ÔN TẬP VĂN 6

Chia sẻ bởi Trần Thị Diễm My | Ngày 17/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: ÔN TẬP VĂN 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:







Phần 1 :(2 điểm) Trắc nghiệm -mức độ nhận biết
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
“ Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.Đôi càng tôi mẫm bóng.Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. (…). Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưu nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”…
  ( “Bài học đường đời đầu tiên”- trích “Dế Mèn phiêu lưu ký”-Ngữ văn 6 Tập II)
1. Tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”được viết theo thể loại gì?
          A. Truyện ký              B. Bút ký               C. Hồi ký                D. Viết thư
2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
          A.Tự sự                  B. Miêu tả              C. Biểu cảm            D. Nghị luận
3. Nội dung của đoạn văn trên là:
          A. Miêu tả ngoại hình, hành động và tính nết của Dế Mèn.
          B. Miêu tả tính cách của Dế Mèn.
          C. Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.
          D. Miêu tả hành động ngỗ nghịch của Dế Mèn
4. Từ “mẫm” trong đoạn văn có nghĩa là gì?
          A. Đầy đặn, mập mạp                  B. Căng tròn           C. Láng mượt                               C. Chắc chắn.
5. Nhận xét nào đúng về phương thức biểu đạt của đoạn văn trên ?
Tự sự kết hợp với nghị luận C. Tự sự kết hợp với miêu tả
Tự sự kết hợp với biểu cảm D. Miêu tả kết hợp với biểu cảm
6. Hình ảnh Dế Mèn được tái hiện qua con mắt của ai?
Nhà văn B. Dế Mèn C. Dế Trũi D. Chị Cốc
7. Nhận xét nào phù hợp với đoạn trích?
Tái hiện được ngoại hình của nhân vật Dế Mèn
Tái hiện được ngoại hình và nội tâm của nhân vật Dế Mèn
Tái hiện được ngoại hình và hành động của nhân vật Dế Mèn
Tái hiện được hành động và nội tâm của nhân vật Dế Mèn
8. Từ nào sau đây không phải là từ láy?
điềuđộ B. phanh phách C. hủn hoẳn D. rung rinh
Phần 2 : (2 điểm) mức độ thông hiểu- mức độ vận dụng thấp
BÀI THƠ
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
Minh Huệ
2 khổ thơ đầu
Anh đội viên thức dậy  Thấy trời khuya lắm rồi  Mà sao Bác vẫn ngồi  Đêm nay Bác không ngủ.  Lặng yên bên bếp lửa  Vẻ mặt Bác trầm ngâm  Ngoài trời mưa lâm thâm  Mái lều tranh xơ xác. 
2 khổ thơ cuối …Anh đội viên nhìn Bác  Bác nhìn ngọn lửa hồng  Lòng vui sướng mênh mông  Anh thức luôn cùng Bác.  Đêm nay Bác ngồi đó  Đêm nay Bác không ngủ  Vì một lẽ thường tình  Bác là Hồ Chí Minh.

Phần 4: (4 điểm) mức độ vận dụng cao
ĐOẠN VĂN CẢM NGHĨ VỀ NHÂN VẬT NV6 – HKII
(Một số gợi ý tham khảo để viết đoạn)
1.      Dế Mèn (Bài học đường đời đầu tiên).
-       Sau khi học xong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài, hình ảnh Dế Mèn đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên.
-       Nhờ ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực nên Dế Mèn chóng lớn và chẳng bao lâu trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
-       Ngoại hình của Dế Mèn rất đẹp, một vẻ đẹp oai phong, hùng dũng, mạnh mẽ với cái đầu to và nổi từng tảng, cánh thì dài tận chấm đuôi.
-       Thế nhưng, thật đáng tiếc khi chú lại có tính cách kiêu căng, xốc nổi, thường hay chọc phá, cà khịa với tất cả mọi người.
-       Chú đối xử với Dế Choắt hết sức trịch thượng, ra vẻ ta đây, chẳng chịu đào giúp hang cho Choắt mà còn khinh thường, lên mặt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Diễm My
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)