ôn thi TN và Đại học lý 12
Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Thái |
Ngày 17/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: ôn thi TN và Đại học lý 12 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NẮM THEO CHUẨN KIẾN THỨC
Tán sắc ánh sáng
Nắm được thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của NewTon
Mô tả được hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính.
Hiểu được ánh sáng đơn sắc là gì ?
Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng
Nêu được hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là gì.
Trình bày được một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng.
Nêu được vân sáng, vân tối là kết quả của sự giao thoa ánh sáng.
Nêu được điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa ánh sáng.
Nêu được hiện tượng giao thoa chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng và nêu được tư tưởng cơ bản của thuyết điện từ ánh sáng.
Nêu được mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.
Nêu được chiết suất của môi trường phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng trong chân không.
Các loại quang phổ
Nắm được cấu tạo và công dụng của máy quang phổ lăng kính
Nêu được quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ và hấp thụ là gì và đặc điểm chính của mỗi loại quang phổ này.
Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại. Tia X. Thang sóng điện từ
Nêu được bản chất, các tính chất và công dụng của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia X.
Kể được tên của các vùng sóng điện từ kế tiếp nhau trong thang sóng điện từ theo bước sóng.
CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG THEO CHUẨN KIẾN THỨC.
Mô tả hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính.
Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Niu-tơn (1672): Một chùm ánh sáng trắng truyền qua lăng kính bị phân tích thành các thành phần ánh sáng có màu khác nhau: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím, trong đó ánh sáng đỏ lệch ít nhất, ánh sáng tím lệch nhiều nhất.
Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn: Chùm sáng đơn sắc khi đi qua lăng kính thì vẫn giữ nguyên màu của nó (không bị tán sắc mà chỉ bị lệch về đáy lăng kính).
Kết luận:
Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc.
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
Lưu ý:
Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng chùm ánh sáng trắng qua lăng kính không những bị khúc xạ lệch về đáy lăng kính mà còn bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau.
Ánh sáng trắng là tập hợp của rất nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
Hiện tượng tán sắc giúp ta giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, ví dụ như cầu vồng bảy sắc, và được ứng dụng trong máy quang phổ lăng kính.
Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là gì.
Hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản gọi là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.
Do có sự nhiễu xạ ánh sáng, chùm sáng khi qua lỗ O bị loe ra thêm một chút.
Nêu mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có tần số xác định, ứng với bước sóng trong chân không xác định, tương ứng với một màu xác định. Mỗi chùm ánh sáng đơn sắc coi như một sóng ánh sáng có bước sóng xác định.
Ánh sáng nhìn thấy nằm trong khoảng bước sóng từ 0,38 (m (ánh sáng màu tím) đến 0,76 (m (ánh sáng màu đỏ).
Chiết suất của môi trường phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng trong chân không.
Chiết suất của môi trường (các chất trong suốt) phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng trong chân không, chiết suất giảm khi bước sóng tăng. Chiết suất của các chất trong suốt biến thiên theo màu sắc ánh sáng và tăng dần từ màu đỏ đến màu tím.
Chiếc suất của chất làm lăng kính có giá trị khác nhau đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau.
Lưu ý:
+ n đỏ < n cam < n vàng < n lục < n lam < n chàm < n tím.
+ D đỏ < D cam < D vàng < D lục < D lam < D chàm < D tím.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng:
Vì ánh sáng trắng: Là sự tổng hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
Vì Chiết suất của các các chất trong suốt biến thiên theo màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ màu đỏ, đến màu tím ( nđ < ndcam < nv < nlục < nlam < nchàm < ntím).
Vì góc lệch của một tia sáng khúc xạ qua lăng
Tán sắc ánh sáng
Nắm được thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của NewTon
Mô tả được hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính.
Hiểu được ánh sáng đơn sắc là gì ?
Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng
Nêu được hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là gì.
Trình bày được một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng.
Nêu được vân sáng, vân tối là kết quả của sự giao thoa ánh sáng.
Nêu được điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa ánh sáng.
Nêu được hiện tượng giao thoa chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng và nêu được tư tưởng cơ bản của thuyết điện từ ánh sáng.
Nêu được mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.
Nêu được chiết suất của môi trường phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng trong chân không.
Các loại quang phổ
Nắm được cấu tạo và công dụng của máy quang phổ lăng kính
Nêu được quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ và hấp thụ là gì và đặc điểm chính của mỗi loại quang phổ này.
Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại. Tia X. Thang sóng điện từ
Nêu được bản chất, các tính chất và công dụng của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia X.
Kể được tên của các vùng sóng điện từ kế tiếp nhau trong thang sóng điện từ theo bước sóng.
CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG THEO CHUẨN KIẾN THỨC.
Mô tả hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính.
Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Niu-tơn (1672): Một chùm ánh sáng trắng truyền qua lăng kính bị phân tích thành các thành phần ánh sáng có màu khác nhau: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím, trong đó ánh sáng đỏ lệch ít nhất, ánh sáng tím lệch nhiều nhất.
Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn: Chùm sáng đơn sắc khi đi qua lăng kính thì vẫn giữ nguyên màu của nó (không bị tán sắc mà chỉ bị lệch về đáy lăng kính).
Kết luận:
Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc.
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
Lưu ý:
Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng chùm ánh sáng trắng qua lăng kính không những bị khúc xạ lệch về đáy lăng kính mà còn bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau.
Ánh sáng trắng là tập hợp của rất nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
Hiện tượng tán sắc giúp ta giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, ví dụ như cầu vồng bảy sắc, và được ứng dụng trong máy quang phổ lăng kính.
Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là gì.
Hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản gọi là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.
Do có sự nhiễu xạ ánh sáng, chùm sáng khi qua lỗ O bị loe ra thêm một chút.
Nêu mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có tần số xác định, ứng với bước sóng trong chân không xác định, tương ứng với một màu xác định. Mỗi chùm ánh sáng đơn sắc coi như một sóng ánh sáng có bước sóng xác định.
Ánh sáng nhìn thấy nằm trong khoảng bước sóng từ 0,38 (m (ánh sáng màu tím) đến 0,76 (m (ánh sáng màu đỏ).
Chiết suất của môi trường phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng trong chân không.
Chiết suất của môi trường (các chất trong suốt) phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng trong chân không, chiết suất giảm khi bước sóng tăng. Chiết suất của các chất trong suốt biến thiên theo màu sắc ánh sáng và tăng dần từ màu đỏ đến màu tím.
Chiếc suất của chất làm lăng kính có giá trị khác nhau đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau.
Lưu ý:
+ n đỏ < n cam < n vàng < n lục < n lam < n chàm < n tím.
+ D đỏ < D cam < D vàng < D lục < D lam < D chàm < D tím.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng:
Vì ánh sáng trắng: Là sự tổng hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
Vì Chiết suất của các các chất trong suốt biến thiên theo màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ màu đỏ, đến màu tím ( nđ < ndcam < nv < nlục < nlam < nchàm < ntím).
Vì góc lệch của một tia sáng khúc xạ qua lăng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Thái
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)