Ôn thi kì thi THPT quốc gia - đề 1
Chia sẻ bởi Van Duong |
Ngày 21/10/2018 |
110
Chia sẻ tài liệu: Ôn thi kì thi THPT quốc gia - đề 1 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
PHỤ ĐẠO
NGỮ VĂN 12
TRƯỜNG PT DTNT VĨNH THẠNH
ĐỀ 1
Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: …
Phát hiện tiềm năng trẻ em theo thuyết Thông minh của Mỹ
(I) Ngày 24/11/2014, tại TP. Hồ Chí Minh, TS. Thomas Armstrong, Giám đốc Viện nghiên cứu tiềm năng con người của Mỹ, thuyết trình về phương pháp thúc đẩy 8 loại hình thông minh ở trẻ, tìm ra những tiềm năng đích thực để có định hướng phát triển phù hợp. Cùng tham gia, phía Việt Nam có BS. Thái Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa Tâm lý BV Nhi đồng 2, TP.HCM.
(II) TS. Thomas Armstrong cho hay con người từ khi sinh ra đã có thể sở hữu một hay nhiều các loại hình trí thông minh là: ngôn ngữ, logic toán học, không gian, âm nhạc, khả năng vận động cơ thể, năng lực tương tác, năng lực tự nhận thức bản thân, tự nhiên. Ông khẳng định: “Mỗi đứa trẻ đều có khả năng phát triển nhiều loại thông minh khác nhau, nhưng điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự kích thích mà trẻ nhận được khi ở nhà, khi tới trường và từ môi trường bên ngoài nói chung”. Phát hiện và khuyến khích loại hình thông minh của con, giúp con phát triển đi kèm với việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý là nền tảng để nuôi dưỡng thế hệ tương lai.
(III) Tiếp đó, bác sĩ Thái Thị Thanh Thủy đã nêu lên thực trạng một số bậc cha mẹ ở Việt Nam chưa thực sự đánh giá đúng và kích thích đầy đủ sự thông minh của con. Việc xác định một đứa trẻ có học giỏi, thông minh hay không chỉ qua khả năng ngôn ngữ, logic toán học, tính toán các con số là chưa chính xác. Bởi những năng khiếu khác như: âm nhạc, vận động, tự nhận thức bản thân… cũng là những loại hình trí thông minh cần được phát hiện, ghi nhận và phát triển.
(Theo Vietnamnet, ngày 28/11/2014)
Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 đ):
Câu 2: Chép lại (các) thành phần chêm xen trong đoạn văn (I). (0,5đ):
Câu 3: Theo bài báo, khiếm khuyết rõ nhất của phần lớn các bậc cha mẹ ở Việt Nam là gì? (0,25 đ)
Câu 4: Khi tiếp cận thông tin từ văn bản này, anh (chị) có nhận xét, góp ý gì về chương trình mà anh (chị ) đang học trong nhà trường phổ thông hiện nay? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
“Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”…
(Đất Nước - Nguyễn Đình Thi).
Câu 5: Nêu (ngắn gọn) nội dung đoạn thơ ? (0,25 điểm)
Câu 6: Trong hai dòng thơ “Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (0,5 điểm).
Câu 7: Tìm các từ láy trong đoạn thơ và phân loại chúng theo cấu tạo (0,5 điểm)
Câu 8: Cảm nhận của anh/chị về cảm xúc của nhà thơ thể hiện qua đoạn thơ trên. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Tuân Tử - một nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Quốc thời cổ đại- từng viết:
" Đường tuy gần không đi không bao giờ tới, việc tuy nhỏ không làm chẳng bao giờ nên".
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
Về một nhân vật trong tác phẩm văn xuôi (hoặc kịch) thuộc chương trình Ngữ văn 12 để lại trong lòng anh/ chị những ấn tượng sâu sắc?
GỢI Ý ÁP ÁN.
Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí/ ngôn ngữ báo chí.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng như trên
- Điểm 0: Trả lời khác hoặc không trả lời
Câu 2: Các thành phần chêm xen trong đoạn văn I.
- Giám đốc Viện nghiên cứu tiềm năng con người của Mỹ
- Trưởng khoa Tâm lý BV Nhi đồng 2, TP.HCM
- Điểm 0,5: Ghi đúng 02 tổ hợp từ trên
Điểm 0,25: Ghi đúng 01 tổ hợp từ trên
Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3: Khiếm khuyết rõ nhất của phần lớn các bậc cha mẹ ở Việt Nam là chưa thực sự đánh giá đúng và kích thích đầy đủ sự thông minh của con mình. Họ thường đánh giá một đứa trẻ có học giỏi, thông minh hay không qua khả năng ngôn ngữ, logic toán học, tính toán các con số. Sự đánh giá đó là phiến diện, thiếu chính xác
- Điểm 0,25: Trả lời đúng ý trên hoặc tương đương với ý trên
- Điểm 0: Trả lời không chính xác, hoặc không trả lời
Câu 4: Nêu ít nhất 02 nhận xét về chương trình, phương pháp dạy-học mà các em đang học theo quan điểm riêng của bản thân. Yêu cầu đoạn văn trả lời có cấu trúc hợp lí, liên kết tốt, không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, cú pháp thể hiện rõ ý kiến
- Điểm 0,25: Nêu ít nhất 02 nhận xét theo hướng chỗ được và chỗ chưa được
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Nêu 02 nhận xét nhưng không hợp lí;
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục;
+ Không có câu trả lời.
Câu 5: Đoạn thơ thể hiện niềm vui sướng, hân hoan, lòng tự hào của tác giả trước mùa thu Việt Bắc sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.
- Điểm 0,25: thể hiện đúng nội dung trên
- Điểm 0: Ghi câu khác hoặc không trả lời
Câu 6: (1) Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.
(2) Tác dụng: miêu tả sinh động, gợi cảm hình ảnh đất trời vào thu: trong sáng, cảnh sắc tươi vui, rộn rã, đáng yêu.
- Điểm 0,25: Thể hiện đúng 02 nội dung trên
- Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời
Câu 7: Các từ láy trong đoạn thơ: phấp phới, thiết tha, bát ngát, rì rầm. Các từ láy này chia làm hai loại. Từ láy phụ âm đầu: phấp phới, thiết tha, rì rầm. Từ láy vần: bát ngát
- Điểm 0,5: Ghi đúng 04 từ láy và phân loại đúng
- Điểm 0,25: Ghi đúng 04 từ láy nhưng không phân loại hoặc phân loại không đúng.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 8: Cả đoạn thơ tập trung miêu tả hình ảnh đất nước. Qua đoạn thơ, hình ảnh đất nước hiện ra sinh động, gần gũi, gợi cảm. Đó là một đất nước tươi đẹp, rộng lớn, màu mỡ, phì nhiêu, tràn đầy sức sống và có truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất. Cảm xúc của nhà thơ: gắn bó, yêu mến, tự hào về đất nước .
- Điểm 0,25: Nêu đầy đủ các nội dung theo hướng trên. Yêu cầu đoạn văn trả lời có cấu trúc hợp lí, liên kết tốt, không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, cú pháp thể hiện rõ ý kiến
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Câu trả lời chung chung, không xuất phát từ văn bản, không rõ ý;
+ Không có câu trả lời.
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự thành công của mỗi người bắt đầu từ những việc làm, những hành động nhỏ nhất; người không làm, không có hành động chẳng bao giờ đạt được thành công.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa thật rõ vấn đề cần nghị luận.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích:
++ Đường tuy gần, việc tuy nhỏ: những công việc bình thường, những mục tiêu nhỏ bé nhất trong cuộc sống.
++Không đi không bao giờ tới, không làm chẳng bao giờ nên: hình thức phủ định của phủ định, hàm ý con người muốn có được thành công phải bỏ thời gian công sức lao động, phải có hành động thực sự.
++ Nghĩa của cả câu: Câu nói của Tuân Tử bàn về cách thức để đi đến thành công, đó là hành động. Phải qua hành động mới tự nhận thức và khẳng định được mình.
+ Chứng minh, bình luận,:
++ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
++ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề cần có hành động để đạt được những mục tiêu đặt ra trong từng chặng đường đời, cả cuộc đời. Phê phán những người "nói nhiều, làm ít", vẽ ra nhiều mơ ước nhưng chưa bao giờ bắt tay vào hành động. Có khi còn sống trong ảo tưởng.
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/4 - 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Câu 2. (4,0 điểm)
Về một nhân vật trong tác phẩm văn xuôi (hoặc kịch) thuộc chương trình Ngữ văn 12 để lại trong lòng anh/ chị những ấn tượng sâu sắc?
( HS tự chọn một nhân vật trong tác phẩm văn xuôi ở chương trình Ngữ văn 12 để nghị luận)
.
DẶN DÒ
-
XIN CHÀO
TẠM BIỆT
NGỮ VĂN 12
TRƯỜNG PT DTNT VĨNH THẠNH
ĐỀ 1
Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: …
Phát hiện tiềm năng trẻ em theo thuyết Thông minh của Mỹ
(I) Ngày 24/11/2014, tại TP. Hồ Chí Minh, TS. Thomas Armstrong, Giám đốc Viện nghiên cứu tiềm năng con người của Mỹ, thuyết trình về phương pháp thúc đẩy 8 loại hình thông minh ở trẻ, tìm ra những tiềm năng đích thực để có định hướng phát triển phù hợp. Cùng tham gia, phía Việt Nam có BS. Thái Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa Tâm lý BV Nhi đồng 2, TP.HCM.
(II) TS. Thomas Armstrong cho hay con người từ khi sinh ra đã có thể sở hữu một hay nhiều các loại hình trí thông minh là: ngôn ngữ, logic toán học, không gian, âm nhạc, khả năng vận động cơ thể, năng lực tương tác, năng lực tự nhận thức bản thân, tự nhiên. Ông khẳng định: “Mỗi đứa trẻ đều có khả năng phát triển nhiều loại thông minh khác nhau, nhưng điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự kích thích mà trẻ nhận được khi ở nhà, khi tới trường và từ môi trường bên ngoài nói chung”. Phát hiện và khuyến khích loại hình thông minh của con, giúp con phát triển đi kèm với việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý là nền tảng để nuôi dưỡng thế hệ tương lai.
(III) Tiếp đó, bác sĩ Thái Thị Thanh Thủy đã nêu lên thực trạng một số bậc cha mẹ ở Việt Nam chưa thực sự đánh giá đúng và kích thích đầy đủ sự thông minh của con. Việc xác định một đứa trẻ có học giỏi, thông minh hay không chỉ qua khả năng ngôn ngữ, logic toán học, tính toán các con số là chưa chính xác. Bởi những năng khiếu khác như: âm nhạc, vận động, tự nhận thức bản thân… cũng là những loại hình trí thông minh cần được phát hiện, ghi nhận và phát triển.
(Theo Vietnamnet, ngày 28/11/2014)
Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 đ):
Câu 2: Chép lại (các) thành phần chêm xen trong đoạn văn (I). (0,5đ):
Câu 3: Theo bài báo, khiếm khuyết rõ nhất của phần lớn các bậc cha mẹ ở Việt Nam là gì? (0,25 đ)
Câu 4: Khi tiếp cận thông tin từ văn bản này, anh (chị) có nhận xét, góp ý gì về chương trình mà anh (chị ) đang học trong nhà trường phổ thông hiện nay? Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
“Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”…
(Đất Nước - Nguyễn Đình Thi).
Câu 5: Nêu (ngắn gọn) nội dung đoạn thơ ? (0,25 điểm)
Câu 6: Trong hai dòng thơ “Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (0,5 điểm).
Câu 7: Tìm các từ láy trong đoạn thơ và phân loại chúng theo cấu tạo (0,5 điểm)
Câu 8: Cảm nhận của anh/chị về cảm xúc của nhà thơ thể hiện qua đoạn thơ trên. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Tuân Tử - một nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Quốc thời cổ đại- từng viết:
" Đường tuy gần không đi không bao giờ tới, việc tuy nhỏ không làm chẳng bao giờ nên".
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
Về một nhân vật trong tác phẩm văn xuôi (hoặc kịch) thuộc chương trình Ngữ văn 12 để lại trong lòng anh/ chị những ấn tượng sâu sắc?
GỢI Ý ÁP ÁN.
Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí/ ngôn ngữ báo chí.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng như trên
- Điểm 0: Trả lời khác hoặc không trả lời
Câu 2: Các thành phần chêm xen trong đoạn văn I.
- Giám đốc Viện nghiên cứu tiềm năng con người của Mỹ
- Trưởng khoa Tâm lý BV Nhi đồng 2, TP.HCM
- Điểm 0,5: Ghi đúng 02 tổ hợp từ trên
Điểm 0,25: Ghi đúng 01 tổ hợp từ trên
Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3: Khiếm khuyết rõ nhất của phần lớn các bậc cha mẹ ở Việt Nam là chưa thực sự đánh giá đúng và kích thích đầy đủ sự thông minh của con mình. Họ thường đánh giá một đứa trẻ có học giỏi, thông minh hay không qua khả năng ngôn ngữ, logic toán học, tính toán các con số. Sự đánh giá đó là phiến diện, thiếu chính xác
- Điểm 0,25: Trả lời đúng ý trên hoặc tương đương với ý trên
- Điểm 0: Trả lời không chính xác, hoặc không trả lời
Câu 4: Nêu ít nhất 02 nhận xét về chương trình, phương pháp dạy-học mà các em đang học theo quan điểm riêng của bản thân. Yêu cầu đoạn văn trả lời có cấu trúc hợp lí, liên kết tốt, không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, cú pháp thể hiện rõ ý kiến
- Điểm 0,25: Nêu ít nhất 02 nhận xét theo hướng chỗ được và chỗ chưa được
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Nêu 02 nhận xét nhưng không hợp lí;
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục;
+ Không có câu trả lời.
Câu 5: Đoạn thơ thể hiện niềm vui sướng, hân hoan, lòng tự hào của tác giả trước mùa thu Việt Bắc sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.
- Điểm 0,25: thể hiện đúng nội dung trên
- Điểm 0: Ghi câu khác hoặc không trả lời
Câu 6: (1) Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.
(2) Tác dụng: miêu tả sinh động, gợi cảm hình ảnh đất trời vào thu: trong sáng, cảnh sắc tươi vui, rộn rã, đáng yêu.
- Điểm 0,25: Thể hiện đúng 02 nội dung trên
- Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời
Câu 7: Các từ láy trong đoạn thơ: phấp phới, thiết tha, bát ngát, rì rầm. Các từ láy này chia làm hai loại. Từ láy phụ âm đầu: phấp phới, thiết tha, rì rầm. Từ láy vần: bát ngát
- Điểm 0,5: Ghi đúng 04 từ láy và phân loại đúng
- Điểm 0,25: Ghi đúng 04 từ láy nhưng không phân loại hoặc phân loại không đúng.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 8: Cả đoạn thơ tập trung miêu tả hình ảnh đất nước. Qua đoạn thơ, hình ảnh đất nước hiện ra sinh động, gần gũi, gợi cảm. Đó là một đất nước tươi đẹp, rộng lớn, màu mỡ, phì nhiêu, tràn đầy sức sống và có truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất. Cảm xúc của nhà thơ: gắn bó, yêu mến, tự hào về đất nước .
- Điểm 0,25: Nêu đầy đủ các nội dung theo hướng trên. Yêu cầu đoạn văn trả lời có cấu trúc hợp lí, liên kết tốt, không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, cú pháp thể hiện rõ ý kiến
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Câu trả lời chung chung, không xuất phát từ văn bản, không rõ ý;
+ Không có câu trả lời.
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự thành công của mỗi người bắt đầu từ những việc làm, những hành động nhỏ nhất; người không làm, không có hành động chẳng bao giờ đạt được thành công.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa thật rõ vấn đề cần nghị luận.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích:
++ Đường tuy gần, việc tuy nhỏ: những công việc bình thường, những mục tiêu nhỏ bé nhất trong cuộc sống.
++Không đi không bao giờ tới, không làm chẳng bao giờ nên: hình thức phủ định của phủ định, hàm ý con người muốn có được thành công phải bỏ thời gian công sức lao động, phải có hành động thực sự.
++ Nghĩa của cả câu: Câu nói của Tuân Tử bàn về cách thức để đi đến thành công, đó là hành động. Phải qua hành động mới tự nhận thức và khẳng định được mình.
+ Chứng minh, bình luận,:
++ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
++ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề cần có hành động để đạt được những mục tiêu đặt ra trong từng chặng đường đời, cả cuộc đời. Phê phán những người "nói nhiều, làm ít", vẽ ra nhiều mơ ước nhưng chưa bao giờ bắt tay vào hành động. Có khi còn sống trong ảo tưởng.
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/4 - 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Câu 2. (4,0 điểm)
Về một nhân vật trong tác phẩm văn xuôi (hoặc kịch) thuộc chương trình Ngữ văn 12 để lại trong lòng anh/ chị những ấn tượng sâu sắc?
( HS tự chọn một nhân vật trong tác phẩm văn xuôi ở chương trình Ngữ văn 12 để nghị luận)
.
DẶN DÒ
-
XIN CHÀO
TẠM BIỆT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Van Duong
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)