Ôn Thi TN +ĐH HÓA VÔ CƠ + ĐÁP ÁN

Chia sẻ bởi Đỗ Ánh Sao | Ngày 23/10/2018 | 67

Chia sẻ tài liệu: Ôn Thi TN +ĐH HÓA VÔ CƠ + ĐÁP ÁN thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
Bài 1: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI – DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI
I./ Tính chất vật lí:
Kim loại có những tính chất vật lí chung :Tính dẻo - Tính dẫn điện - Tính dẫn nhiệt - Ánh kim
Tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.
II./ Tính chất hóa học:
Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử (dễ bị oxi hóa)
M ---> Mn+ + ne
1./ Tác dụng với phi kim:
Thí dụ: 2Fe + 3Cl2  2FeCl3
Cu + Cl2 CuCl2
4Al + 3O2  2Al2O3
Fe + S  FeS
Hg + S ------> HgS
2./ Tác dụng với dung dịch axit:
a./ Với dung dịch axit HCl , H2SO4 loãng: (trừ các kim loại Cu , Ag , Hg , Au không có phản ứng) sản phẩm là muối và khí H2.
Thí dụ: Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
b./ Với dung dịch HNO3 , H2SO4 đặc: (trừ Pt , Au không phản ứng) sản phẩm là muối + sản phẩm khử + nước.
Thí dụ: 3Cu + 8HNO3 (loãng)  3Cu(NO3)2 + 2NO ↑ + 4H2O
Fe + 4HNO3 (loãng)  Fe(NO3)3 + NO ↑ + 2H2O
Cu + 2H2SO4 (đặc)  CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O
Chú ý: HNO3 , H2SO4 đặc nguội không phản ứng với các kim loại Al , Fe, Cr …
3./ Tác dụng với nước: các kim loại Li , K , Ba , Ca , Na phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường tạo bazơ và khí H2
Thí dụ: 2Na + 2H2O  2NaOH + H2
4./ Tác dụng với dung dịch muối: kim loại mạnh hơn khử ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do.
Thí dụ: Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu
III./ Dãy điện hóa của kim loại:
1./ Dãy điện hóa của kim loại:
K+ Na+ Mg2+ Al3+ Zn2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H Cu2+ Ag+ Au

Tính oxi hóa của ion kim loại tăng dần
K Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H2 Cu Ag Au

Tính khử của kim loại giảm dần
2./ Ý nghĩa của dãy điện hóa:
Dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa khử xảy ra theo chiều: chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chát khử mạnh hơn sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.
Thí dụ: phản ứng giữa 2 cặp Fe2+/Fe và Cu2+/Cu là:
Cu2+ + Fe  Fe2+ + Cu
Oxh mạnh khử mạnh oxh yếu khử yếu

Bài 2: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
I./ Khái niệm:
Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.
M ----> Mn+ + ne
II./ Các dạng ăn mòn kim loại:
1./ Ăn mòn hóa học: là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
2./ Ăn mòn điện hóa học:
a./ Khái niệm: ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
b./ Cơ chế:
+ Cực âm: kim loại có tính khử mạnh hơn bị oxi hóa.
+ Cực dương: kim loại có tính khử yếu hơn.
III./ Chống ăn mòn kim loại:
a./ Phương pháp bảo vệ bề mặt:
b./ Phương pháp điện hóa:
Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại có tính khử mạnh hơn. Thí dụ: để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta gắn vào những mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những lá kẽm (Zn).
Bài 3: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
I./Nguyên tắc:
Khử ion kim loại thành nguyên tử.
Mn+ + ne ----> M
II./ Phương pháp:
1./ Phương pháp nhiệt luyện: dùng điều chế những kim loại như Zn , Fe , Sn , Pb , Cu , Hg …
Dùng các chất khử mạnh như: C , CO , H2 hoặc Al để khử các ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ cao.
Thí dụ: PbO + H2  Pb + H2O
Fe2O3 + 3CO  2Fe + 3CO2
2./ phương pháp thủy luyện: dùng điều chế những kim loại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Ánh Sao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)