Oxi-lưu huỳnh

Chia sẻ bởi Vũ Thị Hà Linh | Ngày 27/04/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: oxi-lưu huỳnh thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA 1 TIẾT – CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH
A. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Phản ứng nào sau đây chứng minh O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2:
A. 3O2 → 2O3 B. 2H2O2 → 2H2O + O2
C. 2Ag + O3 → Ag2O + O2 D. 2KNO3 → 2KNO2 + O2
Câu 2: Cho các phản ứng sau, trong phản ứng nào S đóng vai trò là chất khử?
A. S + H2 → H2S B. S + Hg → HgS C. S + Fe → FeS D. S + O2 → SO2
Câu 3: Sục khí SO2 đến dư vào dung dịch nước brom, hiện tượng quan sát được là:
A. Dung dịch có màu vàng B.Xuất hiện kết tủa trắng C.Ddịch có màu nâu D. Ddịch mất màu nâu
Câu 4: Cho phản ứng: Fe + H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Hệ số của chất oxi hóa và chất khử lần lượt là:
A. 6 và 2 B. 2 và 6 C. 1 và 3 D. 2 và 3
Câu 5: Phát biểu nào không đúng?
A. Khí H2S có mùi trứng thối B. Khí SO2 là một oxit axit
C. Axit H2SO4 đặc oxi hóa được kim loại Cu D. Pha loãng axit H2SO4đ bằng cách rót từ từ nước vào axit.
Câu 6: Cho 6,5gam Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4loãng. Thể tích khí thoát ra ở đktc là:
A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 22,4 lít D. 3,36 lít
B. TỰ LUẬN:
Câu 1: Hoàn thành chuỗi biến hóa sau: FeS → H2S → S → SO2 → CaSO3
(ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có)
Câu 2: Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau:
NaOH, HCl, H2SO4, NaCl . Viết phương trình phản ứng
Câu 3: Nhiệt phân hoàn toàn a gam KMnO4 thu được V lít khí O2. Lấy lượng khí O2 thu được cho phản ứng hoàn toàn với một lượng dư S, sinh ra 2,8 lít khí SO2 (các thể tích đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
Viết phương trình hóa học cho các phản ứng xảy ra
Tính a
Sục lượng khí SO2 nói trên vào 200ml dd NaOH 0,5M. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch.
(Cho: Fe: 56, Cu: 64, S: 32, O: 16, Zn: 65)


KIỂM TRA 1 TIẾT – CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH Mđ: 121
A. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Phát biểu nào không đúng?
A. Khí H2S có mùi trứng thối B. Axit H2SO4 đặc oxi hóa được kim loại Cu
C. Khí SO2 là một oxit axit D. Pha loãng axit H2SO4đ bằng cách rót từ từ nước vào axit.
Câu 2: Cho các phản ứng sau, trong phản ứng nào S đóng vai trò là chất khử?
A. S + O2 → SO2 B. S + Hg → HgS C. S + Fe → FeS D. S + H2 → H2S
Câu 3: Phản ứng nào sau đây chứng minh O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2:
A. 3O2 → 2O3 B. 2H2O2 → 2H2O + O2
C. 2Ag + O3 → Ag2O + O2 D. 2KNO3 → 2KNO2 + O2
Câu 4: Sục khí SO2 đến dư vào dung dịch nước brom, hiện tượng quan sát được là:
A. Dung dịch có màu vàng B.Xuất hiện kết tủa trắng C.Ddịch có màu nâu D. Ddịch mất màu nâu
Câu 5: Cho phản ứng: Fe + H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Hệ số của chất oxi hóa và chất khử lần lượt là:
A. 2 và 3 B. 2 và 6 C. 1 và 3 D. 6 và 2
Câu 6: Cho 13gam Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4loãng. Thể tích khí thoát ra ở đktc là:
A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 22,4 lít D. 3,36 lít
B. TỰ LUẬN:
Câu 1: Hoàn thành chuỗi biến hóa sau: FeS → H2S → S → SO2 → CaSO3
(ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có)
Câu 2: Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau:
NaOH, HCl, H2SO4, NaCl . Viết phương trình phản ứng
Câu 3: Nhiệt phân hoàn toàn a gam KMnO4 thu được V lít khí O2.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Hà Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)