ôn thi THPTQG 2018 GDCD CO CA CHUONG TRINH 11
Chia sẻ bởi Vũ Phạm Ngọc Huyền |
Ngày 26/04/2019 |
145
Chia sẻ tài liệu: ôn thi THPTQG 2018 GDCD CO CA CHUONG TRINH 11 thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
PHẦN I. CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12
BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
1. Khái niệm pháp luật.
1a. Pháp luật là gì?
- Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước xây dựng, ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
1b. Ba đặc trưng của pháp luật.
* Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.
- Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuân mẫu, được áp dụng nhiều lần, ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
* Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung.
- Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.
* Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- Hình thức thể hiện của pháp luật là các “văn bản quy phạm pháp luật”.
- Thẩm quyền ban hành “văn bản quy phạm pháp luật” của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Các “văn bản quy phạm pháp luật” nằm trong một hệ thống thống nhất: văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; nội dung của các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp vì Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước.
2. Bản chất của pháp luật.
2a. Bản chất giai cấp của pháp luật.
- Pháp luật do nhà nước ban hành, phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, mà đại diện là nhà nước của nhân dân lao động.
2b. Bản chất xã hội của của pháp luật.
- Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.
- Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội.
- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
3c. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
- Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hóa, xã hội, giáo dục.
- Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
- Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật - công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.
4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
4a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.
- Nhà nước công bố công khai, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, tiến hành nhiều biện pháp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật.
4b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó quy định rõ công dân được phép làm gì. (Các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính, khiếu nại và tố cáo, hình sự, tố tụng quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.)
- Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1. Bảng so sánh đạo đức và pháp luật:
Tiêu chí so sánh
Đạo đức
Pháp luật
Nguồn gốc
Hình thành từ đời sống xã hội.
Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được Nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật.
Nội dung
Các quan niệm, chuẩn mực thuộc đời sống tinh thần, tình cảm của con người (thiện, ác, lương tâm, nhân phẩm, danh dự nghĩa vụ,...)
Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được
BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
1. Khái niệm pháp luật.
1a. Pháp luật là gì?
- Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước xây dựng, ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
1b. Ba đặc trưng của pháp luật.
* Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.
- Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuân mẫu, được áp dụng nhiều lần, ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
* Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung.
- Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.
* Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- Hình thức thể hiện của pháp luật là các “văn bản quy phạm pháp luật”.
- Thẩm quyền ban hành “văn bản quy phạm pháp luật” của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Các “văn bản quy phạm pháp luật” nằm trong một hệ thống thống nhất: văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; nội dung của các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp vì Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước.
2. Bản chất của pháp luật.
2a. Bản chất giai cấp của pháp luật.
- Pháp luật do nhà nước ban hành, phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, mà đại diện là nhà nước của nhân dân lao động.
2b. Bản chất xã hội của của pháp luật.
- Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.
- Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội.
- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
3c. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
- Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hóa, xã hội, giáo dục.
- Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
- Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật - công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.
4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
4a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.
- Nhà nước công bố công khai, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, tiến hành nhiều biện pháp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật.
4b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó quy định rõ công dân được phép làm gì. (Các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính, khiếu nại và tố cáo, hình sự, tố tụng quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.)
- Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1. Bảng so sánh đạo đức và pháp luật:
Tiêu chí so sánh
Đạo đức
Pháp luật
Nguồn gốc
Hình thành từ đời sống xã hội.
Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được Nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật.
Nội dung
Các quan niệm, chuẩn mực thuộc đời sống tinh thần, tình cảm của con người (thiện, ác, lương tâm, nhân phẩm, danh dự nghĩa vụ,...)
Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Phạm Ngọc Huyền
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)