PBCDV về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển

Chia sẻ bởi Bùi Văn Tuyển | Ngày 18/03/2024 | 18

Chia sẻ tài liệu: PBCDV về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển thuộc Triết học

Nội dung tài liệu:

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬTVỀ MỐI LIÊN
HỆ PHỔ BIẾN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
Ths Bùi Văn Tuyển
Bộ môn: NNLCB CỦA CNMLN
SĐT: 0976.226.944
Email: [email protected]

HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
PHÂN VIỆN MIỀN NAM
KHOA LÝ LUẬN & KHOA HỌC CƠ SỞ
NỘI DUNG CHÍNH


Sự ra đời của Phép biện chứng duy vật
Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật

NỘI DUNG CHÍNH


Sự ra đời của Phép biện chứng duy vật


Phương pháp siêu hình
và phương pháp biện chứng?
Hai phương pháp nhận thức đối lập nhau trong lịch sử triết học.
PHƯƠNG PHÁP SIÊU HÌNH
Là phương pháp xem xét sự vật hiện tượng trong sự cô lập, tách biệt
không có sự liên hệ tác động lẫn nhau, nếu có liên hệ thì chỉ là liên hệ bên ngoài, ngẫu nhiên.
Phương pháp biện chứng xem xét sự vật hiện tượng
trong sự liên hệ tác động qua lại giữa chúng
PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG
Giữa các giống loài
không tồn tại mối liên hệ sinh thành - phát triển và chỉ có sự biến đổi về số lượng cùng loài
PHƯƠNG PHÁP SIÊU HÌNH
PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG
Giữa các giống loài
có tồn tại mối liên hệ sinh thành - phát triển
& biến đổi về chất trước sự tác động của môi trường sống
(Theo thuyết tiến hóa)
PHÉP BIỆN CHỨNG?

LÀ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NHẬN THỨC SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG
TRONG SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHÚNG
PBC CHẤT PHÁC
THỜI CỔ ĐẠI
PBC DUY VẬT HIỆN ĐẠI
PBC DUY TÂM
CỔ ĐIỂN ĐỨC
CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
Phép biện chứng chất phác thời cổ đại:
mang tính chất trực quan, thô sơ, chất phác
KIM
MỘC
THỦY
HỎA
THỔ
Phép biện chứng chất phác thời cổ đại
chưa thấy được những quy luật nội tại vận động và phát triển của sự vật hiện tượng
Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức
TIÊU BIỂU LÀ NHÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM KHÁCH QUAN G.V HÊGHEN
"Cái gì hợp lý thì tồn tại;
Cái gì tồn tại thì hợp lý"
(G.W.Ph. Hegen)
Do dựa trên nền thế giới quan duy tâm, phép biện chứng cổ điển Đức không thực sự khoa học
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Phép biện chứng duy vật là đỉnh cao của sự phát triển phép biện chứng; phản ánh đúng sự liên hệ, vận động, phát triển của thế giới.
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

THEO PH.ĂNGGHEN:
"Phép biện chứng chẳng qua là môn khoa học về những quy luật phổ biến
của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy"
LÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DỰA TRÊN QUAN ĐIỂM DUY VẬT
ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Chỉ nghiên cứu, khái quát những quy luật
chung nhất, phổ biến nhất trong cả 3 lĩnh vực
tự nhiên, xã hội và tư duy
Các quy luật của phép biện chứng duy vật là
phương pháp luận chung nhất cho sự nghiên cứu
của các ngành khoa học và của hoạt động thực tiễn
Phép biện chứng duy vật có sự thống nhất giữa
thế giới quan duy vật và phép biện chứng
VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
LÀ CÔNG CỤ SẮC BÉN ĐỂ NHẬN THỨC VÀ CẢI TẠO THẾ GIỚI
NỘI DUNG CHÍNH


II. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật

"MỐI LIÊN HỆ"?
SỰ
THỐNG NHẤT
Tính quy định
Tính tương tác
Tính biến đổi
HÀM NGHĨA CỦA KHÁI NIỆM
MỐI LIÊN HỆ
1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
Khái niệm triết học chỉ sự phụ thuộc, sự tác động,
quy định lẫn nhau giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hay giữa các sự vật với nhau
Khái niệm mối liên hệ là một khái niệm triết học nói nên rằng, thế giới là một chỉnh thể thống nhất, các sự vật, hiện tượng, quá trình cấu thành thế giới vừa tách biệt, vừa liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau.
"Mối liên hệ phổ biến"
"Mối liên hệ phổ biến"
Cơ sở của của mối liên hệ phổ biến
là ở tính thống nhất vật chất của thế giới
Tính chất của mối liên hệ?
Tính khách quan
Tính phổ biến
Mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới
là khách quan,vốn có của bản thân sự vật hiện tượng,
không phụ thuộc vào ý thức con người
Mối liên hệ chẳng những có ở mọi sự vật, hiện tượng mà
còn có ở các mặt, các yếu tố, các quá trình cấu thành sự vật,
hiện tượng, có ở mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
Tính phong phú và đa dạng của liên hệ còn thể hiện:
Liên hệ bên ngoài - liên hệ bên trong
Cơ bản - không cơ bản
Bản chất - không bản chất
Chủ yếu - thứ yếu
Tất nhiên - ngẫu nhiên...
Tính đa dạng, phong phú
Mối liên hệ của sự vật hiện tượng
là đa dạng, phong phú và vô cùng, vô tận.
Hơn nữa giữa chúng lại có sự biến đổi chuyển hóa cho nhau.
Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý
Quan điểm Toàn diện:
* Nhận thức sự vật, hiện tượng
phải nhận thức nó trong mối liên hệ qua lại với các sự vật, hiện tượng khác;
trong mối liên hệ giữa các thuộc tính, các bộ phận, các yếu tố cấu thành sự vật
* Trong hoạt động thực tiễn cải tạo sự vật, hiện tượng
phải có các giải pháp đồng bộ, toàn diện
Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý
Quan điểm Lịch sử - cụ thể
Cần phân loại đúng
vai trò, vị trí của các mối liên hệ cụ thể của sự vật
để có biện pháp thúc đẩy sự vật phát triển theo mục đích nhất định
KHÁI NIỆM "PHÁT TRIỂN"
2. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
Phát triển
từ vượn thành người
Tăng dân số
Phát triển là khái niệm dùng để khái quát quá trình vận động đi lên của sự vật thông qua các bước nhảy vọt về chất.
(Phát triển là quá trình biến đổi về chất theo hướng ngày càng hoàn thiện)
(Phát triển khác với tăng lên hay giảm đi về số lượng)
2. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
Quan điểm siêu hình: phủ nhận sự phát triển. Nếu có sự phát triển thì chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi về chất, không có sự ra đời của cái mới.
Quan điểm biện chứng: phát triển là một quá trình vận động tiến lên thông qua những bước nhảy vọt về chất, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời.
Nguồn gốc của sự phát triển là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập ở bên trong bản thân sự vật.
Hàng vạn năm
Khoảng
4000 năm
Cuối TK XX
Phát triển
của kỹ thuật và ứng dụng
Tính chất của sự phát triển
Tính khách quan:
Phát triển là quá trình tự thân của bản thân sự vật hiện tượng.
Nguyên nhân của phát triển là do sự đấu tranh giữa các mặt đối
lập bên trong sự vật hiện tượng.
Tính phổ biến:
Sự phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy;
phát triển là khuynh hướng chung của các sự vật hiện tượng
Tính đa dạng, phong phú:
Sự phát triển diễn ra với các hình thức, trình độ,
không gian và thời gian khác nhau ở các sự vật, hiện
tượng khác nhau.
Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý
Quan điểm phát triển:
* Khi xem xet sự vật, hiện tượng
phải đặt nó trong sự vận động phát triển,
phải phát hiện xu hướng biến đổi, chuyển hoá của chúng

* Trong quá trình phát triển, sự vật thường có cả sự biến đổi đi lên
lẫn những bước thụt lùi. Do đó, trước khó khăn, thất bại tạm thời
cần phải bình tĩnh, có niềm tin.
Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý
Quan điểm lịch sử - cụ thể:
* Khi xem xét sự vận động phát triển
của sự vật cần xem xét cả lịch sử quá trình phát triển
và các giai đoạn phát triển cụ thể của nó.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Văn Tuyển
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)