Oxi -ozon với vấn đề bảo vệ môi trường
Chia sẻ bởi Dương Thị Nhàn |
Ngày 10/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: oxi -ozon với vấn đề bảo vệ môi trường thuộc Hóa học 11
Nội dung tài liệu:
Bài thuyết trình nhóm 3
ÔXI - ÔZÔN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn: Cô Kiều Phương Hảo
Các thành viên nhóm 3 môn phương pháp k34B Hóa
Đại hội đồng liên hiệp quốc đã chọn ngày 5/6/1972 là ngày môi trường thế giới và giao chương trình môi trường (UNEP) của liên hiệp quốc trụ sở tại Nairobi kenya. Từ đó cho thấy môi trường đã trở thành vấn đề chung của toàn nhân loại và được toàn thế giới quan tâm
Và một trong những vấn đề chúng ta sẽ đề cập tới ngày hôm nay là “ôxi - ôzôn với những thay đổi khí hậu toàn cầu và chiến lược bảo vệ môi trường”
Nội dung chính
Vai trò của ôxi ôzôn trong đời sống
Thực trạng tầng ôzôn
Hành động của chúng ta ngày hôm nay !!
I. VAI TRÒ CỦA ÔXI ÔZÔN TRONG ĐỜI SỐNG
I. 1. Vai trò của ô xi
Ôxy là nguyên tố phổ biến nhất ở vỏ Trái Đất. Người ta ước tính nó chiếm 46.7% khối lượng của vỏ Trái Đất và 20% theo thể tích bầu khí quyển Trái Đất (là O2, ôxy phân tử, hay O3, ôzôn).
Ôxi có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của mỗi chúng ta
Ôxy rất cần thiết để duy trì sự hô hấp của con người và động thực vật.
Ôxy là chất dưỡng khí vì thế việc cung cấp bổ sung ôxy được thấy rộng rãi trong y tế.
Ôxy được sử dụng làm chất ôxy hóa có tác dụng trong nhiều phản ứng hữu cơ như lên men rượu
Ôxy lỏng được sử dụng làm chất ôxy hóa trong tên lửa đẩy..
Ôxy còn được sử dụng trong ngành công nghiệp như công nghệ hàn cũng như trong sản xuất thép và rượu mêtanol
I. 2. Vai trò của ôzôn
Ôzôn (O3) là một dạng thù hình của ôxy, trong phân tử của nó chứa ba nguyên tử ôxy thay vì hai như thông thường.
Ôzôn có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống sinh vật trên trái đất
Vì nó có khả năng hấp thụ toàn bộ những bức xạ cực tím của mặt trời với bước sóng từ 2900 – 2200 A0 có tác dụng hủy diệt mọi sinh vật trên trái đất
Sử dụng trong công nghiệp
Khử trùng nước uống trước khi đóng chai,
Khử các chất gây ô nhiễm có trong nước bằng phương pháp hóa học (sắt, asen, sulfuahidro, nitrit, và các chất hữu cơ phức tạp liên kết với nhau tạo ra "màu" của nước, ví dụ như các máy khử độc, lọc nước…
Hỗ trợ trong quá trình kết tụ (là quá trình kết tụ của các phân tử, được sử dụng trong quá trình lọc để loại bỏ sắt và asen),
Làm sạch và tẩy trắng vải (việc sử dụng để tẩy trắng được cấp bằng sáng chế),
Hỗ trợ trong gia công chất dẻo (plastic) để cho phép mực kết dính,
Đánh giá tuổi thọ của mẫu cao su để xác định chu kỳ tuổi thọ của cả lô cao su.
Sử dụng trong y tế
Là chất ảnh hưởng tới cân bằng chống oxi hóa hỗ trợ oxi hóa trong cơ thể
Liệu pháp ozon được sử dụng trong y học thử nghiệm
Ôzôn ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản
Ôzôn giúp loại bỏ vi rút gây bệnh và làm tôm luôn khỏe mạnh. Không cần đến các loại hóa chất có hại, và giúp các hộ nuôi tôm giống nuôi trồng tôm hữu cơ.
II. THỰC TRẠNG TẦNG ÔZÔN
II. 1. Quá trình hình thành tầng ozon
Tia cực tím phá vỡ phân tử oxi tạo thành oxi nguyên tử,
Oxi nguyên tử sau đó kết hợp với phân tử oxi chưa phá vỡ để thành ozon.
Các tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời phân hủy ozon thành phân tử oxi và nguyên tử oxi
Quá trình này cứ liên tục xảy ra gọi là chu trình ozon – oxi.
Tầng ozon lọc hầu hết các tia cực tím của mặt trời, tia gây hại cho phần lớn các sinh vật trên trái đất như ung thư da, đột biến gen, bệnh nan y…
II.2 Tình trạng lỗ thủng tầng ôzôn
Sự suy thoái tầng ozon bình lưu xảy ra mạnh mẽ ở nhiều nơi trên trái đất đặc biệt là ở hai cực trái đất. Và kích thước không ngừng tăng lên từ năm 1998 -2000 tăng từ 27,2 – 28.3 tr km2
Nhưng hiện nay theo nghiên cứu của các nhà khoa học của Liên Hiệp Quốc vừa được công bố khẳng định, tầng ozon bảo vệ phía ngoài Trái Đất đã không còn dấu hiệu mỏng đi mà có thể hồi phục phần lớn vào khoảng giữa thế kỷ này
II.3 Tác động của việc thủng tầng ozon
Tầng ozon bị mỏng và thủng dần, không còn đủ khả năng thực hiện chức năng của một tấm bảo vệ tất cả các sinh vật trên trái đất khỏi bức xạ UV, dẫn đến những tác động nghiêm trọng.
II.3.1 Đối với con người
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì nếu ozon ở tầng bình lưu giảm 1% sẽ làm :
+ bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất sẽ tăng 2% + tăng từ 0,6 - 0,8% số ca đục tinh thể + 2% ung thư da không sắc tố, 0,6% ung thư da ác tính
Tia UV gây ung thư da, đục thủy tinh thể, giảm miễn dịch, xáo trộn các kháng thể chống lại bệnh tật nhất là các bệnh truyền nhiễm.
II.3.2 Đối với động thực vật
Làm giảm số lượng các sinh vật phù du, các sinh vật thân mềm… và dẫn đến phá hủy chuỗi thức ăn của các sinh vật, hậu quả là một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Theo nghiên cứu ở châu nam cực bức xạ cực tím giảm
+23% năng suất sơ cấp ở thực vật phù du.
Nguồn thức ăn của:
+ 500 – 700tr tấn thân mền
+ 120 loài cá
+ 80 loài chim biển
+ 6 loài hải cẩu
+ 15 loài cá voi
II.4 Nguyên nhân gây thủng tầng ozon
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủng tầng ozon là khí CFCs (Chlorofluorocarbons – còn gọi là freons), thành phần làm lạnh trong ngành công nghiệp điện lạnh (tủ lạnh, máy lạnh…,), bình cứu hỏa, bình xịt..
Các dung dịch freon lỏng bay hơi, bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển, phá vỡ kết cấu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon. Các hóa chất này không có trong tự nhiên mà do con người tạo ra, trái đất bao bọc trong khí CFCs
Các dung dịch freon lỏng bay hơi CFCCl2 phân ly thành các gốc Cl* tự do tác động O3 tạo ra O phân tử và monooxit (ClO) phá hủy pt ozon
Từ đó O lại tác dụng với ClO tạo ra Cl*. Mỗi gốc tự do tạo ra có thể phá hủy 100000 phân tử ozon
Chính con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe dọa sức khỏe của chính mình
Các phản ứng dây chuyền diễn ra liên tục tới khi 1 nguyên tử clo hóa hợp và H có trong khí quyển và gây mưa axit
Các nguyên tử Br phân tử NO, OH - cũng có tính chất tương tự như Cl
OH- + O3 → HO2- + O2
HO2- + O3 → OH- + 2 O2
NO + O3 → NO2 + O2
NO2 + O3 → NO + 2O2
Quá trình kết thúc tạo ra mưa axit rơi xuống
II.5 Biện pháp khắc phục lỗ thủng tầng ozon
Nghị định thư Montreal – “Phao cứu sinh” cho tầng ôzôn
Nghị định thư Montreal ra đời nhằm hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất các-bon của clo và flo (CFC - chlorofluorocacbons) cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ôzôn khác như tetraclorit các-bon, các hợp chất của brôm (halon) và methylchloroform để bảo vệ tầng khí quyển có chức năng lọc ánh sáng mặt trời, ngăn chặn bức xạ tia cực tím có hại chiếu xuống, bảo vệ sự sống trên trái đất.
Nghị định thư Montreal được coi là điều ước quốc tế về môi trường thành công nhất từ trước đến nay với sự đồng thuận và tham gia của 100% các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, Nghị định thư cũng được tất cả các ngành, tập đoàn công nghiệp và người dân toàn cầu ủng hộ.
Được cụ thể hóa như sau:
Quản lí chất thải sao cho các chất có thể gây ô nhiễm môi trường không lan ra khí quyển, thủy quyển, thạch quyển.
Cắt giảm và tiến tới xóa bỏ việc sử dụng các CFC và halon (dẫn xuất chứa Cl, Br, F của metan, etan)
Thay đổi quy trình công nghệ sản xuất, đây là tiền đề của công nghệ ít hay không có chất phế thải.
Thực hiện quá trình hấp thụ hoặc chuyển sang sản phẩm khác ít độc hại hơn.
Việt Nam chính thức phê chuẩn Nghị định thư Montreal vào tháng 1 năm 1994
III. CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ HÔM NAY ?
Ánh sáng và nhiệt do Mặt trời mang lại là cần thiết đối với sự sống trên Trái đất, nhưng chúng mang theo những tia tử ngoại gây nhiều tác hại. Bảo vệ tầng ozon chính là bảo vệ chúng ta khỏi những tác hại này.
Tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Che chắn da, đeo kính râm, đội mũ nón khi đi ra ngoài nắng.
Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi trường
Tiết kiệm năng lượng, nước trong nhà và nơi làm việc.
Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có thể.
Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc.
Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại ghi trên nhãn “không có CFC”.
Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn.
Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều lần.
Bạn hãy vận động gia đình, bè bạn làm như bạn. Chúng ta sẽ có một cuộc sống “xanh” hơn. Đơn giản quá, phải không bạn? Nếu cả thế giới chung tay làm những điều này, sẽ tạo ra môi trường xanh và sạch cho tất cả mọi người.
Hãy bảo vệ hành tinh : Bây giờ hoặc không bao giờ !!
Hãy chung tay xây dựng một hành tinh xanh bạn nhé !!
Cám ơn sự quan tâm theo dõi của quý thầy cô và các bạn!
ÔXI - ÔZÔN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn: Cô Kiều Phương Hảo
Các thành viên nhóm 3 môn phương pháp k34B Hóa
Đại hội đồng liên hiệp quốc đã chọn ngày 5/6/1972 là ngày môi trường thế giới và giao chương trình môi trường (UNEP) của liên hiệp quốc trụ sở tại Nairobi kenya. Từ đó cho thấy môi trường đã trở thành vấn đề chung của toàn nhân loại và được toàn thế giới quan tâm
Và một trong những vấn đề chúng ta sẽ đề cập tới ngày hôm nay là “ôxi - ôzôn với những thay đổi khí hậu toàn cầu và chiến lược bảo vệ môi trường”
Nội dung chính
Vai trò của ôxi ôzôn trong đời sống
Thực trạng tầng ôzôn
Hành động của chúng ta ngày hôm nay !!
I. VAI TRÒ CỦA ÔXI ÔZÔN TRONG ĐỜI SỐNG
I. 1. Vai trò của ô xi
Ôxy là nguyên tố phổ biến nhất ở vỏ Trái Đất. Người ta ước tính nó chiếm 46.7% khối lượng của vỏ Trái Đất và 20% theo thể tích bầu khí quyển Trái Đất (là O2, ôxy phân tử, hay O3, ôzôn).
Ôxi có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của mỗi chúng ta
Ôxy rất cần thiết để duy trì sự hô hấp của con người và động thực vật.
Ôxy là chất dưỡng khí vì thế việc cung cấp bổ sung ôxy được thấy rộng rãi trong y tế.
Ôxy được sử dụng làm chất ôxy hóa có tác dụng trong nhiều phản ứng hữu cơ như lên men rượu
Ôxy lỏng được sử dụng làm chất ôxy hóa trong tên lửa đẩy..
Ôxy còn được sử dụng trong ngành công nghiệp như công nghệ hàn cũng như trong sản xuất thép và rượu mêtanol
I. 2. Vai trò của ôzôn
Ôzôn (O3) là một dạng thù hình của ôxy, trong phân tử của nó chứa ba nguyên tử ôxy thay vì hai như thông thường.
Ôzôn có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống sinh vật trên trái đất
Vì nó có khả năng hấp thụ toàn bộ những bức xạ cực tím của mặt trời với bước sóng từ 2900 – 2200 A0 có tác dụng hủy diệt mọi sinh vật trên trái đất
Sử dụng trong công nghiệp
Khử trùng nước uống trước khi đóng chai,
Khử các chất gây ô nhiễm có trong nước bằng phương pháp hóa học (sắt, asen, sulfuahidro, nitrit, và các chất hữu cơ phức tạp liên kết với nhau tạo ra "màu" của nước, ví dụ như các máy khử độc, lọc nước…
Hỗ trợ trong quá trình kết tụ (là quá trình kết tụ của các phân tử, được sử dụng trong quá trình lọc để loại bỏ sắt và asen),
Làm sạch và tẩy trắng vải (việc sử dụng để tẩy trắng được cấp bằng sáng chế),
Hỗ trợ trong gia công chất dẻo (plastic) để cho phép mực kết dính,
Đánh giá tuổi thọ của mẫu cao su để xác định chu kỳ tuổi thọ của cả lô cao su.
Sử dụng trong y tế
Là chất ảnh hưởng tới cân bằng chống oxi hóa hỗ trợ oxi hóa trong cơ thể
Liệu pháp ozon được sử dụng trong y học thử nghiệm
Ôzôn ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản
Ôzôn giúp loại bỏ vi rút gây bệnh và làm tôm luôn khỏe mạnh. Không cần đến các loại hóa chất có hại, và giúp các hộ nuôi tôm giống nuôi trồng tôm hữu cơ.
II. THỰC TRẠNG TẦNG ÔZÔN
II. 1. Quá trình hình thành tầng ozon
Tia cực tím phá vỡ phân tử oxi tạo thành oxi nguyên tử,
Oxi nguyên tử sau đó kết hợp với phân tử oxi chưa phá vỡ để thành ozon.
Các tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời phân hủy ozon thành phân tử oxi và nguyên tử oxi
Quá trình này cứ liên tục xảy ra gọi là chu trình ozon – oxi.
Tầng ozon lọc hầu hết các tia cực tím của mặt trời, tia gây hại cho phần lớn các sinh vật trên trái đất như ung thư da, đột biến gen, bệnh nan y…
II.2 Tình trạng lỗ thủng tầng ôzôn
Sự suy thoái tầng ozon bình lưu xảy ra mạnh mẽ ở nhiều nơi trên trái đất đặc biệt là ở hai cực trái đất. Và kích thước không ngừng tăng lên từ năm 1998 -2000 tăng từ 27,2 – 28.3 tr km2
Nhưng hiện nay theo nghiên cứu của các nhà khoa học của Liên Hiệp Quốc vừa được công bố khẳng định, tầng ozon bảo vệ phía ngoài Trái Đất đã không còn dấu hiệu mỏng đi mà có thể hồi phục phần lớn vào khoảng giữa thế kỷ này
II.3 Tác động của việc thủng tầng ozon
Tầng ozon bị mỏng và thủng dần, không còn đủ khả năng thực hiện chức năng của một tấm bảo vệ tất cả các sinh vật trên trái đất khỏi bức xạ UV, dẫn đến những tác động nghiêm trọng.
II.3.1 Đối với con người
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì nếu ozon ở tầng bình lưu giảm 1% sẽ làm :
+ bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất sẽ tăng 2% + tăng từ 0,6 - 0,8% số ca đục tinh thể + 2% ung thư da không sắc tố, 0,6% ung thư da ác tính
Tia UV gây ung thư da, đục thủy tinh thể, giảm miễn dịch, xáo trộn các kháng thể chống lại bệnh tật nhất là các bệnh truyền nhiễm.
II.3.2 Đối với động thực vật
Làm giảm số lượng các sinh vật phù du, các sinh vật thân mềm… và dẫn đến phá hủy chuỗi thức ăn của các sinh vật, hậu quả là một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Theo nghiên cứu ở châu nam cực bức xạ cực tím giảm
+23% năng suất sơ cấp ở thực vật phù du.
Nguồn thức ăn của:
+ 500 – 700tr tấn thân mền
+ 120 loài cá
+ 80 loài chim biển
+ 6 loài hải cẩu
+ 15 loài cá voi
II.4 Nguyên nhân gây thủng tầng ozon
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủng tầng ozon là khí CFCs (Chlorofluorocarbons – còn gọi là freons), thành phần làm lạnh trong ngành công nghiệp điện lạnh (tủ lạnh, máy lạnh…,), bình cứu hỏa, bình xịt..
Các dung dịch freon lỏng bay hơi, bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển, phá vỡ kết cấu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon. Các hóa chất này không có trong tự nhiên mà do con người tạo ra, trái đất bao bọc trong khí CFCs
Các dung dịch freon lỏng bay hơi CFCCl2 phân ly thành các gốc Cl* tự do tác động O3 tạo ra O phân tử và monooxit (ClO) phá hủy pt ozon
Từ đó O lại tác dụng với ClO tạo ra Cl*. Mỗi gốc tự do tạo ra có thể phá hủy 100000 phân tử ozon
Chính con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe dọa sức khỏe của chính mình
Các phản ứng dây chuyền diễn ra liên tục tới khi 1 nguyên tử clo hóa hợp và H có trong khí quyển và gây mưa axit
Các nguyên tử Br phân tử NO, OH - cũng có tính chất tương tự như Cl
OH- + O3 → HO2- + O2
HO2- + O3 → OH- + 2 O2
NO + O3 → NO2 + O2
NO2 + O3 → NO + 2O2
Quá trình kết thúc tạo ra mưa axit rơi xuống
II.5 Biện pháp khắc phục lỗ thủng tầng ozon
Nghị định thư Montreal – “Phao cứu sinh” cho tầng ôzôn
Nghị định thư Montreal ra đời nhằm hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất các-bon của clo và flo (CFC - chlorofluorocacbons) cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ôzôn khác như tetraclorit các-bon, các hợp chất của brôm (halon) và methylchloroform để bảo vệ tầng khí quyển có chức năng lọc ánh sáng mặt trời, ngăn chặn bức xạ tia cực tím có hại chiếu xuống, bảo vệ sự sống trên trái đất.
Nghị định thư Montreal được coi là điều ước quốc tế về môi trường thành công nhất từ trước đến nay với sự đồng thuận và tham gia của 100% các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, Nghị định thư cũng được tất cả các ngành, tập đoàn công nghiệp và người dân toàn cầu ủng hộ.
Được cụ thể hóa như sau:
Quản lí chất thải sao cho các chất có thể gây ô nhiễm môi trường không lan ra khí quyển, thủy quyển, thạch quyển.
Cắt giảm và tiến tới xóa bỏ việc sử dụng các CFC và halon (dẫn xuất chứa Cl, Br, F của metan, etan)
Thay đổi quy trình công nghệ sản xuất, đây là tiền đề của công nghệ ít hay không có chất phế thải.
Thực hiện quá trình hấp thụ hoặc chuyển sang sản phẩm khác ít độc hại hơn.
Việt Nam chính thức phê chuẩn Nghị định thư Montreal vào tháng 1 năm 1994
III. CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ HÔM NAY ?
Ánh sáng và nhiệt do Mặt trời mang lại là cần thiết đối với sự sống trên Trái đất, nhưng chúng mang theo những tia tử ngoại gây nhiều tác hại. Bảo vệ tầng ozon chính là bảo vệ chúng ta khỏi những tác hại này.
Tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Che chắn da, đeo kính râm, đội mũ nón khi đi ra ngoài nắng.
Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi trường
Tiết kiệm năng lượng, nước trong nhà và nơi làm việc.
Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có thể.
Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc.
Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại ghi trên nhãn “không có CFC”.
Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn.
Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều lần.
Bạn hãy vận động gia đình, bè bạn làm như bạn. Chúng ta sẽ có một cuộc sống “xanh” hơn. Đơn giản quá, phải không bạn? Nếu cả thế giới chung tay làm những điều này, sẽ tạo ra môi trường xanh và sạch cho tất cả mọi người.
Hãy bảo vệ hành tinh : Bây giờ hoặc không bao giờ !!
Hãy chung tay xây dựng một hành tinh xanh bạn nhé !!
Cám ơn sự quan tâm theo dõi của quý thầy cô và các bạn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thị Nhàn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)