Phẩm bình nhân vật lịch sử (1)
Chia sẻ bởi Trần Thanh Thảo |
Ngày 10/05/2019 |
107
Chia sẻ tài liệu: Phẩm bình nhân vật lịch sử (1) thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
PHẨM BÌNH NHÂN VẬT LỊCH SỬ
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)
LÊ VĂN HƯU
Lê Văn Hưu (chữ Hán: 黎文休;1230-1322) là nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách này không còn nhưng nhờ nó mà sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư
Lê Văn Hưu người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc xã Triệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Một giai thoại về Lê Văn Hưu thuở bé:
Một hôm đi ngang qua lò rèn, thấy người ta đang làm những cái dùi sắt, Lê Văn Hưu muốn xin một cái để làm dùi đóng sách. Người thợ rèn thấy thấy vậy, bèn ra một vế đối:
Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi ph phò đúc nên dùi vở.
Lê Văn Hưu liền đối:
-Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyên.
Năm Đinh Mùi 1247, Lê Văn Hưu đi thi, đỗ Bảng nhãn. Đây là khoa thi đầu tiên ở Việt Nam có đặt danh hiệu tam khôi. Nguyễn Hiền 12 tuổi đỗ trạng nguyên. Đặng Ma La 14 tuổi đỗ thám hoa. Lê Văn Hưu 17 tuổi đỗ bảng nhãn.
Sau khi thi đỗ, ông được giữ chức Kiểm pháp quan, rồi Binh bộ Thượng thư, sau đó Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện giám tu. Ông cũng là thầy học của thượng tướng Trần Quang Khải.
Trong thời gian làm việc ở Quốc sử Viện, theo lệnh vua Trần Thái Tông, Lê Văn Hưu đã hoàn thành việc biên soạn Đại Việt sử ký - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam - ghi lại những sự việc quan trọng chủ yếu trong một thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ Triệu Vũ đế - tức Triệu Đà - cho tới Lý Chiêu Hoàng. Đại Việt sử ký tất cả gồm 30 quyển, hoàn thành năm 1272 và được Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen.
Đến nay bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu không còn, nhưng những lời nhận xét của ông vẫn được ghi lại trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, gồm 29 đoạn ghi rõ: "Lê Văn Hưu viết...". Trong bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: "Văn Hưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phu Tiên là bậc cổ lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà, tìm khắp các tài liệu còn sót lại, tập hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa, thế là được rồi."
Lê Văn Hưu mất ngày 23 tháng ba năm Nhâm Tuất 1322, thọ 92 tuổi. Ông được an táng ở cánh đồng xứ Mả Giòm, thuộc địa phận xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay ở đó vẫn còn phần mộ với tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 20 - 1867, khắc ghi tiểu sử và một bài minh ca tụng tài đức, sự nghiệp của ông. Ở xã Thiệu Trung, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa có nhà thờ Lê Văn Hưu.
VỀ TRƯNG VƯƠNG
Một trong những bài thơ quen thuộc nhất đối với người Việt viết như sau:
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Hai Bà thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.
TRƯNG TRẮC
TRƯNG NHỊ
CƯỠI VOI
Sơ Lược về 2 Bà Trưng:
Hai Bà Trưng (mất năm 43) là tên gọi chung của Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai chị em (nhiều tài liệu nói là sinh đôi) được xem là anh hùng dân tộc của người Việt. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Hán dưới sự lãnh đạo của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử.
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)
LÊ VĂN HƯU
Lê Văn Hưu (chữ Hán: 黎文休;1230-1322) là nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách này không còn nhưng nhờ nó mà sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư
Lê Văn Hưu người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc xã Triệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Một giai thoại về Lê Văn Hưu thuở bé:
Một hôm đi ngang qua lò rèn, thấy người ta đang làm những cái dùi sắt, Lê Văn Hưu muốn xin một cái để làm dùi đóng sách. Người thợ rèn thấy thấy vậy, bèn ra một vế đối:
Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi ph phò đúc nên dùi vở.
Lê Văn Hưu liền đối:
-Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyên.
Năm Đinh Mùi 1247, Lê Văn Hưu đi thi, đỗ Bảng nhãn. Đây là khoa thi đầu tiên ở Việt Nam có đặt danh hiệu tam khôi. Nguyễn Hiền 12 tuổi đỗ trạng nguyên. Đặng Ma La 14 tuổi đỗ thám hoa. Lê Văn Hưu 17 tuổi đỗ bảng nhãn.
Sau khi thi đỗ, ông được giữ chức Kiểm pháp quan, rồi Binh bộ Thượng thư, sau đó Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện giám tu. Ông cũng là thầy học của thượng tướng Trần Quang Khải.
Trong thời gian làm việc ở Quốc sử Viện, theo lệnh vua Trần Thái Tông, Lê Văn Hưu đã hoàn thành việc biên soạn Đại Việt sử ký - bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam - ghi lại những sự việc quan trọng chủ yếu trong một thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ Triệu Vũ đế - tức Triệu Đà - cho tới Lý Chiêu Hoàng. Đại Việt sử ký tất cả gồm 30 quyển, hoàn thành năm 1272 và được Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen.
Đến nay bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu không còn, nhưng những lời nhận xét của ông vẫn được ghi lại trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, gồm 29 đoạn ghi rõ: "Lê Văn Hưu viết...". Trong bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: "Văn Hưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phu Tiên là bậc cổ lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà, tìm khắp các tài liệu còn sót lại, tập hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa, thế là được rồi."
Lê Văn Hưu mất ngày 23 tháng ba năm Nhâm Tuất 1322, thọ 92 tuổi. Ông được an táng ở cánh đồng xứ Mả Giòm, thuộc địa phận xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay ở đó vẫn còn phần mộ với tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 20 - 1867, khắc ghi tiểu sử và một bài minh ca tụng tài đức, sự nghiệp của ông. Ở xã Thiệu Trung, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa có nhà thờ Lê Văn Hưu.
VỀ TRƯNG VƯƠNG
Một trong những bài thơ quen thuộc nhất đối với người Việt viết như sau:
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Hai Bà thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.
TRƯNG TRẮC
TRƯNG NHỊ
CƯỠI VOI
Sơ Lược về 2 Bà Trưng:
Hai Bà Trưng (mất năm 43) là tên gọi chung của Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai chị em (nhiều tài liệu nói là sinh đôi) được xem là anh hùng dân tộc của người Việt. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Hán dưới sự lãnh đạo của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thanh Thảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)