PCTNTT

Chia sẻ bởi Nguyễn Trọng Diễn | Ngày 02/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: PCTNTT thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Phần thứ nhất
CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
TRUNG HỌC CƠ SỞ
Báo cáo viên: TS. Trần Văn Thắng
Hoạt động cá nhân
Nhiệm vụ:
- Tự nghiên cứu chương trình.
- Trả lời câu hỏi:
1/ Theo anh/chị, tên bài, địa chỉ tích hợp trong chương trình tích hợp GDATGT đã hợp lý chưa? Vì sao?
2/ Nội dung tích hợp GDATGT đã phù hợp chưa? Vì sao?
CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
TRUNG HỌC CƠ SỞ
I - Lớp 6
Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Địa chỉ: Tích hợp vào mục c trong Nội dung bài học: Mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước CHXHCNVN.
- Nội dung tích hợp: Chấp hành pháp luật, trong đó có pháp luật giao thông là nghĩa vụ của mọi công dân.
1/ Công dân có nghĩa vụ đối với Nhà nước, trong đó có nghĩa vụ chấp hành pháp luật > Nghĩa vụ chấp hành pháp luật giao thông.
2/ Chấp hành pháp luật giao thông là thực hiện đúng các quy định pháp luật khi tham gia giao thông trong từng trường hợp cụ thể: Khi đi bộ, đi xe đạp, ngồi trên xe máy,…
Bài 14: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông
- Địa chỉ: Tích hợp vào toàn bộ nội dung bài học.
- Nội dung tích hợp:
1/ Nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn giao thông: 4 nguyên nhân.
2/ Một số quy định:
• Đối với người đi bộ



• Đối với người đi xe đạp;
• Đối với người ngồi trên xe máy;
• Đối với trẻ em.
3/ Tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng:
• Tín hiệu đèn giao thông: xanh, đỏ, vàng.
• Một số biến báo thông dụng: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh.
II - Lớp 7
Bài 3: Tự trọng
- Địa chỉ: Tích hợp vào mục a trong Nội dung bài học: Biểu hiện của người có tính tự trọng là: Không để người khác phải nhắc nhở, chê trách.
- Nội dung tích hợp: Người có tính tự trọng là người biết tự giác chấp hành pháp luật giao thông, không để người khác phải nhắc nhở.
Tự giác như thế nào?
+ Chấp hành đúng quy định pháp luật giao thông, dù có CSGT hay không có.
Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa
- Địa chỉ: Tích hợp vào mục a trong Nội dung bài học: Gia đình văn hóa là gia đình thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
- Nội dung tích hợp: Trong gia đình văn hóa, mọi thành viên có nghĩa vụ nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật giao thông.
+ Gia đình nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật giao thông là thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, là tiêu chuẩn của gia đình văn hóa.
+ Mọi thành viên trong gia đình đều chấp hành pháp luật giao thông là cùng góp phần xây dựng gia đình văn hóa.
Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở
- Địa chỉ: Tích hợp vào muc c và d trong Nội dung bài học.
- Nội dung tích hợp:
1/ UBND xã (phường, thị trấn) bảo đảm việc chấp hành pháp luật về ATGT ở địa phương, trong đó có pháp luật giao thông.
2/ Tự giác chấp hành pháp luật về ATGT là tôn trọng, giúp đỡ UBND trong việc bảo đảm chấp hành pháp luật ở địa phương > ý thức trách nhiệm công dân.
III - Lớp 8
Bài 5: Pháp luật và kỉ luật
- Địa chỉ: Tích hợp vào mục 1, 4, 5 trong Nội dung bài học.
- Nội dung tích hợp:
1/ Pháp luật về an toàn giao thông là bắt buộc chung đối với mọi người tham gia giao thông, ai cũng phải thực hiện.
2/ Pháp luật về an toàn giao thông tạo điều kiện cho xã hội phát triển theo trật tự, không hỗn loạn, tránh được tai nạn cho con người.
Bài 21: Pháp luật nước CHXHCNVN
- Địa chỉ: Tích hợp vào mục 2 (a, c) và 4 trong Nội dung bài học.
- Nội dung:
1/ Pháp luật về an toàn giao thông là những quy tắc xử sự chung, phổ biến đối với tất cả mọi người trong xã hội, không phân biệt.
2/ Pháp luật về an toàn giao thông bắt buộc chung đối với mọi người, ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định.
3/ Pháp luật về an toàn giao thông là công cụ để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ở thành phố, nông thôn và trên các tuyến đường giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã.
IV - Lớp 9
Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
- Địa chỉ: Tích hợp vào mục 1 và 2 trong Nội dung bài học
- Nội dung tích hợp:
1/ Vi phạm pháp luật về an toàn giao thông là vi phạm hành chính, không thực hiện đúng quy định đối với người tham gia giao thông:
• Người tham gia giao thông làm trái quy định của pháp luật giao thông.
• Người tham gia giao thông xâm phạm quy tắc quản lí hành chính của Nhà nước.
2/ Người vi phạm pháp luật về an toàn giao thông phải chịu trách nhiệm hành chính, cụ thể là bị xử lí vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật:
• Cảnh cáo;
• Phạt tiền;
• Thu giữ phương tiện vi phạm.
Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
- Địa chỉ: Tích hợp vào mục 1, 2 và 4 trong Nội dung bài học.
- Nội dung:
1/ Thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông là tuân theo pháp luật về an toàn giao thông:
• Thực hiện đúng quy định pháp luật khi tham gia giao thông.
• Thực hiện đúng pháp luật một cách thường xuyên.
2/ Người tuân theo pháp luật về an toàn giao thông là người sống có đạo đức:
• Góp phần thực hiện trật tự, an toàn giao thông.
• Tránh được tai nạn giao thông cho mình và cho người khác.

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trọng Diễn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)