Ôn Văn 6

Chia sẻ bởi Vũ Bá Long | Ngày 21/10/2018 | 61

Chia sẻ tài liệu: Ôn Văn 6 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Câu 1. Xác định lỗi và nêu cách sửa các câu sau:
a) Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
b) Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và được bạn ấy cho một cây bút mới.
c) Cây cầu đưa những chiếc xe tải nặng nề vượt qua sông và bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
a) Đây mới chỉ là 1 cụm từ, chưa thành câu (câu thiếu vị ngữ)
Sửa theo 1 trong các cách sau:
- Thêm vị ngữ: Bạn lan, người học giỏi nhất lớp 6A, là bạn thân của tôi.
- Biến thành cụm chủ vị: Bạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A.
- Biến cụm từ đã cho thành một bộ phận câu: Tôi rất quý bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
b) Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
Cách sửa: Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và cho em một cây bút mới.
c) Câu dùng từ sai. Vị ngữ 2: bóp còi rộn vang không phù hợp với chủ ngữ.
Cách sửa: Cây cầu đưa những chiếc xe tải nặng nề vượt qua sông và xe bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
a. Từ “nắng mưa”:
- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng khắc nghiệt của thời tiết.
- Nghĩa chuyển: Những gian lao, khó nhọc, vất vả của cuộc đời.
b. Nêu nét đặc sắc của việc sử dụng từ “lặn”: Giữ nguyên được cái khắc nghiệt của thời tiết… (nếu dùng ngấm, thấm,… thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi…)
Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ, không thể thay đổi, bù đắp…
Câu 2. Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
“Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan”
a) Em hiểu nghĩa của từ "nắng mưa" trong câu thơ trên như thế nào ?
b) Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2 ?
Câu 3. Cho đoạn thơ sau:
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu !”
(Trích bài thơ “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy)
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.
Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất, cốt cách của một tầng lớp người hay một dân tộc là biện pháp nghệ thuật  của văn học phương Đông nói chung, văn học Việt Nam nói riêng.
- Bài thơ “Tre Việt Nam” được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng.
- Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại “chuyện ngày xưa” trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam:
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh”
- Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt: “Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi”
- Vượt lên những điều  kiện tự nhiên  khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu… tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng  tiêu biểu nhất về phẩm chất của con người Việt Nam:
“Ở đâu tre cũng xanh tươi
Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu”
- Ý khái quát: Chọn hình tượng cây tre làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam  được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất, vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, đoạn thơ đã thể hiện hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động của cây tre mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam…
Câu 4.
Một buổi sáng, em đi trực nhật sớm, vô tình nghe được cuộc trò chuyện của các đồ vật ở trong lớp. Bằng trí tưởng tượng của mình em hãy kể lại cuộc trò chuyện đó ?
a. Mở bài:
Giới thiệu câu chuyện một cách tự nhiên, nêu được thời gian, không gian, địa điểm diễn ra câu chuyện
b. Thân bài
- Gọi được tên các nhân vật và lời đối thoại của các nhân vật trong câu chuyện (bảng, phấn, lọ hoa, cửa sổ, quạt trần, bàn, ghế.....)
- Nội dung cuộc trò chuyện: có thể kể, than phiền về việc làm, sự vô tâm của học sinh trong việc bảo quản đồ dùng học tập hoặc tranh luận về một vấn đề gì đó......
c. Kết bài
- Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện đó.
Câu 5. Viết một đoạn văn (từ 10 đến 15 câu) tả cánh đồng quê em vào một buổi chiều
Câu 6. Ngày tết cổ truyền thường là dịp sum họp đầm ấm của mỗi gia đình. Hãy viết bài văn tả lại không khí đón giao thừa ở quê hương em.
Mở bài: Giới thiệu nội dung miêu tả, thời điểm và không khí chung.
Thân bài:
Miêu tả bằng nhiều cách khác nhau ( theo trình tự thời gian hoặc không gian song cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:
- Cảnh vật trong thời khắc giao mùa: thời tiết (se lạnh, trời trong sáng), cây cối đâm chồi nảy lộc....
- Không khí: trong gia đình, ngoài đường...
- Tâm trạng của các thành viên trong gia đình: náo nức, hồi hộp, vui mừng...
- Hoạt động: của mọi người trong gia đình (gắn vào các hoạt động mang tính phong tục truyền thống như: thắp hương bàn thờ tổ tiên, chúc mừng con cháu, diện quần áo mới, lì xì...) và những người đi hái lộc, lễ chùa, đi xông nhà.... vào thời khắc giao mùa.
Trong quá trình miêu tả cần bộc lộ cảm xúc của cá nhân mình (miêu tả tâm trạng).
Kết bài: Cảm xúc và ấn tượng chung về đêm giao thừa khiến em nhớ mãi.
Hãy tả hình dáng và những nết tốt của một bạn trong lớp em được nhiều người quý mến.
a/ Mở bài:
- Giới thiệu người bạn học cùng lớp với em có tính nết nổi bật được nhiều người yêu mến;
b/ Thân bài:
Miêu tả những đặc điểm riêng, tiêu biểu, nổi bật về hình dáng và tính nết tốt của người bạn mà em chọn để miêu tả.
* Về hình dáng:
- Người bạn đó nam hay nữ, cao hay thấp, mập hay gầy;
- Mái tóc để dài hay cắt ngắn, thưa hay dày;
- Gương mặt, đôi mắt, nước da tạo cảm giác hiền hậu, trung thực, thẳng thắn… nụ cười cởi mở, chân tình;
* Về tính nết:
- Học sinh giỏi từ lớp một đến lớp sáu, chuyên cần sáng tạo trong học tập; thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, phát biểu xây dựng bài; làm bài tập đầy đủ; hay giúp đỡ bạn trong học tập, nhất là các bạn học còn yếu; tình cảm chan hoà với mọi người, được mọi người quý mến;
- Tham gia tốt các hoạt động ở trường; ở nhà siêng năng, chăm chỉ học tập, làm việc giúp đỡ cha mẹ;
- Lễ phép kính trọng cha mẹ, thầy cô, mọi người; nhiều gia đình, bạn bè lấy làm gương để giáo dục con em của họ;
c/ Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em đối với tính nết tốt của bạn;
- Tính nết tốt của bạn đã có tác dụng như thế nào đối với em;
Viết một đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương trong “ Bức tranh của em gái tôi” - Tạ Duy Anh.
* Vẻ đẹp ở nhân vật Kiều Phương ( có tài năng hội họa, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, độ lượng… ).
* Vẻ đẹp ấy đã tác động mạnh mẽ đến người anh…
* Bộc lộ tình cảm đối với nhân vật ( trân trọng, cảm phục...).
Xác định và nói rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:
“Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền. Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.”
(Biển, Khánh Chi )
a. Xác định được các phép so sánh, nhân hóa
+ Nhân hóa: Biển vui, hát, buồn, suy nghĩ, mộng mơ, dịu hiền
+ So sánh: Biển như người khổng lồ, biển như trẻ con
b. Nêu tác dụng
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau
+ Biển như những con người cụ thể: khi thì to lớn hung dữ như người khổng lồ, khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như con trẻ
+Nhờ biện pháp nhân hóa, so sánh, đoạn thơ đã gợi tả thật sinh động về các trạng thái của biển trong những thời khắc khác nhau tạo nên bức tranh sống động về biển
Đọc kỹ mấy câu sau:
Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
( Lao xao - Duy Khán)
Em hãy:
a. Chỉ ra các hình ảnh nhân hóa có trong các câu trên.
b. Cho biết phép nhân hóa trong các câu trên được tạo ra bằng cách nào?
c. Nêu tác dụng của phép nhân hóa.
Các hình ảnh nhân hóa có trong các câu
- Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn ... đuổi cả bướm ...
- Bướm hiền lành ...rủ, lặng lẽ

b. Cách thực hiện phép nhân hóa
Cụ thể:
+ Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật: ( ong vàng, ong vò vẽ, ong mật ) đánh lộn, đuổi; (bướm) rủ (nhau), lặng lẽ...
c. Tác dụng của phép nhân hóa:
Biện pháp nhân hóa đã góp phần quan trọng trong việc miêu tả cụ thể, sống động thế giới loài vật trong khung cảnh chớm hè; làm cho chúng trở nên có đời sống tâm hồn và rất gần gũi với con người. Qua đó, góp phần thể hiện rõ tài quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú của tác giả
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được xác định trong đoạn văn sau:
“ Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Qủa trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng…”
+ Biện pháp so sánh qua các hình ảnh: “Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ…đầy đặn”; “Y như một mâm lễ phẩm…biển Đông”
+ Sử dụng các từ láy gợi tả: Tròn trĩnh, đầy đặn, hồng hào, thăm thẳm và đặc biệt hình ảnh ẩn dụ “quả trứng…hửng hồng”
+ Lời văn đậm chất trữ tình, sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ sinh động, tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ không giống như bất cứ cảnh bình minh nào trên đồng bằng hay rừng núi.
+ Một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc kì ảo nhưng lại rất chân thực và sống động.
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được xác định trong đoạn văn sau:
“Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ…”
(Võ Quảng)
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Trần Quốc Minh – Mẹ)
- Phép tu từ có trong đoạn thơ: So sánh
+ Những ngôi sao thức - mẹ thức: Những ngôi sao thức suốt đêm cũng không bằng mẹ thức cả một đời lo lắng , mẹ thầm lặng hi sinh cho con.
+ Mẹ - ngọn gió: Mẹ chính là nơi mát lành, bình yên suốt cuộc đời của con.
Phép tu từ so sánh trong đoạn thơ đã thể hiện được tấm lòng yêu thương, hi sinh thầm lặng của mẹ đối với con và lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ.
Phân tích cái hay của khổ thơ sau :
“ Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa cắm sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương ”.
( Dừa ơi – Lê Anh Xuân )
Khổ thơ đã sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa độc đáo:
+ Hình ảnh so sánh: “dân làng ” – “cây dừa” ca ngợi phẩm chất kiên cường thủy chung, đẹp đẽ của người dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
+ Hình ảnh nhân hóa: “đứng hiên ngang ”, “rất dịu dàng”  phẩm chất anh dũng , hiên ngang đồng thời rất thủy chung, dịu dàng của cây dừa trên mảnh đất Nam Bộ trong chiến tranh, bom đạn .
+ Động từ: “cắm sâu”, “bám chặt”  ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó với mảnh đất quê hương.
Các bước làm bài tập cảm thụ thơ văn: Bước 1:
- Đọc kĩ đề bài, nắm vững yêu cầu của đề bài
- Đọc kĩ đoạn thơ, đoạn văn mà đề bài cho, hiểu khái quát nội dung và nghệ thuật.
Bước 2: - Xác định rõ nội dung và nghệ thuật.
Tìm ý, tiêu đề nội dung của mỗi ý (nếu có).
Bước 3: Lập dàn ý cho đoạn văn.
ở mỗi dấu hiệu nghệ thuật cần nêu rõ tên của biện pháp nghệ thuật, ở hình ảnh nào, tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy với việc biểu đạt nội dung của đoạn văn, đoạn thơ. Dự kiến nêu cảm nghĩ, liên tưởng, đánh giá (vd: hay, đẹp độc đáo, khéo léo, đặc sắc...).
+ Lưu ý:
- Khi phát hiện phép so sánh, cần chỉ rõ tác giả đã so sánh sự vật nào với sự vật nào, phân tích đặc điểm của sự vật dùng so sánh để chỉ ra đặc điểm của sự vật được so sánh.
- Với phép nhân hoá, cần chỉ rõ sự vật nào được nhân hoá, nhờ từ ngữ nào , qua đó đặc điểm của sự vật được nhân hoá hiện lên như thế nào.
- Trong ẩn dụ, cần xác định được sự vật đang được nói tới trong văn cảnh được dùng để chỉ cho sự vật nào, từ đặc điểm của sự vật đang có mặt ta tìm ra đặc điểm của sự vật mà người viết muốn nói tới.
- Trong hoán dụ, cần chỉ rõ đâu là hình ảnh hoán dụ hình ảnh đó dùng để gọi thay cho sự vật, hiện tượng nào, dùng hoán dụ như vậy thì nội dung diễn đạt có gì đáng chú ý.
Bước 4 : Viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
Đoạn văn cần đạt các nội đung sau:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, xuất sứ của đoạn văn, đoạn thơ, trích dẫn lại (nếu có thể).
- Phân tích nghệ thuật dùng từ, đặt câu của tác giả.
- Phân tích các biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng (biện pháp tu từ gì ? ở hình ảnh nào ? giá trị biểu đạt của mỗi phép tu từ đó.
- Chốt lại điểm sáng về nghệ thuật,cái hay, cái đẹp, giá trị nội dung mà nghệ thuật đó đem lại cho cả đoạn văn.
Bài tập áp dụng
Bài tập 1: Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng”
Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên.
Cách làm:
Bước 1: Đọc kĩ đề bài, tìm hiểu nội dung:
Nội dung: Giới thiệu con sông quê hương và tình cảm của tác giả với con sông quê.
Nghệ thuật: Nhân hoá - so sánh – ẩn dụ - sử dụng từ ngữ gợi tả.
Bước 2 : Tìm ý - xác định cụ thể các hình ảnh nghệ thuật:
ý1: Hai câu đầu: Nhà thơ giới thiệu con sông quê hương.
- “Điểm sáng nghệ thuật” cần khai thác:
+ Từ ngữ gợi tả màu sắc “xanh biếc”
+ Động từ “có”
+ ẩn dụ “nước gương trong”
+ Nhân hoá “soi tóc những hàng tre”
ý 2: Hai câu cuối đoạn: Tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương.
- “ Điểm sáng nghệ thuật” cần khai thác
+ So sánh khẳng định “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
+ Động từ “toả”
+ Từ láy “lấp loáng”
+ Hình ảnh “buổi trưa hè”
Bước 3: Lập dàn ý:
ý1 : nhà thơ giới thiệu con sông quê.
- Động từ “có” vừa giới thiệu con sông quê hương, vừa kín đáo bộc lộ niềm tự hào.
- Tính từ gợi tả mằu sắc “xanh biếc” có khả năng khái quát con sông trong ấn tượng ban đầu. Xanh biếc là xanh đậm, đẹp, hơi ánh lên dưới ánh mặt trời.
- Hình ảnh ẩn dụ “nước gương trong” gợi tả mặt nước sông trong như tấm gương khổng lồ .
- Nghệ thuật nhân hoá gợi tả những hàng tre hai bên bờ mềm mại, duyên dáng đang nghiêng mình soi tóc trên mặt sông trong như gương.
- Ngay phút ban đầu giới thiệu con sông quê hương tươi đẹp, dịu dàng thơ mộng, nhà thơ đã kín đáo bộc lộ tình cảm tự hào, yêu mến con sông.
ý 2 : Tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương.
- “Tâm hồn tôi” ( một khái niệm trừu tượng ) được so sánh với “buổi trưa hè”
- “Buổi trưa hè”nóng bỏng đã cụ thể hoá tình cảm của nhà thơ
- Động từ “toả” gợi tình cảm yêu mến của nhà thơ lan toả khắp dòng sông, bao trọn dòng sông.
- Nhờ tình cảm yêu mến nồng nhiệt ấy,mà con sông quê hương như đẹp lên dưới ánh mặt trời: dòng sông “lấp loáng”.
Bước 4: Viết thành đoạn văn cảm thụ hoàn chỉnh:
Đọc kĩ đoạn thơ sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới:
" Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ,
Cỏ đón giêng hai , chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa,
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa".
( Chế lan Viên )
a. Vẽ sơ đồ cấu tạo của phép so sánh có trong đoạn thơ.
b. Nhận xét cấu tạo của phép so sánh ấy.
a. Sơ đồ cấu tạo
b. Nhận xét : - Thiếu phương diện so sánh
- Có 1 vế A nhưng có 5 vế B
Cảm nhận cái hay của hai câu thơ sau :
" Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng"
( Đêm Côn Sơn - Trần Đăng Khoa
* Biện pháp nghệ thuật :
- Đảo ngữ : Ngoài thềm rơi cái lá đa
- so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
* Tác dụng :
- Câu 1 : Tác giả đảo vị ngữ " rơi" lên trước chủ ngữ "Cái lá đa" nhằm nhấn mạnh trạng thái rơi của chiếc lá. Tiếng rơi quá nhỏ, nhẹ nhàng, mơ hồ như là không có. Không gian đêm ở Côn Sơn yên tĩnh quá!
- Câu 2 tiếp tục miêu tả âm thanh tiếng rơi. " Mỏng" vốn là tính từ chỉ hình khối, dáng dấp của sự vật, có thể nhìn thấy rõ ràng. Trong câu thơ , nó đã trở thành tính từ chỉ âm thanh. Âm thanh lá rơi được cảm nhận bằng cả tâm hồn người. Nhờ nghệ thuật so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhờ bút pháp lấy động tả tĩnh, ta thấy rõ hơn sự yên tĩnh đến tuyệt đối của đêm Côn Sơn.
- Cảm nhận được sự chuyển động tinh tế ấy phải là một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết.
Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu ( Ngữ văn 6, tập 2) là thể thơ 4 chữ gồm 15 khổ thơ, nhưng có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt:
Ra thế
Lượm ơi!
và lại có khổ thơ chỉ có 1 câu:
Lượm ơi còn không?
Em hãy phân tích tác dụng của cách diễn đạt trên trong việc biểu đạt cảm xúc của tác giả.
?n tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ gãy đôi như một tiếng nấc nghẹn ngào:
Ra thế
Lượm ơi!
Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ra ngay cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Lượm " thiên thần bé nhỏ ấy đã bay đi", để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:
Lượm ơi, còn không?
Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy vào lòng người đọc, đã nói rõ tình cảm của nhà thơ đối với chú bé anh hùng của dân tộc. Tác gi? như không tin rằng Lượm đã hy sinh, Lượm vẫn còn trong lòng tác giả, mãi còn cùng với đất nước, quê hương.
Nghĩ về người bà yêu qúy của mình, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha đã viết :
Tóc bà trắng tựa mây bông
Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy .
Hãy cho biết: phép so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ trên giúp em thấy rõ hình ảnh người bà như thế nào ?
Nhà thơ Minh Huệ từng tâm sự: Bên cạnh hình tượng Bác Hồ, ngọn lửa là “một nhân vật không thể thiếu” trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Nghĩa là hình ảnh ngọn lửa ở đây rất sinh động và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, em hãy:
a) Ghi ra những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa.
b) Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ.
Lặng yên bên bếp lửa (1)
Đốt lửa cho anh nằm (2)
Ấm hơn ngọn lửa hồng (3)
Bác nhìn ngọn lửa hồng(4)
b) Ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ.

+ Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.
+ Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị …
+ Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Bác không ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng người với bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ, ...). Nhờ thế, hình ảnh Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi.
+ Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Hình ảnh “ngọn lửa” ở đây lại gợi tả được sự lớn lao bao trùm cả không gian, ngang tầm trời đất, tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêu thương Người dành cho các chiến sĩ ấm áp, mạnh mẽ hơn “ngọn lửa hồng”.
a. Th? n�o l� ?n d?? Cú m?y ki?u ?n d?? Cho vớ d?. ?n d? khỏc gỡ v?i so sỏnh?
b. Phõn tớch hỡnh ?nh ?n d? trong kh? tho sau :
Ch? cú thuy?n m?i hi?u
Bi?n mờnh mụng nhu?ng n�o
Ch? cú bi?n m?i bi?t
Thuy?n di dõu v? dõu.
(Thuy?n v� bi?n - Xuõn Qu?nh)

a. ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
+ Có bốn kiểu ẩn dụ là :
- ẩn dụ hình thức: gọi sự vật A bằng sự vật B
- ẩn dụ phẩm chất: lấy phẩm chất của B để chỉ phẩm chất của A
- ẩn dụ cách thức: gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B
- ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: dùng cảm giác của giác quan này để gọi cảm giác của giác quan khác.
+ ẩn dụ khác với so sánh là: ẩn dụ là cách so sánh ngầm, trong đó sự vật đuợc so sánh (A) bị ẩn đi chỉ xuất hiện sự vật dùng để so sánh (B), ẩn dụ hàm xúc hơn bóng bẩy hơn trong cách diễn đạt.
VD : So sánh: Mặt đẹp như hoa, da trắng như phấn.
ẩn dụ: Mặt hoa, da phấn. (ta có thể liên tưởng mặt đẹp như hoa, mặt tươi như hoa, mặt thắm như hoa, da trắng như phấn, da mịn như phấn)

b. Phân tích hình ảnh ẩn dụ :
“Thuyền” và “biển” là cặp ẩn dụ chỉ lứa đôi: “biển” chỉ người con gái và “thuyền” chỉ người con trai trong một tình yêu sâu nặng, tha thiết. Hai tâm hồn đã “hiểu” và đã “biết” nhau gắn bó trong một tình yêu vô cùng sâu sắc và mãnh liệt. Giống như trong ca dao có “thuyền nhớ bến”, “bến đợi thuyền” đó là những cặp ẩn dụ rất hay, rất sáng tạo nói về một tình yêu đẹp. Những câu thơ tình tuyệt bút, đậm đà, thiết tha mãi mãi làm rung động trái tim nhiều người:
“ Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu.”
Sau khi bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời và được đưa vào chương trình sách Giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1, nhà thơ Minh Huệ có ý định sửa lại hai câu thơ: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc; Manh áo phủ làm chăn thành Manh áo cũ là chăn. Theo em tại sao nhà thơ lại không sửa nữa?
a. Câu thứ nhất: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc.
- Từ láy xơ xác gợi tả khung cảnh một mái lều tranh tạm bợ giữa rừng, giúp người đọc hình dung nơi trú ngụ đơn sơ, đã giãi dầu sương gió, không lấy gì làm chắc chắn, gió rét vẫn có thể len lỏi vào. Về giá trị gợi cảm, từ láy xơ xác giúp người đọc cảm nhận được rõ hơn cái gió, cái rét, sự gian khổ, hy sinh của các chiến sĩ, đồng bào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Phù hợp với quy luật tự nhiên: đã có mưa thì không có sương.
b.- Nếu thay bằng Lều tranh sương phủ bạc. Câu thơ gợi sự tròn trịa đẹp thanh nhã, mang hơi hướng của thơ cổ điển phương Đông. Vì thế sẽ lạc điệu nếu đặt trong toàn mạch bài thơ. Âm hưởng câu thơ trang trọng, cầu kỳ, không phù hợp với âm hưởng cả bài. - Không phù hợp quy luật tự nhiên: Vì “ trời mưa kâm thâm” nên không thể có “ sương phủ bạc”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Bá Long
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)