ôn tập văn 12 (tiết 2)

Chia sẻ bởi Trần Vũ | Ngày 21/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: ôn tập văn 12 (tiết 2) thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP
( TIẾT 2 )
VĂN THƠ
SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
ĐẾN NĂM 1975
NHỮNG TIỀN ĐỀ
Đường lối lãnh đạo của Đảng và sự đóng góp sáng tạo của các nhà văn.
Hiện thực cách mạng khơi nguồn sáng tạo và là đối tượng phản ánh của nhiều tác phẩm văn chương.
Đội ngũ nhà văn nhiệt tình cách mạng và giàu sức sáng tạo.
NHỮNG THÀNH TỰU
1.Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (45-54)
-Văn xuôi : Một lần tới thủ đô;Thư nhà; Truyện Tây Bắc; Đất nước đứng lên.
-Thơ: Thơ kháng chiến (Hồ Chí Minh); Bên Kia Sông Đuống (Hoàng Cầm); Tây Tiến (Quang Dũng); Đất Nước(Nguyễn Đình Thi) ; Việt Bắc (Tố Hữu).
-Kịch: Thế Lữ & Đoàn Phú Thứ.
2.Giai đoạn xây dựng CNXH (55-64)
-Văn xuôi:
+Đề tài kháng chiến: Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng).
+Đề tài về cuộc đời: Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi).
+Đề tài xây dựng CNXH: Bão biển; Mùa lạc.
+Đề tài miền nam: Một chuyện chép ở bệnh viện…
-Thơ
Xây dựng CNXH: Trời mỗi ngày lại sáng; Gió lộng; Ánh sáng và phù sa.
Về miền nam: Tiếng sóng (Tế Hanh); Quê hương (Giang Nam).
-Kịch: Một đảng viên; Chị Nhàn.
3.Giai đoạn chống Mỹ(65-75)
Văn xuôi: Chiến đấu ở miền nam; Chiến đấu ở miền bắc.
Thơ: Ra trận; Máu và hoa; Hoa ngày thường; Chim báo bão; Mặt đường khát vọng…
Kịch: Tuyền tuyến gọi; Quê hương (Xuân Trình)
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM
Lý tưởng yêu nước, yêu CNXH tạo cảm hứng cho các tác giả, phục vụ cho từng nhiệm vụ cách mạng.
Một nền văn học cách mạng mang tính nhân dân sâu sắc.
Một nền văn học đạt nhiều thành tựu về sự phát triển các thể loại đồng đều, đặc biệt là thơ và truyện ký.Hình thành nhiều phong cách sáng tác.
TÁC PHẨM
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
XUẤT XỨ-HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
Cách mạng tháng Tám thành công.
2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình Bác Hồ đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập.
CHỦ ĐỀ
Tuyên bố với toàn dân và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam DCCH.
Khẳng định quyền độc lập tự do và ý chí bảo vệ.
NỘI DUNG
-Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên Ngôn.
-Cơ sở thực tế của bản Tuyên Ngôn
+Khách quan.
+Chủ quan.
-Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc ta.
NGHỆ THUẬT
-Sử dụng từ ngữ.
-Lập luận sắc sảo.
-Lời văn đanh thép.
-Là giọng văn hùng hồn.
TÂY TIẾN
Cuối năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng bồi hồi nhớ lại đơn vị cũ (đoàn quân Tây Tiến) nên sáng tác bài thơ này
XUẤT XỨ-HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
CHỦ ĐỀ
Ca ngợi nét đẹp lãng mạn, tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cao đẹp của người chiến sĩ trong thời kháng chiến chống Pháp.
NỘI DUNG
-Đoàn binh Tây Tiến trên con đường trường chinh máu lửa.
-Những kỉ niệm khó quên.
-Khúc ca bi tráng.
-Nỗi nhớ chơi vơi.
NGHỆ THUẬT
-Nghệ thuật tả cảnh.
-Thi pháp tạo hình đối lập.
BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG
HOÀNG CẦM
XUẤT XỨ-HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
Tháng 4/1948, nhận được tin quê hương bị giặc chiếm đóng, nhà thơ xót xa và thương nhớ quê hương nên sáng tác bài thơ này trong đêm.
CHỦ ĐỀ
-Ca ngợi quê hương.
-Đau xót khi quê hương bị giặc tàn phá.
NỘI DUNG
1.Cái nhìn toàn cảnh về bên kia sông Đuống.
2.Quê hương trong những ngày thanh bình.
3.Quê hương bị giặc tàn phá.
4.Bộ đội về làng cùng nhân dân chiến đấu.
NGHỆ THUẬT
-Điệp khúc ‘’nay người về đâu, đi về đâu’’
-Từ ngữ giàu giá trị tạo hình và biểu cảm.
NAM CAO
ĐÔI MẮT
XUẤT XỨ-HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
Sáng tác đầu năm 1948, vào thời kì nhận đường của nhà văn lớp trước trong kháng chiến.
CHỦ ĐỀ
Phê phán cách nhìn lệch lạc và lối sống vị kỹ của những người tri thức đứng bên lề cuộc sống kháng chiến. Chân thành biểu dương người trí thức dấn thân, hòa nhập với quần chúng.
NỘI DUNG
1.Nhân vật Hoàng
-Quan điểm
+Đối với kháng chiến: đứng ngoài cuộc; tôn thời chủ nghĩa anh hùng cá nhân.
+Đối với người nông dân: Không tin vào sức mạnh của quần chúng, có cái nhìn ác cảm.
-Nhận thức sai lệch.
-Cách sống tiêu cực.
2.Nhân vật độ
- Quan điểm “muốn biết đúng phải nhìn đúng ; phải có đôi mắt của nhà văn cách mạng”.
-Hiểu đúng bản chất người nông dân.
-Cách sống tích cực phục vụ kháng chiến.
NGHỆ THUẬT
-Nghệ thuật trần thuật dẫn dắt tự nhiên, kể bằng chính giọng điệu và cảm nghĩ của người trong cuộc.
-Nghệ thuật khắc họa diện mạo và tính cách nhân vật sắc sảo, độc đáo,tinh tế.
ĐẤT NƯỚC
Nguyễn Đình Thi
XUẤT XỨ-HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
-1948-1955.
-Trích tập thơ “ Người Chiến Sĩ ”.
-5 khổ đầu.
CHỦ ĐỀ
-Ca ngợi, tự hào về đất nước giàu đẹp, truyền thống hào hùng, nhân dân chiến đấu kiên cường.
NỘI DUNG
Quá trình nhận thức về đất nước
Đất nước qua hình ảnh mùa thu (khổ 1,2) đẹp như buồn với tư thế người thanh niên lên đường.
Mùa thu ở chiến khu Việt Bắc:
-Cảnh sắc tươi vui.
-Niềm vui lan tỏa khắp đất trời.
-Niềm vui làm chủ đất nước.
-Niềm tự hào về truyền thống bất khuất.

NGHỆ THUẬT
-Điệp từ “của chúng ta”, “nước chúng ta” nhấn mạnh quyền làm chủ đất nước.
-Âm điệu sôi nổi, hồ hởi, ngập ngừng, lưu luyến đan xen.
VỢ CHỒNG A PHỦ
Tô Hoài
XUẤT XỨ-HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
-Chuyến đi tám tháng 1952 Tô Hoài viết nên tác phẩm.
CHỦ ĐỀ
-Số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi.
-Sự vươn lên dữ dội của họ.
NỘI DUNG
1.Nhân vật Mỵ :
-Làm dâu như nô lệ.
-Ý thức về quyền sống-hạnh phúc qua 3 lần phản kháng.
2.Nhân vật A Phủ:
-Bị biến thành kẻ nô lệ.
-Sống phóng khoáng tự do.
NGHỆ THUẬT

1.Xây dựng nhân vật:
-Mỵ : sống nội tâm lặng lẽ.
-A Phủ : mạnh mẽ, gan góc, bộc trực.
2.Dựng cảnh:
-Thiên nhiên.
-Sinh hoạt chân thực.
VỢ NHẶT
XUẤT XỨ-HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
-Sáng tác từ 1946 với tên “Xóm ngụ cư”.
-1954 hoàn thành và đổi tên thành “Vợ nhặt”
CHỦ ĐỀ
-Ca ngợi tình cảm yêu thương chân thành. Tấm lòng cưu mang đùm bọc và niềm tin ở tương lai của những con người khốn khổ.
NỘI DUNG
1.Bức tranh ảm đạm.
2.Tình huống truyện: Tràng nhặt vợ.
3.Diễn biến tâm lý: Tràng-bà cụ Tứ.
NGHỆ THUẬT
-Xây dựng nhân vật: tâm lý khá tinh tế.
-Tình huống độc đáo.
-Dẫn truyện hấp dẫn.
CÁC VỊ LA HÁN
CHÙA TÂY PHƯƠNG
Huy Cận
XUẤT XỨ-HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
-Trích “Bài thơ cuộc đời”.
-Bài thơ được cảm xúc trong thời gian dài 20 năm.
-Cuối năm 1960, Huy Cận sáng tác bài thơ.
CHỦ ĐỀ
-Qua hình ảnh đau khổ của các pho tượng La Hán, nhà thơ suy nghĩ về những khổ đau bế tắc của cha ông trong quá khứ.
NỘI DUNG
1.Cảm hứng chủ đạo (K1).
2.Chân dung các pho tượng(K2,K3,K4).
3.Quần thể tượng: nỗi khổ của chúng sinh.
NGHỆ THUẬT
-Nghệ thuật miêu tả.
MÙA LẠC
NGUYỄN KHẢI
XUẤT XỨ-HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
-Nhân chuyến đi thực tế của Nguyễn Khải vào năm 1958.
-Trích từ “Mùa lạc”.
CHỦ ĐỀ
Niềm tin vào cuộc sống lao động và lòng yêu thương chân thành đã giúp cho người bất hạnh tìm được ý nghĩa cuộc sống.
NỘI DUNG
1.Sự hồi sinh của một vùng đất: thiên nhiên và con người.
2.Sự hồi sinh của các nhân vật: Đào, Huấn, Duệ và tập thể.
NGHỆ THUẬT
-Xây dựng nhân vật.
-Nghệ thuật tả cảnh: thiên nhiên và sinh hoạt.
TIẾNG HÁT CON TÀU
Chế Lan Viên
XUẤT XỨ-HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
-Trích “Ánh sáng và phù sa”.
-Hoàn cảnh sáng tác: Cảm hứng được khơi nguồn từ sự kiện kinh tế 1958-1960.
CHỦ ĐỀ
-Lời mời gọi: Những kỉ niệm ân tình với Tây Bắc .
-Bài thơ gợi mở khát vọng về với nhân dân cội nguồn của sáng tạo nghệ thuật.
NỘI DUNG
1.Lời mời gọi
2.Trở về Tây Bắc với những ân tình
-Ấn tượng sâu sắc.
-Nhân dân Tây Bắc:
+Anh du kích.
+Em liên lạc.
+Cô gái nuôi quân.
+Bà mẹ già.
3.Những suy tư.
NGHỆ THUẬT
-Sử dụng hình ảnh so sánh-khái quát-tượng trưng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Vũ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)