ÔN THPT QG

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình | Ngày 26/04/2019 | 75

Chia sẻ tài liệu: ÔN THPT QG thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ
CÔNG LAO CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1919 - 1945)
PHẦN NỘI DUNG
A. MỤC TIÊU VỀ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG
1. Mục tiêu về kiến thức
Sau bài học, học sinh cần:
- Hiểu và trình bày được hoàn cảnh dẫn đến việc Nguyễn Tât Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Trình bày được quá trình lựa chọn và tìm đến con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
-Đánh giá được công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Phân tích được vai trò của Nguyễn Ái Quốc với thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám – 1945.
2. Mục tiêu về kĩ năng
- Phát triển kĩ năng tổng hợp và hệ thống hoá các sự kiện lịch sử.
- Phát triển kĩ năng khai thác tư liệu lịch sử.
- Phát triển kĩ năng đánh giá vai trò của cá nhân với lịch sử.
3. Mục tiêu về thái độ, tư tưởng tình cảm
- Bồi dưỡng về tinh thần yêu nước, lòng kính yêu với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
- Bồi dưỡng tinh thần vươn lên, tự học, tự phấn đấu, hưởng ứng cuộc vận động “Sống và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
4. Định hướng các năng lực hình thành
a. Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử về quá trình tìm đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin, quá trình vận động thành lập Đảng và công cuộc chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Ái Quốc.
- Năng lực thực hành bộ môn:khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung chuyên đề.
- Năng lực tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, so sánh đối chiếu.
- Nhận xét, đánh giá về công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam (1919-1945).


B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam
Khái quát xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Vào đầu thế kỷ XIX, tình hình thế giới có nhiều biến động, bức tranh phân chia thế giới của chủ nghĩa đế quốc ngày càng được phác họa cơ bản và rõ nét. Sự áp bức và xu hướng thôn tính dân tộc của chủ nghĩa đế quốc đã tăng lên rõ rệt. Sự xuất khẩu tư bản vào các nước thuộc địa đã làm cho các dân tộc thuộc địa bị lôi cuốn vào con đường tư bản thực dân chủ nghĩa. Cũng từ đó sự thức tỉnh về ý thức dân tộc và phong trào đấu tranh tự giải phóng khỏi ách áp bức của thực dân tăng lên một cách mạnh mẽ. Việt Nam đã chịu sự tác động của bối cảnh lịch sử đó.
Năm 1858, Việt Nam đã bị thực dân Pháp xâm lược, mở đầu bằng cuộc tiến công vào cảng Đà Nẵng. Chúng từng bước thiết lập chế độ thống trị tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta. Sau khi hoàn thành việc xâm lược và bình định vũ trang, thực dân Pháp tiến hành những cuộc khai thác thuộc địa nhằm cướp đoạt tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nhân công rẻ mạt, cho vay nặng lãi, mở rộng thị trường tiêu thụ hành hoá của chính quốc. Trên tất cả mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến văn hoá tư tưởng chúng đều tìm mọi cách kìm hãm sự phát triển của dân tộc ta.
Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chống lại chúng. Ở khắp nơi trong nước, nhân dân ta đã tham gia đấu tranh dưới ngọn cờ của các sĩ phu yêu nước đương thời theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Từ những phong trào tự phát đến những phong trào có tổ chức, lãnh đạo, các phong trào diễn ra ngày càng một hoàn thiện hơn. Tuy rằng các phong trào đều bị đàn áp dã man nên đã bị thất bại nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa đó đã để lại tiếng vang lớn, gây cho địch nỗi hoang mang lo sợ.
Nguyễn Ái Quốc tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại Làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc (1863-1929) đỗ Phó bảng, bị ép ra làm quan, sau bị cách chức, chuyến sang làm nghề thầy thuốc. Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan (1868-1900), một phụ nữ có học, đảm đang, chăm lo cho chồng con hết mực. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, trên quê hương Nghệ Tĩnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)