Ôn thi TN: cacbohidrat

Chia sẻ bởi Đỗ Huyền Linh | Ngày 09/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Ôn thi TN: cacbohidrat thuộc Hóa học 12

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 2:
GLUCOZƠ - SACCAROZƠ - TINH BỘT –XENLULOZƠ
Câu 1: Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có
A. nhóm chức axit.
B. nhóm chức xeton.
C. nhóm chức ancol.
D. nhóm chức anđehit.
Câu 2: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. glucozơ. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. fructozơ.
* Phân loại:
- Monosaccarit: Glucozơ, fructozơ
- Đisaccarit: saccarozơ
- Polisaccarit: tinh bột, xenlulozơ
Câu 3: Hai chất đồng phân của nhau là
A. glucozơ và mantozơ.
B. fructozơ và glucozơ.
C. fructozơ và mantozơ.
D. saccarozơ và glucozơ.
Câu 4: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. C2H5OH. B. CH3COOH.
C. HCOOH. D. CH3CHO
* C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
* So sánh Glucozơ và fructozơ
* So sánh Sacarozơ, Tb, xenlulozơ
Câu 5: Saccarozơ và glucozơ đều có
A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
B. phản ứng với dung dịch NaCl.
C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
Câu 6: Cho sơ đồ chuyển hoá:
Glucozơ  X  Y  CH3COOH.
Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CHO và CH3CH2OH.
B. CH3CH2OH và CH3CHO.
C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
D. CH3CH2OH và CH2=CH2.
Câu 7: Chất tham gia phản ứng tráng gương là
A. xenlulozơ. B. tinh bột. C. fructozơ. D. saccarozơ.
Câu 8: Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là
A. C6H12O6 (glucozơ). B. CH3COOH.
C. HCHO. D. HCOOH.
* Chọn chất không có nhóm -CHO
Câu 9: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là
A. glucozơ, glixerol, ancol etylic.
B. glucozơ, andehit fomic, natri axetat.
C. glucozơ, glixerol, axit axetic.
D. glucozơ, glixerol, natri axetat.
* Chọn axit (-COOH) và các chất có nhiều nhóm –OH cạnh nhau
Câu 10: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. D. kim loại Na.
* Nhóm hiđroxyl: -OH
Câu 11: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là
A. 184 gam. B. 276 gam. C. 92 gam. D. 138 gam.
* C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
180 2.46
360 x
 x= 360.2.46/180=184
Câu 12: Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,4 B. 45. C. 11,25 D. 22,5
* CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
0,2
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
0,1 0,2
m glu=0,1.180=18
Vì H=80% nên m glu=18.100/80=22,5
Câu 13: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là
A. 16,2 gam. B. 10,8 gam. C. 21,6 gam. D. 32,4 gam.
* Chú ý: tỉ lệ C6H12O6  2Ag
27/180=0,15 0,3
mAg=0,3.108=32,4
Câu 14: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucozơ đã dùng là (Cho Ag = 108)
A. 0,20M B. 0,01M
C. 0,02M D. 0,10M
* nAg=2,16/108=0,02
C6H12O6  2Ag
0,01 0,02
 CM glu= 0,01/0,05=0,2M
Câu 15: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 2,25 gam. B. 1,80 gam. C. 1,82 gam. D. 1,44 gam.
* C6H12O6 + H2  C6H14O6
180 182
x 1,82
X=1,8
Mà H=80% nên
m glu thực tế =1,8.100/80=2,25
* Chú ý: bt tính hiệu suất
- Làm bình thường
- Gắn thêm H(h%) lưu ý: biết chất tgia tính sản phẩm thì nhân với h%; ngược lại biết sản phẩm tính lượng chất tham gia thì nhân 100/h
Câu 16: Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là
A. saccarozơ. B. glucozơ. C. fructozơ. D. mantozơ.
Câu 17: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là
A. ancol etylic, anđehit axetic.
B. glucozơ, ancol etylic.
C. glucozơ, etyl axetat.
D. glucozơ, anđehit axetic.
Câu 18: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. hoà tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng.
C. tráng gương. D. thủy phân.
Câu 19: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A. protit. B. saccarozơ.
C. tinh bột. D. xenlulozơ.
Câu 20: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. B. 4.
C. 2. D. 5.
* Chọn glu, fruc.
Câu 21: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 250 gam. B. 300 gam. C. 360 gam. D. 270 gam.
(C6H10O5)n + nH2O  nC6H12O6
162n 180n
324 x
 x=324.180/162=360
Mà H=75% nên x= 360.75/100=270

Câu 22: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
A. 26,73. B. 33,00.
C. 25,46. D. 29,70.
* [C6H7O2(OH)3]n  [C6H7O2(ONO2)3]n
162n 297n
16,2 x
 x=29,7 Mà H=90% nên m=29,7.90/100=26,73
Câu 23: Cho các chất: ancol etylic, glixerol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
* Chọn glixerol, glucozơ, axit fomic
Câu 24: Muốn có 2610 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thuỷ phân hoàn toàn là
A. 4595 gam. B. 4468 gam.
C. 4959 gam. D. 4995 gam.
* C12H22O11C6H12O6+ C6H12O6
(glu) (fruc)
342 180
x 2610
 x=2610.342/180=4959
Câu 25: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là
A. Cu(OH)2 B. dung dịch brom. C. AgNO3 (NH3) D. Na
Câu 26: Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1620 000. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n là
A. 10000 B. 8000
C. 9000 D. 7000
*
Câu 27: Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là
A. 60g. B. 20g. C. 40g. D. 80g.
* C6H12O6 2Ag
0,4 86,4/108=0,8
Có tỉ lệ: C6H12O6  2CO2 2CaCO3
0,4 0,8
mCaCO3=0,8.100=80
Câu 28: Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. 3 B. 5 C. 1 D. 4
* Chọn axit và chất có nhiều nhóm OH cạnh nhau( axit, glixerol, glucozơ)
Câu 29: Lên men 41,4 gam glucozơ với hiệu suất 80%, lượng khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là
A. 18,4 B. 28,75g
C. 36,8g D. 23g.
* C6H12O6  2C2H5OH + 2CO2
41,4/180=0,23 0,46
nCO2 thực tế=0,46.80/100=0,368
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3
0,368 0,368
 mCaCO3=0,368.100=36,8
Câu 30: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khí sinh ra cho vào nuớc vôi trong dư thu được 120 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 60%. Giá trị m là
A. 225 gam. B. 112,5 gam.
C. 120 gam. D. 180 gam.
* CO2 + Ca(OH)2 CaCO3
1,2 120/100=1,2
C6H12O6  2C2H5OH + 2CO2
0,6 1,2
Vì H=60% nên m Glu=0,6.100/60.180=180
Câu 31: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol etylic, axetilen, fructozơ. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
* Chọn chất có nhóm –CHO (Glucozơ, anđehit, fructozơ)
Câu 32: Khi thủy phân saccarozơ thì thu được
A. ancol etylic. B. glucozơ và fructozơ.
C. glucozơ. D. fructozơ.
Câu 33: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?
A. [C6H7O2(OH)3]n.
B. [C6H8O2(OH)3]n.
C. [C6H7O3(OH)3]n.
D. [C6H5O2(OH)3]n.
Câu 34: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.
B. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.
D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ
* Loại monosaccarit (glu, fruc)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Huyền Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)