ôn thi tôt nghiêp

Chia sẻ bởi Hồ Minh Tuấn | Ngày 10/05/2019 | 129

Chia sẻ tài liệu: ôn thi tôt nghiêp thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Phần một
Thiết kế bài học lịch sử lớp 11 THpt (giáo án)
Mục tiêu:
Sau khi tìm hiểu nội dung học viên có khả năng:
- Thấy được sự cần thiết phải đổi mới việc thiết kế giáo án theo các hoạt động nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
- Hiểu được những yêu cầu của cơ bản đối với việc thiết kế một bài học lịch sử.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa cấu trúc theo kiểu truyền thống và cấu trúc của một bài học theo yêu cầu đổi mới.
- Biết thiết kế một bài học theo các hoạt động.


*Quan niệm về giáo án:
Giáo án là bản kế hoạch của một tiết lên lớp thể hiện rõ công việc của thầy giáo và học sinh, nêu một cách vắn tắt nội dung và phương pháp mà thầy giáo xác định trước theo yêu cầu bài học.
Như vậy, giáo án bao gồm nội dung, phương pháp giảng dạy và cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh
*Tiêu chí đánh giáo án
Phản ánh được nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa.
-Thể hiện được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học; nêu rõ được hoạt động của GV và HS trong bài học.
- Phản ánh được các điều kiện cụ thể của đối tượng HS, điều kiện cơ sở vật chất.
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên lên lớp đạt hiệu quả cao
- Tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội bài tốt.
* Quan niệm cũ về cấu trúc giáo án :
Bài học phải đầy đủ và thực hiện theo trình tự các bước lên lớp :
- ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ
- Dẫn dắt vào bài mới
- Giảng bài mới
Củng cố, dặn dò học sinh
* Quan niệm hiện nay:
- Đó là những công việc của một bài học mà giáo viên cần thực hiện không nhất phải tuân thủ theo trình tự và đủ cả 5 bước, cần vận dụng sao cho linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo không cứng nhắc và máy móc.
* Gợi ý về cấu trúc bài học

Một giáo án lịch sử thường được thiết kế theo những yêu cầu sau:

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Phải xác định được bài có mấy đơn vị kiến thức cơ bản, kiến thức kiến thức trọng tâm

2. Tư tưởng, tình cảm
Qua bài học giáo dục cho học sinh về mặt nào: yêu quê hương đất nước,yêu lao động, biết ơn các anh hùng liệt sĩ, lòng tự hào dân tộc, tinh thần quốc tế vô sản.

3. Kĩ năng
Bài học rèn cho học sinh những kĩ năng gì: so sánh đối chiếu, lập bảng thống kê, phân tích tổng hợp , sử dụng bản đồ ....

II. Thiết bị và tài liệu dạy học
-Giáo viên chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học: đầu Vidio, đèn chiếu,
-Về phía học sinh cũng phải chuẩn bị: sưu tần tranh ảnh, vẽ bản đồ, chuẩn bị bài tập trò chơi...
III. Tiến trình tổ chức dạy và học
Được tiến hành bao gồm các công việc sau:
1. ổn định và tổ chức các hoạt động dạy học
.2. Kiểm tra bài cũ
3. Dẫn dắt vào bài mới
4. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
- Thiết kế theo hoạt động của thày và trò
- Mỗi hoạt động thường được tiến hành các công việc sau:
*Thiết kế các hoạt động của GV và HS trong giáo án Lịch sử:
Thứ nhất: Xác định mức độ kiến thức cần đạt của hoạt động đó: thông qua hoạt động đó HS nắm được nội dung kiến thức gì, mức độ như thế nào?
Thứ hai: Tổ chức thực hiện với hoạt động của GV và HS bao gồm các công việc sau :
- Thông báo thông tin, cho học sinh làm việc với SGK, tư liệu lịch sử, tranh ảnh , bản đồ, xem băng, tuy nhiên thông tin phải có định hướng của giáo viên.
- Xử lí các thông tin, với việc nêu các câu hỏi, bài tập, vấn đề thảo luận thông qua các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoặc cả lớp dưới sự tổ chức hướng dẫn của thày.
- Kết quả xử lí và kết luận, học sinh thông báo kết quả xử lí thông tin, thày đưa ra nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ sung và chốt ý.
Ví dụ, sau đây thể hiện cụ thể theo hoạt động của thày và hoạt động của trò
2.5.Sơ kết bài học
- Củng cố :
+ Sau khi kết thúc bài học giáo viên khái quát và tổng kết toàn bộ nội dung của bài; có thể củng cố, sơ kết sau mỗi mục nếu thấy cần thiết.
+ Việc củng cố còn có thể tiến hành bằng cách GV nêu các câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, yêu cầu HS trả lời .

- Dặn dò, ra bài tập :
+ Dặn dò học sinh chuẩn bị công việc ở nhà phục phụ cho bài mới như: tìm hiểu SGK, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu tham khảo, làm đồ dùng học tập...
+ Giáo viên ra bài tập hướng dẫn học sinh làm bài ở lớp hoặc ở nhà
Phần hai
đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

I. Mục tiêu
Sau khi tìm hiểu nội dung của học động học viên có khả năng:
-Hiểu và trình bày được sự cần thiết phải đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
-Phân biệt được sự khác nhau giữa về hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá kiểu truyền thống và phương pháp đánh giá theo yêu cầu đổi mới.
Đánh giá được những ưu điểm, hạn chế của câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm.
- Xây dựng được các dạng câu hỏi trắc nghiệm và kĩ thuật biên soan câu hỏi trắc nghiệm .
- Thiết kế được ma trận đề kiểm tra đánh giá.


*Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS:
Kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức của đánh giá. Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
Làm sáng tỏ mức độ đạt được của HS về kiến thức, kĩ năng và thái độ so với mục tiêu dạy học đã đề ra
Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS, giúp HS nhận ra sự tiến bộ cũng như những tồn tại của cá nhân học sinh. Từ đó khuyến khích, thúc đẩy việc học tập của các em.
- Giúp cho cán bộ quản lí giáo dục ở các cấp biết mức độ đạt được của học sinh so với mục tiêu môn học để họ có thể điều chỉnh hoạt động chuyên môn
- Phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của chương trình, sách giáo khoa, nếu cần thiết có thể kiến nghị điều chỉnh lại.
*Nội dung kiểm tra, đánh giá của môn học cần bao gồm cả các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ. Song chủ yếu tập trung vào việc kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS.
Về mặt kiến thức
Kết quả học tập của HS bậc THPT cần được đánh giá theo 6 mức độ:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Phân tích
Tổng hợp
Đánh giá
Về kĩ năng
- Sử dụng lược đồ, biểu đồ, lập bảng thống kê...
- Kĩ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức).
- Kĩ năng thu thập, xử lí, viết báo cáo và trình bày các thông tin lịch sử.


Hình thức kiểm tra bao gồm trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.
- Tự luận với câu hỏi mở:
+ Loại này đòi hỏi HS phải trả lời bằng vốn kiến thức và kinh nghiệm học tập đã có. HS phải tự trình bày ý kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra.
+ Tự luận cho phép đánh giá được sự hiểu biết, năng lực trí tuệ, khả năng diễn đạt của HS.
-Trắc nghiệm:
Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm mà trong đó mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết đòi hỏi HS phải viết câu trả lời ngắn hoặc lựa chọn một câu trả lời gọi là trắc nghiệm khách quan.
Các dạng và kĩ thuật biện soạn câu hỏi trắc nghiệm.

* Câu hỏi đúng - sai: loại này chỉ gồm hai lựa chọn (đúng hoặc sai) và là loại trắc nghiệm rất đơn giản, dễ sử dụng. Tuy nhiên kết quả bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố ngẫu nhiên.
Ví dụ: Trong các câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai?
Hãy đánh dấu Đ hoặc S vào ô sau các ý về Chính sách kinh tế mới do Lê nin khởi xướng

Dạng câu có nhiều lựa chọn
Được trình bày dưới dạng một câu hỏi gồm hai phần: phần dẫn và phần lựa chọn. Phần dẫn là một câu hỏi, có thể là một câu hỏi chưa hoàn chỉnh. Phần lựa chọn thường bao gồm 4 phương án trả lời, học sinh phải lựa chọn một trong các phương án đó.
Hãy khoanh vào chữ in hoa trước câu trả lời mà em cho là đúng
VD: 1.Trước cuộc duy tân Minh trị chế độ Mạc Phủ đứng trước nguy cơ, thử thách nghiêm trọng nào ?
A. Mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt
B.Nhân dân trong nước nổi dậy chống đối
C.Các nước tư bản dùng vũ lực đòi Nhật Bản phải mở cửa
D.Nhà Thanh Trung Quốc chuẩn bị xâm lược Nhật Bản
2.Sau khi chi?m du?c 6 t?nh Nam Kỡ, th?c dõn Phỏp dó
A. tỡm cỏch xoa d?u nhõn dõn
B. b? tri?u dỡnh nh� Nguy?n ph?n ?ng
C. b?t tay thi?t l?p b? mỏy cai tr?, chu?n b? k? ho?ch dỏnh ra B?c Kỡ
D. ng?ng k? ho?ch m? r?ng cu?c chi?n, c?ng c? l?c lu?ng.



Câu hỏi điền khuyết:
Căn cứ vào các dữ liệu đã cho hoặc dựa vào kiến thức đã học mà tìm các từ, các cụm từ điền vào chỗ trống theo yêu cầu của bài tập.
Ví dụ: Hãy điền vào chỗ chấm(...) đoạn trích dưới đây sao cho phù hợp vớp nội dung Chính sách kinh tế mới của Lê nin
Trong nông nghiệp, Nhà nước thay thế....bằng thu thuế lương thực.Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã qui định, nông dân được toàn quyền... và được tự do...
1.sử dụng số dư thừa
2. bán ra thị trường
3.Chế độ trưng thu lương thực
Dạng câu ghép đôi
Được trình bày dưới dạng một bảng thống kê bao gồm hai cột: Cột thời gian- cột sự kiện được trình bày không đúng, học sinh phải nối thời gian với sự kiện sao cho đúng
Ví dụ: (a - 4, b -1, c - 2, d - 3)


Qui trình biên soạn đề kiểm tra.
a/ Xác định mục tiêu và nội dung kiểm tra.
b/ Thiết lập ma trận hai chiều

Ví dụ: Ma trận sau đây thiết kế đề kiểm tra một tiết của " chương II. Các nước TBCN giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)theo chương trình chuẩn
c/ Thiết kế câu hỏi theo ma trận
d/ Xây dựng đáp án và biểu điểm
Theo qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thang đánh giá điểm 0 đến điểm 10, có thể lẻ 0,5 ở bài kiểm tra học kì và cuối năm với các hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệp khách quan hoặc kết hợp cả hai, chúng ta có thể xây dựng biểu điểm chấm như sau:
a) Biểu điểm với hình thức tự luận : như cũ
b) Biểu điểm với hình thức trắc nghiệm : Điểm tối đa toàn bài là 10 được chia đều cho số câu hỏi toàn bài.
c) Biểu điểm kết hợp hai hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan:
Điểm tối đa toàn bài là 10 . Sự phân bố điểm cho từng phần (TN, tL) được tuân theo nguyên tắc:
Tỷ lệ thuận với thời gian dự định HS hoàn thành từng phần (được xây dựng khi thiết kế ma trận)
Mỗi câu trắc nghiệm khách quan nếu trả lời đúng đèu có số điểm như nhau.Ví dụ: nếu ma trận thiết kế dành 70% thời gian cho tự luận và 30% cho trắc nghiệm khách quan thì số điểm tối đa cho câu hỏi tự luận là 7, các câu hỏi trắc nghiệp khách quan là 3. Mỗi câu trắc nghiệp khách quan trả lời đúng thường được 0,25 điểm, sai được 0 điểm.
Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học Lịch sử 11

1. Nắm vững những yêu cầu chung về sử dụng thiết bị dạy học:
-Việc sử dụng các thiết bị dạy học là một yêu cầu bắt buộc trong dạy học lịch sử.
-Trước kia quan niệm thiết bị dạy học môn lịch sử chỉ nhằm minh hoạ, nay ngoài chức năng, tác dụng đó, người ta còn đặc biệt nhấn mạnh đó là một trong những nguồn nhận thức quan trọng của việc truyền bá và nhận thức lịch sử.
- Khai thác triệt để chức năng, tác dụng này sẽ tạo điều kiện để giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học; học sinh có điều kiện chủ động, tích cực tham gia vào quá trình tự nhận thức lịch sử một cách tốt nhất.
Lược đồ LS:
* Những kĩ năng cần lưu ý
- Kĩ năng quan sát
-Kĩ năng tường thuật, miêu tả
-Kĩ năng so sánh, nhận định, đánh .
- Kĩ năng vẽ lược đồ
* Các bước tiến hành khai thác nội dung lược đồ
Bước 1: Cho HS quan sát lược đồ, trong đó chú ý quan sát cả nội dung, danh giới và các kí hiệu của lược đồ.
Bước 2: GV đặt câu hỏi nêu vấn đề và gợi ý HS tìm hiểu nội dung lược đồ.
Bước 3: HS trả lời câu hỏi bằng việc trình bày kết quả tìm hiểu nội dung lược đồ.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung HS trả lời và hoàn chỉnh nội dung lược đồ mà HS cần tìm hiểu cung cấp cho HS.
Cuối cùng, HS nắm được cách khai thác lược đồ, nội dung của lược đồ gắn liền và nội dung của bài học .

Tranh ảnh:
* những kĩ năng cần lưu ý
- Kĩ năng quan sát, nhận xét.
-Kĩ năng mô tả, tường thuật
-Kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá.
* Các bước làm việc với tranh ảnh
Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác.
Bước 2 : GV đưa ra câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh.
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi đã quan sát, kết kợp gợi ý của GV và tìm hiểu nội dung trong bài học.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung HS trả lời, hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung cấp cho HS.
Cuối cùng, học sinh nắm được cách khai thác tranh ảnh và nội dung tranh ảnh trong bài học .


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Minh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)