ÔN THPT QG

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình | Ngày 26/04/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: ÔN THPT QG thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
NĂNG LƯỢNG
HỆ THỐNG KIỄN THỨC
1. Công nghiệp năng lượng:
a. Công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu:
*Công nghiệp khai thác than
-Tiềm năng: Nước ta có tiềm năng than phong phú:
+ Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, chiếm hơn 90% trữ lượng than cả nước và có chất lượng tốt nhất, cho nhiệt lượng khoảng 7000-7500calo/kg.
+Than mỡ ở Làng Cẩm (Thái Nguyên).
+Than nâu phân bố ở ĐBSH với độ sâu 300-1000m, mặc dù trữ lượng hàng chục tỉ tấn, nhưng điều kiện khai thác rất khó khăn
+ Than bùn có ở nhiều nơi song tập trung nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh - Cà Mau…
- Tình hình khai thác:
+ Than ở nước ta được khai thức dưới hình thức lộ thiên và hầm lò.
+Là ngành phát triển lâu đời với sản lượng khai thác liên tục tăng từ 11,6 triệu tấn (2000) lên hơn 34 triệu tấn (2005), tiêu thụ trong và ngoài nước.
*Công nghiệp khai thác dầu khí:
-Tiềm năng:
+Dấu khí của nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí:
+Nước ta có nhiều bể trầm tích chứa dầu trong đó hai bể Cửu Long và Nam Côn Sơn được coi là có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác.
-Tình hình phát triển:
Khai thác dầu khí từ năm 1986, những tấn dầu thô đầu tiên được khai thác từ mỏ Bạch Hổ.
+Sản lượng: Tăng liên tục từ 2,7 triệu tấn( 1990) lên 18,5 triệu tấn (2005)
Khai thác khí đồng hành: Khí đồng hành và khí tự nhiên được sử dụng để chạy các nhà máy tua bin khí, là nguyên liệu là phân đạm.
- Từ năm 1995 khí đồng hành được chuyển từ mỏ Bạch Hổ về Bà Rịa phục vụ cho nhà máy điện.
- Khí tự nhiên từ mỏ lan Đỏ, lan Tây phục vụ nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Cà Mau.
- Ngoài ra khí còn là nguyên liệu sản xuất phân đạm Phú Mĩ, cà Mau
CN lọc hóa dầu: Năm 2009, đưa vào họat động nhà máy lọc dầu Dung Quất, (Quảng Ngãi) công suất thiết kế 6,5 triệu tấn/năm
b. Công nghiệp điện lực:
*Khái quát chung:
-Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điện.
-Sản lượng điện tăng rất nhanh, từ 8,8 tỉ Kwh (1990) lên 52,1 tỷ kwh (2005)
- Cơ cấu sản lượng điện có sự thay đổi:
+Giai đoạn 1991 – 1996, thủy điện chiếm hơn 70% sản lượng điện cả nước do hàng loạt nhà máy lớn đi vào hoạt động.
+Năm 2005 trở về sau, nhiệt điện lại chiếm 70% sản lượng điện do phát triển các nhà máy chạy bằng than, dầu, khí tự nhiên
- Mạng lưới đường dây tải điện phát triển, đáng chú ý nhất là đường dây siêu cao áp từ Hòa Bình đến Phú Lâm( T.P Hồ Chí Minh)
*Thủy điện:
-Tiềm năng:
+ Tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW và sản lượng 260-270kwh, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%).
- Phân bố:
+ Miền Bắc: Hòa Bình (1900 MW) trên s. Đà, Thác bà (110MW) trên s. Chảy.
+ Miền trung và Tây Nguyên: Yaly (700MW) trên s. Xê Xan, Hàm Thuận- Đa Mi( trên sông la Ngà, Hàm Thuận 300MW, Đa Mi 175MW), Đa Nhim trên sông Đa Nhim(160MW)
+ Miền Nam: Trị An (400 MW) trên s. Đồng Nai.
* Nhiệt điện:
-Tiềm năng:
+ Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí.
-Phân bố:
+Các nhà máy nhiệt điện phía bắc chủ yếu dựa vào than ở Quảng Ninh, Đây là vùng than lớn nhất nước ta chiếm 90% trữ lượng than cả nước. Nhà máy tiêu biểu Phả Lại 1 và 2 (chạy bằng than, tổng công suất trên 1000 MW), Uông Bí và Uông Bí mở rộng ( chạy bằng than ,tổng công suất 450 MW)
+Các nhà máy nhiệt điện ở miền Trung và miền Nam chủ yếu dựa vào dầu, khí với các nhà máy tiêu biểu Phú Mỹ 1, 2, 3, 4 (4100 MW, khí), Bà rịa (411MW, khí), Hiệp Phước(375MW, dầu...)
*Ngoài ra còn các nguồn năng lượng mới như năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân, năng lượng gió đang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)