ÔN THPT QG
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình |
Ngày 26/04/2019 |
64
Chia sẻ tài liệu: ÔN THPT QG thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
TÊN CHUYÊN ĐỀ
CÁC CHIẾN LƯỢC CHẾN TRANH LEO THANG CỦA ĐẾ QUỐC MỸ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM(1954-1973) VÀ NHỮNG THẮNG LỢI QUÂN SỰ CỦA TA LÀM PHÁ SẢN CÁC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐÓ.
Nội dung chuyên đề.
A.Hệ thống kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa sử dụng cho chuyên đề.
1.Chiến lược chiến tranh đơn Phương (1954-1960).
1.1.Về phía quân Mĩ- Diệm.
a/Hoàn cảnh:
Sau khi Pháp thất bại, Mĩ trực tiếp can thiệp vào Việt Nam. Mùng 7/11/1954, Mĩ cứ tưởng Cô Lin sang làm đại sứ ở miền Nam Việt Nam với âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới để làm bàn đạp tấn công miền Bắc và ngăn chặn làn sóng cách mạng ở Đông Nam Á. Dựa vào Mĩ, Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng dựng lên một chính quyền độc tài gia đình trị ở Miền Nam và ra sức chống phá cách mạng ở miền Nam. Giữa năm 1954, Diệm lập ra Đảng cần lao nhân vị làm Đảng cầm quyền. Cuối năm 1954, thành lập “ Phong trào cách mạng quốc gia” và đưa ra mục tiêu “ Chống cộng, đả thực, bài phong”.
b/ Âm mưu: “Tìm diệt các cán bộ và cơ sở cách mạng của ta ở miền Nam” biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới để làm bàn đạp tấn công miền Bắc và ngăn chặn làn sóng Cách Mạng XHCN ở Đông Nam Á.
c/ Thủ đoạn: Diệm ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật” và tháng 5/ 1959 ra đạo luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam giết hại nhiều người vô tội.
- Chính quyền Diệm còn thực hiện chương trình cải cách điền địa nhằm lấy lại ruộng đất mà cách mạng đã giao cho nhân dân, lập ra các khu dinh điều khu trù mật để kìm kẹp nhân dân tách nhân dân ra khỏi cách mạng.
1.2.Về phía quân ta.(Chủ trương của ta và những thắng lợi quân sự của ta.)
a.Chủ trương của ta ( Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm,gìn giữ và phát triển lực lượng cách mạng,tiến tới “Đồng Khởi”(1954-1960). (Ban nâng cao).
*.Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng
- Với mưu đồ tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, tại Hội nghị Giơnevơ 1954 đại diện Mĩ đã ra tuyên bố không chịu sự ràng buộc của Hiệp định.
- Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết, Mĩ thay thế Pháp, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm thực hiện âm mưu chia cắt nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
- Tháng 7 - 1954, Trung ương Đảng đề ra cho cách mạng miền Nam nhiệm vụ chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
* Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam
+ Diễn biến
- Mở đầu là “Phong trào hòa bình” của trí thức và các tầng lớp nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tháng 8 - 1954 với những cuộc mít tinh, hội họp và đưa ra yêu cầu đòi chính quyền thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ.
- Mĩ – Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp. Tuy nhiên, phong trào đấu tranh vì mục tiêu hòa bình của các tầng lớp nhân dân tiếp tục dâng cao, lan rộng tới các thành phố khác và các vùng nông thôn, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia, hình thành nên mặt trận chống Mĩ – Diệm.
- Phong trào từ đấu tranh chính trị hòa bình chuyển sang dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới.
+ Kết quả, ý nghĩa: cách mạng miền Nam tuy gặp tổn thất khá nặng nề nhưng tinh thần quần chúng vẫn được giữ vững, cơ sở cách mạng miền Nam vẫn được bảo toàn, lực lượng cách mạng vẫn được duy trì…
b.Thắng lợi quân sự của ta( Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960)
* Hoàn cảnh lịch sử
- Trong những năm 1957 – 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, thử thách. Chính quyền Ngô Đình Diệm tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân: ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật (5 – 1957), ra Luật 10/59… Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách.
- Cách mạng miền Nam tuy gặp phải khó khăn, tổn thất khá nặng nề nhưng tinh thần quần chúng vẫn được giữ vững, cơ sở cách
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)