ÔN THPT QG

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình | Ngày 26/04/2019 | 78

Chia sẻ tài liệu: ÔN THPT QG thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

NỘI DUNG:
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái quát:
- Ngành trồng trọt mặc dù đã giảm về tỉ trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, đây vẫn là ngành giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở nước ta (chiếm 75% giá trị sản xuất nông nghiệp – năm 2005)
- Hoạt động sản xuất của ngành trồng trọt đa dạng, có sự chuyển biến theo hướng tích cực:
Cây lương thực, cây ăn quả giảm tỉ trọng; cây rau đậu, cây công nghiệp tăng tỉ trọng
2. Sản xuất lương thực
* Vai trò: có vai trò rất quan trọng
- Đảm bảo lương thực cho 1 quy mô dân số lớn 86,2 triệu người
- Tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến, góp phần thúc đẩy quá trình CNH.
- Là một trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo
- Việc đảm bảo cho an ninh lương thực còn để thực hiện đa dạng hóa nông nghiệp
* Điều kiện phát triển ngành:
+ Điều kiện tự nhiên:
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước, khí hậu của nước ta cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
- Tuy nhiên, thiên tai (bão, lú lụt, hạn hán....) và sâu bệnh vẫn thường xuyên đe dọa sản xuất lương thực, có năm thiên tai diễn ra trên diện rộng
+ Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Các điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển sản xuất lương thực của nước ta ngày càng thuận lợi như: dân cư và lao động; hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng; thị trường; đường lối chính sách.
- Tuy nhiên, những biến động, rủi ro trên thị trường, tác động của giá cả....cũng có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất của ngành.
* Tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua:
Trong hoạt động sản xuất lương thực của nước ta hiện nay, sản xuất lúa đóng vai trò chủ đạo.
- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh, từ 5,6 triệu ha ( năm 1980) lên 6,04 triệu ha ( năm 1990), 7,5 triệu ha (năm 2002) sau đó giảm nhẹ còn hơn 7,3 triệu ha( năm 2005)
- Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi phù hợp cới điều kiện canh tác của từng địa phương
- Năng suất lúa tăng mạnh. Hiện nay năng suất lúa đạt khoảng 49 tạ/ha/năm (năm 1980 mới đạt 21 tạ/ha/năm, năm 1990 là 31,8 tạ/ha/năm)
- Sản lượng lúa cũng tăng mạnh, từ 11,6 triệu tấn năm 1980 lên 19,2 triệu tấn năm 1990 và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn
- Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu trong nước, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Hiện nay bình quân lương thực có hạt trên đầu người là hơn 470kg/năm. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3-4 triệu tấn/năm
- Các loại hoa màu lương thực đã trở thành các cây hàng hóa
- Sản xuất lương thực diễn ra trên hầu khắp lãnh thổ của nước ta trong đó tập trung chủ yếu 2 vùng trọng điểm sản xuất lương thực cả nước: Trên cả nước đã hình thành được 2 vùng trọng điểm sản xuất lương thực, trong đó, ĐBCL là vùng lớn nhất, chiếm trên 50% S và SL, BQLT cao nhất cả nước , > 1000kg; ĐBSH là vùng thứ 2, có năng suất lúa cao nhất cả nước.
3. Sản xuất cây thực phẩm (tham khảo)
- Trồng ở khắp nơi, đặc biệt tập trung ven các thành phố lớn (HN. Tp HCM, HP....)
- Diện tích trồng rau của cả nước > 500.000ha, tập trung nhiều nhất ở ĐBSH và ĐBCL
- Diện tích các loại đậu > 200.000 ha; nhiều nhất ở ĐNB và TN
4. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả:
a. Cây công nghiệp:
* Khái quát :
- chủ yếu là cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, ngoài ra còn phát triển một số loại cây cận nhiệt.
- Cơ cấu: chia ra làm hai nhóm cây công nghiệp hằng năm (ngắn ngày) và cây công nghiệp lâu năm
* Vai trò:
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là một trong những nhành công nghiệp trọng điểm hiện nay của nước ta nhằm đẩy mạnh phát triển quá trình CNH-HĐH
- Cung cấp mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong những năm qua
- Phát triển cây công nghiệp góp phần phá thế độc canh cây lúa, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng tích cực
- Tạo việc làm nâng cao
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)