ÔN THPT QG

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình | Ngày 26/04/2019 | 72

Chia sẻ tài liệu: ÔN THPT QG thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ
VAI TRÒ CỦA MIỀN BẮC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954-1975)

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Xác định vấn đề
- Trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ (1954-1975), miền Bắc có vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Nội dung này thể hiện qua nhiều bài cùng với quá trình đấu tranh ở miền Nam, để giúp học sinh hiểu một cách hệ thống tôi đưa thành một chuyên đề chung: VAI TRÒ CỦA MIỀN BẮC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954-1975)
- Chuyên đề này dạy sau khi đã học cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam (1954-1975). Thời gian dạy kiến thức cơ bản: 3 tiết. Nếu nâng cao luyện kĩ năng cần thêm 3 tiết.
2. Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng, thái độ tư tưởng
- Dự kiến các hoạt động sẽ tổ chức cho học sinh theo lối học tích cực. Giúp học sinh hiểu và giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc Niệt Nam: Nam – Bắc một nhà, sông có thể cạn, suối có thể mòn, nhưng chân lý đó không có gì thay đổi.
- Qua chuyên đề giáo dục cho học sinh tình cảm của con người Việt, sẵn sàng giúp đỡ nhau không ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì chân lý “Không có gì quí hơn độc lập tự do”.
- Sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, các câu chuyện kể… khuyến khích các em thảo luận đưa ra ý kiến phát triển tư duy, khả năng phân tích vấn đề. Đánh giá đúng sự chỉ đạo sáng tạo trong nghệ thuật quân sự và ngoại giao của Đảng ta.
- Chuyên đề cũng giúp các em hiểu rõ về những đóng góp của nhân dân miền Bắc trong cuộc kháng chiến, vừa là hậu phương cung cấp nhân tài vật lực cho miền Nam, vừa là tiền tuyến chia lửa đập tan âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta của đế quốc Mĩ.
- Chuyên đề bồi dưỡng thêm lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc của con người Việt.


B. XÂY DỰNG NỘI DUNG KIẾN THỨC CHUYÊN ĐỀ
- Chuyên đề này nằm trong chương trình lịch sử lớp 12, kiến thức cơ bản thể hiện cụ thể trong các bài ở lớp 12 cơ bản: Bài 21 (I, II1a,; IV1,2). Bài 22 (II1,2: IV2). Bài 23 (I)
- Bài 24. (SGK 12 NC)
Mục I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương
Mục II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960)
1. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1957)
a. Hoàn thành cải cách ruộng đất (không đi vào chi tiết)
b. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh(Phần này đọc thêm)
2. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội (1958-1960)(Phần này đọc thêm)
- Bài 25. (SGK 12 NC)
Mục I. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965)
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)
2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961-1965)
- Bài 26. (SGK 12 NC)
Mục II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965-1968).
1. Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.
2. Miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại.
(Học sinh chỉ cần nắm được vai trò của hậu phương miền Bắc)
3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn.
- Bài 27. (SGK 12 NC)
Mục II. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ và làm nghĩa vụ hậu phương (1969-1973)
1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vừa sản xuất.
3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn
- Bài 28. (SGK 12 NC)
Mục I. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam.

C. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. TÌNH HÌNH VÀ NHIỆM VỤ CỦA MIỀN BẮC SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ (1954 -1960)
1. Tình hình miền Bắc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)