ÔN THI HK II TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI

Chia sẻ bởi Nguyễn Phúc Vinh | Ngày 26/04/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: ÔN THI HK II TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD ( ĐT
TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – SINH HỌC 12 – GD THPT
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề


Câu 1: Trong quần thể người, tăng dân số quá nhanh dẫn tới
A. Sản phẩm xã hội làm ra nhiều,chất lượng môi trường giảm
B. Dân số tăng trưởng nhanh chóng,kinh tế phát triển mạnh
C. Sức lao động dồi dào,tạo ra nhiều sản phẩm trong xã hội,chất lượng cuộc sống nâng cao
D. Chất lượng môi trường giảm ảnh hưởng tới cuộc sống con người
Câu 2: Dây tằm gửi, dây tơ hồng trên cây nhãn và một số loại cây khác thể hiện mối quan hệ gì?
A. Hội sinh B. Cộng sinh C. Kí sinh D. Hợp tác
Câu 3: Thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng lẻ trong việc duy trì nòi giống ?
A. Làm giảm nhiệt độ không khí cho cây
B. Thuận lợi cho sự thụ phấn
C. Giữ được độ ẩm của đất
D. Giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ
Câu 4: Khi kích thước quần thể quá lớn dễ xảy ra hiện tượng:
A. Mật độ tăng B. Xuất cư của một số cá thể
C. Sinh sản nhiều D. Nhập cư của một số cá thể
Câu 5: Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật có ý nghĩa trong chăn nuôi :
A. Tạo sự cách li sinh sản B. Tạo điều kiện sinh sản với tốc độ nhanh
C. Giữ tỉ lệ giới tính trong quần thể là 1 :1 D. Điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù hợp
Câu 6: Giới hạn sinh thái là gì?
A. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái sinh vật không thể tồn tại được
B. Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian
C. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.
D. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được
Câu 7: Sự tương quan giữa số lượng thỏ và mèo rừng Canada theo chu kì là:
A. Số lượng mèo rừng tăng ( số lượng thỏ tăng theo
B. Số lượng mèo rừng giảm ( số lượng thỏ giảm theo
C. Số lượng thỏ và mèo rừng sẽ cùng tăng vào một thời điểm
D. Số lượng thỏ tăng ( số lượng mèo rừng tăng theo
Câu 8: Sự điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể theo xu hướng nào?
A. Quần thể luôn có xu hứơng tăng số lượng cá thể ở mức độ tối đa thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển trươc những tai biến của tự nhiên
B. Quần thể luôn có xu hướng giảm số lượng các cá thể luôn tạo thuận lợi cho sự cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
C. Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh tăng hoặc giảm số lượng các cá thể tuỳ thuộc vào khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
D. Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng: số lượng các cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
Câu 9: Hiện tượng tỉa tự nhiên của thực vật là hiện tượng thể hiện mối quan hệ
A. Cạnh tranh khi thiếu ánh sáng, chất dinh dưỡng
B. Sự cố bất thường
C. Ngăn ngừa sự gia tăng số lượng cá thể
D. Ức chế - cảm nhiễm
Câu 10: Trước đây, đàn voi ở rừng Tánh Linh ban đêm hay xuống làng bản phá hoại hoa màu, có khi quật chết cả người. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do:
A. Rừng, nơi sinh sống của voi thu hẹp quá mức.
B. Tìm thức ăn là ngô bắp và nước uống trên nương rẫy, làng bản.
C. Tính khí voi dữ dằn, hay tìm đến làng bản quậy phá.
D. Voi ưa hoạt động, thích lang thang đây đó.
Câu 11: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?
A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật có tác động trực tiếp, gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
B. Môi trường là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phúc Vinh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)