.
5. Đức hy sinh
Phụ nữ Việt nam đã hy sinh thầm lặng, quên mình cho gia đình và cho đất nước:
- Hy sinh cho gia đình: Quên nhu cầu hưởng thụ của bản thân để dành mọi sự chăm lo cho chồng, con, cha mẹ.
- Hy sinh cho đất nước: Hy sinh tính mạng và hạnh phúc của bản thân và gia đình
Tiễn chồng, tiễn con, rồi lại tiễn cháu lên đường tham gia chiến đấu.
Sẵn sàng hiến dâng bản thân và những người thân yêu nhất vì nền độc lập của dân tộc và thống nhất Tổ quốc.
Không tiếc sức người sức của đóng góp cho cách mạng.
III. Một số khía cạnh hạn chế, tiêu cực trong đạo đức của PNVN trước kia.
Do XHPK trọng nam, khinh nữ, đặt ra yêu cầu, đòi hỏi khắt khe đối với PN; những ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông.
An phận, tự ti
Cam chịu, thụ động
Ích kỷ, đố kỵ, thiển cận, hẹp hòi,
Khắt khe tới cay nghiệt
Nhẹ dạ, cả tin
Hy sinh tới quên bản thân mình
III. Tại sao phải đặt ra vấn đề tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH, HĐH?
Mở đầu: Trong thời kì CNH, HĐH, hội nhập khu vực và thế giới, xã hội Việt Nam đang trải qua những thay đổi có tính chất bước ngoặt.
Dù ít hay nhiều, ở một mức độ nhất định, thay đổi ấy đã và đang tạo ra những tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tới phẩm chất đạo đức con người nói chung, người phụ nữ nói riêng từ hai phía: ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực.
Vậy thời kì CNH, HĐH có những thách thức, tác động như thế nào tới vấn đề giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kì CNH, HĐH đất nước?
Thách thức đối với phụ nữ
Thách thức đối với xã hội
BẤT
BÌNH
ĐẲNG
GIỚI
ĐÓI NGHÈO
CẢN TRỞ
SỰ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG
1. Những tác động tích cực:
Quan niệm về đạo đức của người phụ nữ cởi mở hơn
Môi trường pháp lý về bình đẳng giới tiến bộ hơn
Cơ hội học tập, giao lưu, tiếp cận thông tin rộng rãi hơn, phụ nữ có nhiều lựa chọn hơn, có ý thức hơn về giá trị bản thân
Từ những tác động tích cực trên, phụ nữ có điều kiện thuận lợi để phát triển các phẩm chất:
Chủ động, năng động, sáng tạo
Có bản lĩnh, chính kiến
Linh hoạt, dễ thích nghi
Có ý chí, nghị lực, tự tin, khắc phục được tâm lý tự ti, an phận, dựa dẫm
2. Những tác động tiêu cực
Tác động khuynh đảo của đồng tiền và lối sống cá nhân, ích kỷ
Môi trường cạnh tranh, tạo quá nhiều áp lực trong cuộc sống
Tác động của văn hóa ngoại lai, của mặt trái nền kinh tế thị trường.
Tất cả những tác động tiêu cực nói trên dẫn tới hiện tượng lệch chuẩn về đạo đức:
Quá coi trọng lợi ích cá nhân (đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích gia đình, tập thể, xã hội).
Thích hưởng thụ, lười lao động
Lối sống giả dối, thực dụng, ích kỷ, chạy theo đồng tiền
Sống buông thả, sống gấp
Bàng quan, vô cảm, dễ phát sinh bạo lực và tội ác
Tóm lại, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước xuất phát từ những lí do sau:
Một là: Thực trạng xã hội có sự xuống cấp và đặt ra nhiều vấn đề về đạo đức, lối sống
Hai là: Phụ nữ có vai trò và ảnh hưởng đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, giá trị đạo đức trong mỗi gia đình và cộng đồng, xã hội (Giáo dục một người đàn ông chỉ được một người đàn ông; giáo dục một người phụ nữ được một gia đình, giáo dục một người thầy được một thế hệ).
Ba là: Cần có sự chủ động định hướng rõ các giá trị đạo đức phù hợp với đặc điểm thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế mà người phụ nữ Việt Nam cần hướng tới, giúp người phụ nữ có đủ bản lĩnh, sức đề kháng trước những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập.
IV- 4 phẩm chất đạo đức cần đặc biệt coi trọng trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế:
1- Khái niệm:
- Tự trọng: Coi trọng, giữ gìn phẩm cách, tư cách, danh dự của mình.
- Tự tin: Tin vào bản thân mình.
- Đảm đang: Lo toan được việc nhà, làm tốt công việc xã hội.
- Trung hậu: Trung thực, nhân hậu trong quan hệ ứng xử.
2- Biểu hiện của các phẩm chất đạo đức:
2.1- Phẩm chất tự trọng:
2.2- Phẩm chất tự tin.
2.3- Phẩm chất đảm đang:
2.4- Phẩm chất trung hậu
3- Mối quan hệ giữa 4 phẩm chất
Các phẩm chất «tự trọng, tự tin, đảm đang, trung hậu» có mối quan hệ hữu cơ; phẩm chất này là tiền đề, điều kiện, cơ sở, kết quả của phẩm chất kia và ngược lại. Đây là những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp cần được phát huy mạnh mẽ trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
3- Tại sao trong thời kỳ CNH, HĐH phụ nữ cần có 4 phẩm chất đạo đức nêu trên?
3.1- Với bản thân: Nắm bắt cơ hội, tận dụng được những yếu tố tích cực; Tránh những tác động tiêu cực; Vượt qua những thách thức
3.2- Với gia đình: Thực hiện tốt vai trò, thiên chức của người phụ nữ trong gia đình; Tác động tích cực tới các thành viên trong gia đình; Cơ sở để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
3.3- Với xã hội: Thực hiện tốt trách nhiệm công dân; Tác động tích cực tới cộng đồng, xã hôi; Góp phần tích cực xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
4- Làm gì để là người PN «tự trọng, tự tin, đảm đang, trung hậu»?
4.1- Nhận thức đúng, đầy đủ về 4 phẩm chất và sự cần thiết phải rèn luyện để có được những phẩm chất đó.
4.2- Nhìn nhận rõ những yếu tố cản trở để khắc phục
- Định kiến xã hội đối với phụ nữ
- Sai lầm, yếu kém, khiếm khuyết của bản thân
- Hoàn cảnh không thuận lợi, kém may mắn
4.3- Ý thức đúng về vai trò phụ nữ, giá trị bản thân, trách nhiệm xã hội.
- Tự hào chính đáng về truyền thống vẻ vang của PNVN, tự tin về vai trò của PN trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập.
- Có niềm tin vào ý chí, năng lực, bản lĩnh và phẩm chất tốt đẹp của bản thân mình, của mỗi con người.
- Xác định rõ trách nhiệm XH trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức.
4.4- Không ngừng học tập và rèn luyện bản thân.
Chủ động tích cực học tập; Tự giác, thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng; Chiến thắng được bản thân, vượt qua chính mình.
4.5- Tác động tới những người xung quanh.
- Người thân trong gia đình.
- Bà con, đồng chí, đồng nghiệp...
TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM
Trong thời kỳ kháng chiến:
ANH HÙNG, BẤT KHUẤT,
TRUNG HẬU, ĐẢM ĐANG
Trong thời kỳ đổi mới:
TRUNG HẬU, ĐẢM ĐANG,
TÀI NĂNG, ANH HÙNG
GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ
V- Kết luận:
Người phụ nữ VN trong thời đại CNH, HĐH, hội nhập
quốc tế cần phải hội tụ 4 phẩm chất “tự trọng, tự tin, đảm đang, trung hậu” để nắm bắt cơ hội, tận dụng những yếu tố tích cực; trách những tác động tiêu cực; vượt qua thách thức trong cuộc sống; thực hiện tốt vai trò, thiên chức của người phụ nữ trong gia đình, trách nhiệm công dân trong XH; tác động tích cực đến các thành viên trong gia đình; có cơ sở để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững tác động tích cực tới cộng đồng và xã hội,/-
BÊN CẠNH ÁNH SÁNG LUNG LINH
CỦA CÁC VÌ SAO CÒN CÓ ÁNH SÁNG
ÊM DỊU VÀ HUYỀN BÍ CỦA
TÂM HỒN NGƯỜI PHỤ NỮ
(Victor Huygo)
Chuyện kể : Yêu mến, kính trọng
Hứa Doãn mới cưới Nguyễn Thị về thấy nàng kém nhan sắc muốn bỏ, bèn hỏi Nguyễn Thị rằng : “ Đàn bà có tứ đức, nàng được mấy đức?” Nguyễn Thị bình thản trả lời : “ Thưa Thiếp đây chỉ kém có dung thôi.” rồi nàng hỏi lại chồng mình : “ Kẻ sĩ có bách hạnh, dám hỏi chàng được mấy hạnh.” Hứa Doãn đáp : “ Ta đây đủ bách hạnh.” Nguyễn Thị nói : “ Bách hạnh thì đức là đầu, chàng là người hiếu sắc, không hiếu đức, sao dám nói là có đủ bách hạnh được ?” Hứa Doãn nghe nói im lặng, xấu hổ và xin lỗi Nguyễn Thị. Từ đó vợ chồng họ sống hạnh phúc .
CHÂN THÀNH CÁM ƠN
PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM
Mục tiêu
1/ Xác định được cơ sở nền tảng hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức truyền thống của PN VN.
2/ Nắm được những phẩm chất đạo đức của PN VN, các giá trị tinh thần to lớn được các thế hệ PN VN dày công vun đắp để trân trọng, tự hào, giữ gìn và phát huy trong thời kỳ mới.
3/ Nhận biết được những hạn chế, tiêu cực của đạo đức truyền thống của PN VN để khắc phục trong xây dựng phẩm chất đạo đức của PN VN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp cùng tham gia
Phương pháp làm việc theo nhóm
Phương pháp chia sẻ kinh nghiệm
NỘI DUNG
Khái niệm phẩm chất đạo đức
Phụ nữ Việt Nam có những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp nào?
Tại sao phải đặt ra vấn đề tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH, HĐH?
Phẩm chất đạo đức “Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu”
Cần làm gì để người phụ nữ có được các phẩm chất đạo đức “Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu”?
Phẩm chất đạo đức
Phẩm chất đạo đức là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị của một con người. Dựa vào khung chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá các hành vi của con người tốt hay xấu, có lợi hay có hại, về những điều được khuyến khích, hoặc cấm kị.
Hành vi đạo đức bị lên án: là những hành vi tội ác, vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội một cách nghiêm trọng (phản bội Tổ quốc, giết người, cướp bóc, hiếp dâm, ngược đãi cha mẹ…)
Hành vi đạo đức được khuyến khích: phù hợp luật pháp, chuẩn mực đạo đức (tôn trọng và tuân thủ pháp luật, hiếu nghĩa với cha mẹ, yêu thương con trẻ, trên kính dưới nhường, cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ, không đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích gia đình, cộng đồng, xã hội…)
Hành vi đạo đức được ca ngợi, tôn vinh: hành động cao cả xả thân vì nghĩa lớn hoặc quên mình vì người khác (sẵn sàng cống hiến, hy sinh vì đất nước, nhân dân, bảo vệ cách mạng; xả thân để cứu giúp người khác …)
II. CƠ SỞ NỀN TẢNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM
1. Vai trò của người PNVN trong lịch sử:
- Lịch sử nhân loại trải qua thời kỳ mẫu hệ và chế độ mẫu quyền: phụ nữ làm chủ gia đình, dòng họ; có vai trò lớn trong sinh hoạt kinh tế, đời sống xã hội, văn hóa tinh thần.
- Trong thời đại nguyên thủy: phụ nữ hái lượm, tham gia săn bắt, chăn nuôi, thủ công, việc nhà…
- Thời đại xã hội có giai cấp: có vai trò quan trọng trong chiến đấu, lao động SX, giữ gìn bản sắc VHDT & trong gia đình.
Vai trò của người PNVN trong LS (tiếp)
- Việt Nam là cội nguồn của nền nông nghiệp lúa nước. Trong quá trình phát triển của nền văn minh lúa nước, người phụ nữ luôn đóng vai trò trụ cột trong lao động sản xuất. “Trên chặng đường chuyển hóa từ mẫu hệ sang phụ hệ và cả mãi về sau này nữa - XHVN cổ truyền đã thừa hưởng và bảo lưu một truyền thống vững chắc và tốt đẹp: Đó là vai trò quan trọng của người đàn bà, người mẹ, trong gia đình, ngoài xã hội” (Cố GS Sử học Trần Quốc Vượng)
- Tục thờ nữ thần của người Việt đã xuất hiện từ lâu đời và phát triển qua các thời kỳ lịch sử. Dân gian VN vừa kính cha vừa ơn mẹ; Người mẹ có tầm quyết định đối với sự phát triển của đứa con về nhiều mặt; Có khi người vợ được coi trọng hơn cả người chồng.
Hình ảnh
người phụ nữ Việt Nam
trong văn học dân gian
Hình ảnh phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
Gái thì lo việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là báo hiếu sau là vinh thân
“Ai đi theo chúa Tây Sơn
Em về cày cuốc mà thương mẹ già”
“Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.
“Trên đất nước nghìn năm chảy máu,
Nghìn năm người con gái vẫn cầm gươm”
“Khen thay trí lực đàn bà
Bắc Ninh tài tướng bà Ba Cai Vàng”
“Suối vàng gạt lệ gặp bà Trưng
Máu thấm hồn quyên khóc thảm thương
Lạy Phật: thân này còn hóa kiếp
Tay binh nghìn cánh, cánh nghìn gươm”…
NỮ SĨ HỒ XUÂN HƯƠNG
Làm lẽ
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có như không
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công
Thân này ví biết duờng này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong
2. Các yếu tố tác động vào quá trình hình thành phẩm chất đạo đức truyền thống của người Phụ nữ VN.
2.1. Điều kiện tự nhiên, sản xuất và kinh tế
- Thiên nhiên nhiệt đới, khí hậu thất thường, thường xuyên xảy ra thiên tai nghiêm trọng. Để tồn tại, phát triển con người Việt Nam phải:
+ Thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên: mưu trí, kiên trì, sáng tạo và linh hoạt.
+ Cần cù, chăm chỉ, lo toan, đoàn kết, tương thân tương ái, hợp tác trong sản xuất và đời sống.
Phụ nữ trong khoa học & trong lao động sản xuất (thời kỳ chiến tranh).
LỰC LƯỢNG
SÁNG TẠO
VĂN HOÁ
VAI TRÒ VỐN CÓ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
2. 2. Điều kiện văn hóa, chính trị, xã hội
- Do vị trí địa chính trị quan trọng, nước ta luôn bị kẻ thù ngoại bang nhòm ngó.
- XHPK hà khắc, PN VN đã kiên trì đấu tranh chống áp bức xã hội, chống bất bình đẳng trong đời sống gia đình.
- Ảnh hưởng các tôn giáo: tư tưởng Nho giáo về đạo đức “công, dung, ngôn, hạnh”; Phật giáo về đạo “từ bi, hỷ xả”, “cứu khổ, cứu nạn”, “tu nhân, tích đức”; tư tưởng “bác ái” của Thiên Chúa giáo.
- Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh, PNVN đã tiếp thu những tư tưởng nhân văn cách mạng về giải phóng dân tộc, giải phóng con người, giải phóng phụ nữ.
* Những điều kiện trên đã tạo nên phẩm chất đạo đức của người PNVN: chịu đựng và nhường nhịn để hướng tới sự hòa thuận trong gia đình và ổn định trong xã hội; anh dũng, bất khuất, hy sinh xương máu, hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình để bảo vệ nền độc lập dân tộc; góp phần hình thành, bảo tồn, trao truyền qua các thế hệ và phát huy các phẩm chất đạo đức của dân tộc.
Những trang sử cũ và những nguồn tư liệu đã phản ánh hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử:
- Lao động thông minh, cần cù
- Là trụ cột gia đình, nuôi già, dạy trẻ
- Là người nghệ sĩ tài hoa, sáng tạo và bảo vệ văn hóa dân tộc.
- Là người chiến sĩ giữ nước kiên cường, bất khuất.
Vậy những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của PN VN được biểu hiện cụ thể như thế nào ? Có mặt hạn chế, tiêu cực không ?
III. NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM.
1. Đảm đang
2. Yêu nước, trung thành với Tổ quốc
3. Nhân ái, nghĩa tình
4. Thủy chung
5. Đức hy sinh
1. Đảm đang
Chăm lo việc nhà
Đảm đang nuôi dạy con cái:
- Làm tròn thiên chức cao cả của người mẹ: Sinh đẻ, nuôi dưỡng, chăm sóc để con khôn lớn trưởng thành
- Làm người thầy đầu tiên của con: dạy dỗ, bảo ban con nết ăn, nết ở, truyền cho con tình yêu thương và nghị lực để con vững bước vào đời.
Đảm đang lo toan cho chồng
- Là người bạn đời, cùng chồng thực hiện tất cả các chức năng của gia đình
- Là người có tình thương, trách nhiệm, tinh tế, nhạy cảm, giữ gìn và vun đắp tình yêu vợ chồng
- Đóng góp trong sự thành đạt của chồng
1. Đảm đang
Đảm đang lo toan cho gia đình chồng
Trong gia đình Việt Nam, người con dâu có vị thế hết sức quan trọng:
- Là cầu nối giữa các thế hệ trong gia đình, làm cân bằng tình cảm trong các mối quan hệ gia đình họ tộc,
- Là nhân tố có vai trò quyết định tạo nên tổ ấm gia đình: “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”.
- Được xem là “nội tướng” trong gia đình.
1. Đảm đang
Đảm đang sản xuất, kinh doanh
- Trong sản xuất nông nghiệp, người phụ nữ làm tròn tất cả các khâu: cày, bừa, gieo, cấy, chăm bón, thu hoạch, đến hong phơi, cất giữ các nông sản…;
- Các nghề khác:
Trồng dâu, chăn tằm, dệt vải
Làm giấy, trồng hoa
Buôn bán…
1. Đảm đang
Đảm đang công việc xã hội
- Trong XHPK, phụ nữ Việt Nam đã có sự tham gia vào việc quản lý đất nước. Lịch sử đã ghi nhận nhiều tấm gương và năng lực của phụ nữ đã tham gia chính sự (Thái hậu Dương Vân Nga, Nguyên phi Ỷ Lan, thời nhà Lý; Bích Châu - Chế Thắng phu nhân thời Trần; Đạm Phương Nũ Sử -đầu thế kỷ XX ...).
- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhất là cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, phẩm chất đảm đang của người phụ nữ Việt Nam đã trở thành mốc son chói lọi với phong trào "Ba đảm đang", cụ thể như sau:
Đảm nhiệm sản xuất, công tác, thay thế cho nam giới đi chiến đấu;
Đảm nhiệm gia đình, khuyến khích chồng con yên tâm chiến đấu;
Đảm nhiệm phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu khi cần.
VAI TRÒ VỐN CÓ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
LỰC LƯỢNG
TRỰC TIẾP
SẢN XUẤT
2- Yêu nước, trung thành với Tổ quốc
- Lòng yêu nước và phẩm chất anh hùng, bất khuất của PNVN thể hiện qua truyền thống bảo vệ tổ quốc “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, hăng hái góp sức xây dựng đất nước.
- Thời phong kiến: Hai Bà Trưng (Khởi nghĩa năm 40), Bà Triệu (Khởi nghĩa năm 248), Nữ tướng Bùi Thị Xuân (Khởi nghĩa Tây Sơn)...
- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ: Nhiều phụ nữ anh hùng: Nữ tướng Nguyễn Thị Định, chị Út Tịch...; Nhiều nữ chiến sĩ cách mạng bị giặc tù đầy, giam cầm, tra tấn chết đi sống lại vẫn một lòng trung kiên với Đảng, với cách mạng: Chị Nguyễn Thị Minh Khai, chị Trần Thị Lý...
- Trong sự nghiệp Xây dựng Tổ quốc:
CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
(40 – 43)
TRIỆU THỊ TRINH (225 – 248)
NỮ TƯỚNG BÙI THỊ XUÂN
Công chúa ngọc hân
Các nữ du kích ở Địa đạo Củ Chi, Nam bộ Việt Nam.
THAM GIA
XÂY DỰNG
VÀ
BẢO VỆ
TỔ QUỐC
VAI TRÒ VỐN CÓ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
3. Nhân ái, nghĩa tình
Phẩm chất nhân ái, nghĩa tình có cội nguồn sâu xa từ bản chất và trái tim nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam.
- Biểu hiện cụ thể:
Tình cảm yêu thương trong gia đình
Coi trọng tình làng nghĩa xóm, tình cảm bạn bè, đồng nghiệp, sống hòa mình vào tập thể
Lối sống tình nghĩa, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”,
Tình thương người như thể thương thân, “lá lành đùm lá rách”.
4. Thủy chung
- Thủy chung trong tình vợ chồng, tình yêu nam nữ:
Hình ảnh hòn vọng phu - đá trông chồng.
Dồn tất cả tâm tư, tình cảm, sức lực cho việc vun đắp hạnh phúc gia đình.
- Thủy chung với cộng đồng, với đất nước:
Trong đối nhân xử thế, trong quan hệ giữa người với người, PNVN luôn là những người rất đề cao tình nghĩa, coi trọng đạo lý làm người.
Với bạn bè, họ thường rất thân thiết, gắn bó, đói no, sướng khổ cũng không phụ nhau.
Với bà con lối xóm, họ luôn gần cận, chia ngọt sẻ bùi, láng giềng "tắt lửa tối đèn có nhau".
Trong tình đồng chí, đồng đội, họ là những sống chết có nhau.
5. Đức hy sinh
Phụ nữ Việt nam đã hy sinh thầm lặng, quên mình cho gia đình và cho đất nước:
- Hy sinh cho gia đình: Quên nhu cầu hưởng thụ của bản thân để dành mọi sự chăm lo cho chồng, con, cha mẹ.
- Hy sinh cho đất nước: Hy sinh tính mạng và hạnh phúc của bản thân và gia đình
Tiễn chồng, tiễn con, rồi lại tiễn cháu lên đường tham gia chiến đấu.
Sẵn sàng hiến dâng bản thân và những người thân yêu nhất vì nền độc lập của dân tộc và thống nhất Tổ quốc.
Không tiếc sức người sức của đóng góp cho cách mạng.
III. Một số khía cạnh hạn chế, tiêu cực trong đạo đức của PNVN trước kia.
Do XHPK trọng nam, khinh nữ, đặt ra yêu cầu, đòi hỏi khắt khe đối với PN; những ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông.
An phận, tự ti
Cam chịu, thụ động
Ích kỷ, đố kỵ, thiển cận, hẹp hòi,
Khắt khe tới cay nghiệt
Nhẹ dạ, cả tin
Hy sinh tới quên bản thân mình
III. Tại sao phải đặt ra vấn đề tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH, HĐH?
Mở đầu: Trong thời kì CNH, HĐH, hội nhập khu vực và thế giới, xã hội Việt Nam đang trải qua những thay đổi có tính chất bước ngoặt.
Dù ít hay nhiều, ở một mức độ nhất định, thay đổi ấy đã và đang tạo ra những tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tới phẩm chất đạo đức con người nói chung, người phụ nữ nói riêng từ hai phía: ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực.
Vậy thời kì CNH, HĐH có những thách thức, tác động như thế nào tới vấn đề giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kì CNH, HĐH đất nước?
Thách thức đối với phụ nữ
Thách thức đối với xã hội
BẤT
BÌNH
ĐẲNG
GIỚI
ĐÓI NGHÈO
CẢN TRỞ
SỰ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG
1. Những tác động tích cực:
Quan niệm về đạo đức của người phụ nữ cởi mở hơn
Môi trường pháp lý về bình đẳng giới tiến bộ hơn
Cơ hội học tập, giao lưu, tiếp cận thông tin rộng rãi hơn, phụ nữ có nhiều lựa chọn hơn, có ý thức hơn về giá trị bản thân
Từ những tác động tích cực trên, phụ nữ có điều kiện thuận lợi để phát triển các phẩm chất:
Chủ động, năng động, sáng tạo
Có bản lĩnh, chính kiến
Linh hoạt, dễ thích nghi
Có ý chí, nghị lực, tự tin, khắc phục được tâm lý tự ti, an phận, dựa dẫm
2. Những tác động tiêu cực
Tác động khuynh đảo của đồng tiền và lối sống cá nhân, ích kỷ
Môi trường cạnh tranh, tạo quá nhiều áp lực trong cuộc sống
Tác động của văn hóa ngoại lai, của mặt trái nền kinh tế thị trường.
Tất cả những tác động tiêu cực nói trên dẫn tới hiện tượng lệch chuẩn về đạo đức:
Quá coi trọng lợi ích cá nhân (đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích gia đình, tập thể, xã hội).
Thích hưởng thụ, lười lao động
Lối sống giả dối, thực dụng, ích kỷ, chạy theo đồng tiền
Sống buông thả, sống gấp
Bàng quan, vô cảm, dễ phát sinh bạo lực và tội ác
Tóm lại, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước xuất phát từ những lí do sau:
Một là: Thực trạng xã hội có sự xuống cấp và đặt ra nhiều vấn đề về đạo đức, lối sống
Hai là: Phụ nữ có vai trò và ảnh hưởng đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, giá trị đạo đức trong mỗi gia đình và cộng đồng, xã hội (Giáo dục một người đàn ông chỉ được một người đàn ông; giáo dục một người phụ nữ được một gia đình, giáo dục một người thầy được một thế hệ).
Ba là: Cần có sự chủ động định hướng rõ các giá trị đạo đức phù hợp với đặc điểm thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế mà người phụ nữ Việt Nam cần hướng tới, giúp người phụ nữ có đủ bản lĩnh, sức đề kháng trước những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập.
IV- 4 phẩm chất đạo đức cần đặc biệt coi trọng trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế:
1- Khái niệm:
- Tự trọng: Coi trọng, giữ gìn phẩm cách, tư cách, danh dự của mình.
- Tự tin: Tin vào bản thân mình.
- Đảm đang: Lo toan được việc nhà, làm tốt công việc xã hội.
- Trung hậu: Trung thực, nhân hậu trong quan hệ ứng xử.
2- Biểu hiện của các phẩm chất đạo đức:
2.1- Phẩm chất tự trọng:
2.2- Phẩm chất tự tin.
2.3- Phẩm chất đảm đang:
2.4- Phẩm chất trung hậu
3- Mối quan hệ giữa 4 phẩm chất
Các phẩm chất «tự trọng, tự tin, đảm đang, trung hậu» có mối quan hệ hữu cơ; phẩm chất này là tiền đề, điều kiện, cơ sở, kết quả của phẩm chất kia và ngược lại. Đây là những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp cần được phát huy mạnh mẽ trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
3- Tại sao trong thời kỳ CNH, HĐH phụ nữ cần có 4 phẩm chất đạo đức nêu trên?
3.1- Với bản thân: Nắm bắt cơ hội, tận dụng được những yếu tố tích cực; Tránh những tác động tiêu cực; Vượt qua những thách thức
3.2- Với gia đình: Thực hiện tốt vai trò, thiên chức của người phụ nữ trong gia đình; Tác động tích cực tới các thành viên trong gia đình; Cơ sở để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
3.3- Với xã hội: Thực hiện tốt trách nhiệm công dân; Tác động tích cực tới cộng đồng, xã hôi; Góp phần tích cực xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
4- Làm gì để là người PN «tự trọng, tự tin, đảm đang, trung hậu»?
4.1- Nhận thức đúng, đầy đủ về 4 phẩm chất và sự cần thiết phải rèn luyện để có được những phẩm chất đó.
4.2- Nhìn nhận rõ những yếu tố cản trở để khắc phục
- Định kiến xã hội đối với phụ nữ
- Sai lầm, yếu kém, khiếm khuyết của bản thân
- Hoàn cảnh không thuận lợi, kém may mắn
4.3- Ý thức đúng về vai trò phụ nữ, giá trị bản thân, trách nhiệm xã hội.
- Tự hào chính đáng về truyền thống vẻ vang của PNVN, tự tin về vai trò của PN trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập.
- Có niềm tin vào ý chí, năng lực, bản lĩnh và phẩm chất tốt đẹp của bản thân mình, của mỗi con người.
- Xác định rõ trách nhiệm XH trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức.
4.4- Không ngừng học tập và rèn luyện bản thân.
Chủ động tích cực học tập; Tự giác, thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng; Chiến thắng được bản thân, vượt qua chính mình.
4.5- Tác động tới những người xung quanh.
- Người thân trong gia đình.
- Bà con, đồng chí, đồng nghiệp...
TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM
Trong thời kỳ kháng chiến:
ANH HÙNG, BẤT KHUẤT,
TRUNG HẬU, ĐẢM ĐANG
Trong thời kỳ đổi mới:
TRUNG HẬU, ĐẢM ĐANG,
TÀI NĂNG, ANH HÙNG
GIỎI VIỆC NƯỚC, ĐẢM VIỆC NHÀ
V- Kết luận:
Người phụ nữ VN trong thời đại CNH, HĐH, hội nhập
quốc tế cần phải hội tụ 4 phẩm chất “tự trọng, tự tin, đảm đang, trung hậu” để nắm bắt cơ hội, tận dụng những yếu tố tích cực; trách những tác động tiêu cực; vượt qua thách thức trong cuộc sống; thực hiện tốt vai trò, thiên chức của người phụ nữ trong gia đình, trách nhiệm công dân trong XH; tác động tích cực đến các thành viên trong gia đình; có cơ sở để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững tác động tích cực tới cộng đồng và xã hội,/-
BÊN CẠNH ÁNH SÁNG LUNG LINH
CỦA CÁC VÌ SAO CÒN CÓ ÁNH SÁNG
ÊM DỊU VÀ HUYỀN BÍ CỦA
TÂM HỒN NGƯỜI PHỤ NỮ
(Victor Huygo)
Chuyện kể : Yêu mến, kính trọng
Hứa Doãn mới cưới Nguyễn Thị về thấy nàng kém nhan sắc muốn bỏ, bèn hỏi Nguyễn Thị rằng : “ Đàn bà có tứ đức, nàng được mấy đức?” Nguyễn Thị bình thản trả lời : “ Thưa Thiếp đây chỉ kém có dung thôi.” rồi nàng hỏi lại chồng mình : “ Kẻ sĩ có bách hạnh, dám hỏi chàng được mấy hạnh.” Hứa Doãn đáp : “ Ta đây đủ bách hạnh.” Nguyễn Thị nói : “ Bách hạnh thì đức là đầu, chàng là người hiếu sắc, không hiếu đức, sao dám nói là có đủ bách hạnh được ?” Hứa Doãn nghe nói im lặng, xấu hổ và xin lỗi Nguyễn Thị. Từ đó vợ chồng họ sống hạnh phúc .
CHÂN THÀNH CÁM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Ngọc Hiền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)