On thi hoc kiII

Chia sẻ bởi Phạm Thị Huỳnh Như | Ngày 26/04/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: on thi hoc kiII thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ Mới? --- Phanxipăng ---
Một số bạn quan tâm đến phong trào Thơ Mới, đã đặt câu hỏi với tôi như vậy. Quả là câu hỏi cực kỳ... gay cấn! Cứ nhìn lại kinh nghiệm tiếp xúc của con người với thi ca, chắc chắn ta sẽ thấy ngay một điều rất ... không chắc chắn: bài thơ ấy có thể hay đối với tôi nhưng lắm khi đối với bạn lại "chẳng là cái đinh gì"; và ngay cả với tôi, bài thơ ấy có thể "hay ơi là hay" ngày hôm nay, song hôm qua và ngày mai thì ... chưa hẳn. Văn chương tự cổ vô bằng cứ. Các cụ xưa đã tổng kết thế mà! Cách đây đúng 65 năm, ngày 10-3-1932, trên tờ Phụ Nữ Tân Văn số 122, Phan Khôi đã tung "một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ" với bài "Tình già". Đó là thời điểm "cuộc cách mệnh về thi ca đã nhóm dậy", theo nhận định của nhà nghiên cứu Hoài Thanh. Phong trào Thơ Mới ra đời, trở thành "hiện tượng thơ ca lớn nhất thế kỷ" như đánh giá của nhà thơ Tế Hanh, đưa thơ ca Việt Nam từ thời kỳ cận đại bước vào thời kỳ hiện đại và còn in đậm dấu ấn ảnh hưởng trong thi mạch nước nhà trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI. Trải qua nhiều bể dâu thời cục, có lúc có nơi, Thơ Mới được suy tôn hết lời hoặc bị chê bai ruồng rẫy - ngay cả với những người trong cuộc! Đến nay, Thơ Mới đang phục hồi những giá trị đích thực tự thân. Khảo về Thơ Mới, giáo sư Lê Đình Kỵ viết: "Thơ Mới đã đóng góp hàng trăm bài thơ hay, trong đó không ít bài thơ có thể xếp vào loại hay nhất của nền thơ ca dân tộc". Nhưng như tôi đã trình bày, xác định những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ Mới lại là vấn đề hết sức chủ quan, tùy căn tạng từng cá nhân trong từng thời khoảng cụ thể, nên khó tìm được tiếng nói chung lắm lắm! Năm 1992, nhân kỷ niệm 60 năm phong trào Thơ Mới ra đời, một "Ban liên lạc phong trào Thơ Mới" được thành lập, thoạt đầu gồm các thành viên: Huy Cận, Nguyễn Xuân Sanh, Tế Hanh, Anh Thơ, Hà Minh Đức. Cũng trong năm đó, 3 cuộc hội thảo về Thơ Mới được tổ chức tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; rồi năm kế tiếp, kỷ yếu Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca được NXB Giáo Dục ấn hành. Thực hiện kỷ yếu này, giáo sư Hà Minh Đức đã mời một số nhà thơ, nhà phê bình am hiểu và có phần đóng góp cho phong trào Thơ Mới chọn lựa khoảng mươi bài thơ mới hay nhất. Hầu hết người được mời đều cảm thấy khó khăn và kết quả cũng rất "mỗi người một vẻ". Xin giới thiệu danh mục lựa chọn ấy để quý bạn tham khảo:




Hoài Thanh có một nhận định xác đáng về dòng thơ lãng mạn 1930-1945: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên... và tha thiết rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu”. Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử là ba khuôn mặt lớn của dòng thơ lãng mạn thời kì này. Những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của ba tác giả cũng tiêu biểu cho những cống hiến của dòng văn học lãng mạn trong nền văn học hiện đại. Thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử trước hết thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm, nồng nàn. Bằng cảm hứng lãng mạn, các nhà thơ đó đã họa lên trong thơ mình những bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và đường nét độc đáo. Quê hương Việt Nam hiện lên trong thơ họ thật là mĩ lệ. Đây là vẻ đẹp của xứ Huế trong thơ Hàn Mặc Tử với vườn tược xanh tươi mơn mởn, với hình bóng cô gái Huế e ấp phía sau khóm trúc: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền” (Đây thôn Vĩ Dạ) Xuân Diệu từ Bình Định ra Hà Nội mê say với mùa thu xứ Bắc. Hình ảnh thiên nhiên mùa thu đã diễn tả trong thơ Xuân Diệu nhuốm màu sắc tìnhcảm lãng mạn của thi nhân. Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu đẹp một cách tráng lệ nhưng buồn: “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Huỳnh Như
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)