ÔN THPT QG

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình | Ngày 26/04/2019 | 72

Chia sẻ tài liệu: ÔN THPT QG thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 – 1930
Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề:
VẤN ĐỀ 1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
A. Kiến thức cơ bản cần nắm
- Học sinh nhận thức được hoàn cảnh thế giới tác động trực tiếp đối với cách mạng Việt Nam.
- Nội dung chính của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
- Chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam trước tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
B. Nội dung
1.Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
* Nguyên nhân:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận đã họp để phân chia thế giới. Một trật tự thế giới mới đã hình thành.
- CTTG I làm cho nền kinh tế Pháp bị tổn thất nặng nề:
+ Hơn 1,4 triệu người chết, thiệt hại về vật chất lên tới 200 tỉ Frăng.
+ Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga xô viết ra đời, Pháp mất thị trường cho vay lãi lớn là Nga.
- Trong những năm 1897 – 1913, Pháp đã tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Qua đó, chúng đã xác lập được một số cơ sở hạ tầng của nền kinh tế như giao thông vận tải, điện nước…
- Mặt khác, sau chiến tranh, tình hình Việt Nam tương đối ổn định, những cuộc khởi nghĩa bị dập tắt chưa có điều kiện để bùng nổ trở lại.
( Vì vậy, để hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục kinh tế, nhà cầm quyền Pháp vừa thúc đẩy sản xuất trong nước, vừa tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa, trước hết là các nước Đông dương và Châu Phi.
*Nội dung khai thác:
- Cuộc khai thác thuộc địa lần hai do toàn quyền Anbe Xa rô đề ra được thực hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1929).
- So với cuộc khai thác thuộc địa lần I thì ở cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đã đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam. Chỉ trong vòng 6 năm (từ 1924-1929), số vốn đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam lên đến 4 tỉ phrăng:
* Trong nông nghiệp:
+ Đây là ngành Pháp bỏ vốn đầu tư nhiều nhất, năm 1927 số vốn đầu tư vào nông nghiệp là 400 triệu frăng.
+ Diện tích các đồn điền trồng lúa, trồng cao su, cà phê được mở rộng. Nhiều công ti trồng cao su được ra đời như : Công ti Đất đỏ, công ti Trồng cây nhiệt đới...
* Trong công nghiệp:
+ Pháp chú trọng đầu tư vào khai thác mỏ, trước hết là mỏ than. Nhiều công ti khai thác mỏ than được thành lập như: Công ti than Hạ Long - Đồng Đăng, công ti than Đông Triều… Ngoài ra, các cơ sở khai thác mỏ thiếc, kẽm, sắt đều được bổ sung thêm vốn, tăng nhân công và đẩy mạnh tiến độ khai thác.
+ Một số cơ sở chế biến quặng, kẽm, các nhà máy sợi tơ, nhà máy rượu, diêm, đường, xay xát được nâng cấp và mở rộng quy mô: Nhà máy rượu Hà Nội, nhà máy xay sát gạo Chợ Lớn…
* Trong thương nghiệp:
+ Trước hết là ngoại thương có bước phát triển mới, có sự tăng tiến hơn trước những năm 1929-1930 hàng hoá Pháp nhập vào Việt Nam chiếm 63 % tổng số hàng nhập.
+ Quan hệ giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.
- Giao thông vận tải được phát triển:
+ Được đầu tư nhằm phục vụ công cuộc khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu, lưư thông hàng hoá trong và ngoài nước và đàn áp các phong trào đấu tranh.
+ Pháp xây dựng thêm nhiều Km đường sắt, nhiều tuyến đường sắt Đông Dương được nối liền thêm đoạn như Đồng Đăng – Na Sầm (19229), Vinh- Đông Hà…
+ Hệ thống giao thông đường thuỷ, bộ, hải cảng tiếp tục được mở rộng, xây dựng thêm nhiều cảng mới như Hòn Gai, Bến Thuỷ.. ..
- Các đô thị được mở rộng và dân cư đông hơn.
-Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi.
+ Ngoài việc đẩy mạnh khai thác thực dân Pháp còn thi hành các biện Pháp tăng thuế nên ngân sách Đông Dương thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912.
* Chuyển biến về kinh tế (Kết luận chung):
- Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)