On thi 12

Chia sẻ bởi Nguyễn Cảnh Thắng | Ngày 26/04/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: on thi 12 thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

QUY LUẬT MEN ĐEN, TƯƠNG TÁC GEN, GEN ĐA HIỆU
I.MỤC TIÊU
- Học sinh hệ thống hóa được các các nội dung về quy luật Menden, tương tác gen, gen đa hiệu.
- Học sinh làm đực một số bài tập cơ bản về các quy luật trên.
II. PHƯƠNG PHÁP
Vấn đáp tái hiện
Giải bài tập trắc nghiệm
III. TIẾN TRÌNH
A.Nội dung
1. Quy luật phân li
- ND: Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại ở cơ thể con một cách riêng rẽ, không pha trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% số giao tử chứa alen kia.
- Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là sự phân li của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng.
- Thực chất của quy luật phân li của Menđen là sự phân li của các alen của một gen trong giảm phân.
2. Quy luật phân li độc lập
- Từ những phân tích và giải thích kết quả thí nghiệm, Menđen đã đưa ra quy luật phân li độc lập với nội dung: “Các cặp nhân tố di truyền (cặp alen) phân li độc lập với nhau trong phát sinh giao tử và kết hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh”.
- Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và thụ tinh đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng.
- Thực chất của quy luật phân li độc lập là các cặp gen không alen phân li độc lập nhau trong giảm phân khi chúng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
3. Tương tác gen
Các gen trong tế bào không trực tiếp tác động qua lại với nhau mà chỉ các sản phẩm của chúng tương tác với nhau để tạo nên tính trạng.
Do đột biến mà một gen có thể hình thành nhiều alen khác nhau trong quần thể.
- Các alen của cùng một gen có thể tương tác theo kiểu trội - lặn hoàn toàn như trong thí nghiệm lai một tính trạng của Menđen, cũng có thể tương tác theo kiểu trội không hoàn toàn hay đồng trội.
- Các gen không alen có thể tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung (tương tác bổ trợ), tương tác cộng gộp, tương tác át chế.
+ Tương tác bổ sung là hiện tượng trong đó các gen không alen của mỗi lôcut riêng rẽ có thể biểu hiện kiểu hình riêng, khi 2 hay nhiều gen không alen cùng có mặt trong kiểu gen sẽ tạo nên kiểu hình mới. Tỉ lệ đặc trưng: (9 : 3 : 3 : 1), (9 : 6 : 1), (9 : 7).
+ Tương tác cộng gộp là kiểu tương tác của 2 hay nhiều gen không alen, trong đó mỗi gen riêng (thường là gen trội) đều có biểu hiện kiểu hình ở mức độ nhất định, nhiều gen đơn này có tác động cộng gộp theo một hướng vào sự phát triển của cùng một tính trạng. Tỉ lệ đặc trưng là (15 : 1).
+Tương ác át chế: là kiêu tương tác giữa các gen không alen, trong đó khi có mặt của gen này (gen át chế) thì gen kia (gen bị át chế) không được biểu hiện. gen át chế có thể là gen trội hoặc gen lặn. Tỉ lệ đặc trưng của kiểu tương tác này là: (13:3), (12:3:1), (9:4:3)
4. Tác động đa hiệu của gen
Gen đa hiệu là một gen tác động đồng thời lên sự biểu hiện của nhiều tính trạng.
B. Bài tập
Câu 1: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:
1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết
2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3.
3. Tạo các dòng thuần chủng.
4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai
Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:
A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4, 1 C. 3, 2, 4, 1 D. 2, 1, 3, 4
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây trong phân bào được sử dụng để giải thích các quy luật di truyền Menđen
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Cảnh Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)