On van 10 HKI

Chia sẻ bởi Phạm Minh Tuấn | Ngày 26/04/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: on van 10 HKI thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPTBẮC TRÀ MY
TỔ : NGỮ VĂN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN : Ngữ Văn – k10
NĂM HỌC 2011-2012

I) TIÊNG VIỆT :

Câu 1: Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
Câu 2: Hoạt động giao tiếp có mấy nhân tố? Đó là những nhân tố nào?
Câu 3: Theo lĩnh vực và mục đích hoạt động giao tiếp, người ta chia văn bản thành mấy loại? Kể tên.
Câu 4: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có những đặc trưng cơ bản nào?

* BÀI TẬP ÁP DỤNG:
1- Phân tích những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn văn sau đây:
“ Hắn ( Chí Phèo ) dõng dạc:
- Tao muốn làm người lương thiện!
Bá Kiến cười ha hả:
- Ồ tưởng gì? Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.
Hắn lắc đầu:
- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không? Chỉ có một cách...biết không?...Chỉ còn một cách là...cái này! Biết không!...”
( Trích Chí Phèo - Nam Cao )
2- Viết một số câu khác tiếp theo câu văn dưới đây để tạo một văn bản có nội dung thống nhất, sau đó đặt nhan đề cho văn bản này:
“Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ...”
II) VĂN BẢN:

1/ Tóm tắt cốt truyện, nội dung tư tưởng nghệ thuật các văn bản:
- Chiến thắng Mơtao-Mơxây ( Trích Sử thi ĐAM SAN )
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
- Uy-Lit-xơ trở về ( Trích Sử thi Ô-đi-xê của Hô-me-rơ )
- Ra-ma buộc tội ( Trích Sử thi Ramayana ).
- Truyện cổ tích Tấm Cám.
2/ Học thuộc lòng, nắm được những nội dung cơ bản và nghệ thuật của các bài ca dao và các bài thơ sau:
- Ca dao than thân yêu thương, tình nghĩa.
- Ca dao hài hước.
- Thuật hoài ( Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão )
- Cảnh ngày hè ( Bảo kính cảnh giới 43- Nguyễn Trãi ).
- Nhàn ( Nguyễn Bĩnh khiêm )
3/ Về bài khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX:
- Thành tựu của văn học qua các giai đoạn phát triển.
- Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật.

III) LÀM VĂN:
1/ Kiểu bài văn tự sự: ( Kể chuyện sáng tạo )
* Dạng đề: - Đề 1: Nhập vai nhân vật Mị Châu, kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
- Đề 2: Nhập vai nhân vật Cám, kể lại truyện Tấm Cám.
2/ Kiểu bài văn nghị luận văn học:
- Đề 1: Phân tích bài ca dao “Khăn thương nhớ ai...”.
- Đề 2: Phân tích bài ca dao “Trèo lên cây khế nửa ngày..”
- Đề 3: Phân tích bài thơ “Thuật hoài” ( Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão )
- Đề 4: Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè”.
- Đề 5: Phân tích bài thơ “Nhàn” ( Nguyễn Bĩnh khiêm ).

********************HẾT*******************


























TRƯỜNG THPTBẮC TRÀ MY
TỔ : NGỮ VĂN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN : Ngữ Văn – k11
NĂM HỌC 2011-2012

I) TIẾNG VIỆT:

1/ Giải thích ý nghĩa của từ “mặt trời” được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
( Viếng lăng Bác - Viễn Phương )
2/ Chọn một từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu văn sau:
“Nam Cao luôn...đến số phận của người nông dân nghèo trước cách mạng.”
A- Trăn trở. B- Quan tâm.
C- Chú ý. D- Suy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Minh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)