On thi Dai hoc

Chia sẻ bởi Lê Văn Thảo | Ngày 25/04/2019 | 104

Chia sẻ tài liệu: On thi Dai hoc thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ: DI TRUYỀN HỌC TẾ BÀO

1. Bài tập về đột biến cấu trúc NST:
- Các dạng đột biến cấu trúc NST: Mất đoạn, đão đoạn, chuyển đoạn, lặp đoạn
- Xác định dạng đột biến khi cho biết sự thay đổi trình tự gen trên NST
- Xác định trình tự biến đổi của các đột biến khi cho biết dạng đột biến.
LÝ THUYẾT
Câu 1: Vẽ sơ đồ nhánh mô tả các dạng đột biến? Dựa vào sơ đồ trình bày các khái niệm về đột biến có liên quan?
Câu 2: Điểm cơ bản nhất để phân biệt các dạng đột biến: Lệch bội; tự đa bội; dị đa bội; đa bội chẳn; đa bội lẽ?
Câu 3: Vẽ sơ đồ cơ chế hình thành thể ba nhiễm và thể tam bội?
Câu 4: Đột biến thể tứ bội có thể được hình thành theo những cơ chế nào? Vẽ sơ đồ mô tả?

BÀI TẬP
Câu 1: Một NST của một loài mang nhóm gen theo thứ tự là MN.OPQRS, nhưng ở một cá thể trong loài người ta phát hiện NST đó mang nhóm gen MN.QPORS. Đây là loại đột biến
A gen B. lặp đoạn NST C. mất đoạn NST D đảo đọan NST
Câu 2: Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là:
(1) ABCDEFG (2) ABCFEDG (3) ABFCEDG (4) ABFCDEG
Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là
A. (1) ←(3)→ (4) → (1). B. (3) → (1) → (4) → (1).
C. (2) →(1)→ (3) → ( 4). D. (1) ← (2) ← (3) → (4).
Câu 3: Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIK bị đột biến thành nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIKIK. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng
A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. lặp đoạn. D. mất đoạn
Câu 4 : Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III như sau:
Nòi 1 :ABCDEFGHI ; nói 2: HEFBAGCDI; nòi 3: ABFEDCGHI; nòi 4: ABFEHGCDI
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là:
A. 1 ( 3 ( 4 (2 B. 1( 4 ( 2 ( 3 C. 1 ( 3 ( 2 ( 4 D. 1 ( 2 ( 4 ( 3

2. Bài tập về đột biến số lượng NST
- Xác định giao tử trong các cơ thể đa bội
* Cơ thể tam bội: Xác định giao tử theo quy tắc tam giác
* Cơ thể tứ bội: Xác định giao tử theo quy tắc hình bình hành:
- Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong phép lai đa bội
* Tỉ lệ kiểu gen: Xác định tương tự như với phép lai lưỡng bội
* Tỉ lệ kiểu hình: Trong cơ thể đa bội kiểu hình trội được quy định bởi 1 alen trội ( Trong kiểu gen chỉ cần 1 alen trội sẽ cho KH trội)
TH1: Bài toán cho tỉ lệ phân li KH -> Xác định kiểu gen của P
B1: Xác định số tổ hợp (= Tổng tỉ lệ phân li KH) = (gt đực x gt cái)
B2: Xác định KG của P
TH2: Bài toán cho biết KG của P -> Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình
B1: Xác định số tổ hợp ở F1
B2: Xác định tỉ lệ kiểu hình mang tính trạng lặn -> tỉ lệ phân li kiểu hình
Bài tập vận dụng
Câu 1: Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con là
A. AAaa x Aa và AAaa x aaaa. B. AAaa x Aa và AAaa x AAaa.
C. AAaa x aa và AAaa x Aaaa. D. AAaa x Aa và AAaa x Aaaa.
Câu 2: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Dùng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)