ÔN THI TRẮC NGHIỆM 2019. LỊCH SỬ VN 1919 - 1954

Chia sẻ bởi Hoàng Văn Dựng | Ngày 26/04/2019 | 304

Chia sẻ tài liệu: ÔN THI TRẮC NGHIỆM 2019. LỊCH SỬ VN 1919 - 1954 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

CHỦ ĐỀ 1: VIỆT NAM 1919 – 1930

BÀI 12 : PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925

I. TÓM TẮT KIẾN THỨC:
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
- Nguyên nhân: Bù đắp thiệt hại trong chiến tranh thế giới I
- Điểm mới: Tăng cường quy mô, tốc độ khai thác
- Đầu tư chủ yếu: vào nông nghiệp và khai mỏ
- Hệ quả
+ Kinh tế: Phát triển mất cân đối, còn lạc hậu, phụ thuộc vào kinh tế Pháp
+ XH: Mâu thuẫn dân tộc sâu sắc hơn
2. Phong trào dân chủ 1919 – 1925.
- Bối cảnh: + Cuộc khai thác thuộc địa lần 2( Mâu thuẩn dân tộc gay gắt.
+ Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi(11/1917)
+ Quốc tế Cộng sản được thành lập (3/1919)
+ Các nước tư bản thiết lập trật tự Vecxai – Oasinhton.
- Phong trào của tư sản dân tộc: Chủ yếu đòi mục tiêu kinh tế
- Phong trào công nhân: Phát triển từ tự phát lên tự giác.
- Tầng lớp tiểu tư sản: Đòi tự do dân chủ.
Đặc điểm: Phong trào chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế, mang tính tự phát
3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn(7/1920), chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin về nước. Xây dựng mối quan hệ quốc tế cho CMVN. (Cần nắm các mốc thời gian hoạt động chủ yếu của N.A.Q)

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?
A. Công nghiệp chế biến. B. Nông nghiệp và khai thác mỏ
C. Nông nghiệp và thương nghiệp. D. Giao thông vận tải
Câu 2. Chỗ dựa của thực dân Pháp để tăng cường bóc lột nông dân trong cuộc khai thác lần thứ 2 là
A. giai cấp địa chủ phong kiến. B. tầng lớp đại địa chủ
C. tầng lớp tư sản mại bản. D. tầng lớp tư sản dân tộc
Câu 3. Lĩnh vực kinh tế nào không được Pháp chú trọng đầu tư trong chương trình khai hác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?
A. Công nghiệp nặng. B. Ngoại thương
C. Công nghiệp nhẹ. D. Giao thông vận tải
Câu 4. Nhằm độc quyền chiếm thị trường Đông Dương, tư bản độc quyền Pháp đã làm gì?
A. Ban hành đạo luật đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài nhập vào Đông Dương
B. Cản trở hoạt động của tư bản Trung Quốc, Nhật Bản
C. Lập ngân hàng Đông Dương
D. Chỉ nhập hàng hóa Pháp vào thị trường Đông Dương
Câu 5. Chính sách khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp ở Việt Nam (1919-1929) có điểm gì tương đồng với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Pháp chú trọng đầu tư vào ngành khai thác mỏ.
B. Pháp không đầu tư nhiều vào các ngành công nghiệp nặng.
C. Đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất nhập khẩu.
D. Không đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng.
Câu 6. Thực dân Pháp bát đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929) trong bối cảnh thế giới như thế nào?
A. Nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa ổn định.
B. Hệ thống thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa Âu-Mỹ bị thu hẹp.
C. Các nước tư bản châu Âu gánh chịu hậu quả chiến tranh nặng nề.
D. Nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển mạnh.
Câu 7. Vì sao thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc?
A. Để bù vào những thiệt hại trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
B. Để bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra
C. Do ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Pháp là nước thắng trận nên có đủ sức mạnh tiến hành khai thác ngay
D. Do Việt Nam có nhiều cao su và than là 2 mặt hàng mà thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn sau chiến tranh.
Câu 8. Thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) chủ yếu là do
A. nguồn nhân lực Việt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Văn Dựng
Dung lượng: | Lượt tài: 14
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)