Ôn tập trắc nghiệm sinh 11 kì 1

Chia sẻ bởi Ngô Minh Quân | Ngày 26/04/2019 | 87

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập trắc nghiệm sinh 11 kì 1 thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Biên soạn và sưu tầm: Ngô Minh Quân A12 THPT LONG KHÁNH- ĐNAI
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – SINH HỌC 11
Câu 1: Câu nào sau đây không phải là vai trò của nước đối với đời sống của cây?
A. Dung môi hòa tan các chất khoáng. B. Ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật. C. Điều hòa hoạt động các enzim.
D. Tham gia vào các quá trình sinh lí của cây.
Câu 2: Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua: A. tế bào lông hút. B. tế bào nội bì.
C. tế bào biểu bì. D. tế bào nhu mô vỏ.
Câu 3: Thoát hơi nước qua lá qua những con đường nào?
A. Qua khí khổng là chủ yếu và lớp cutin là thứ yếu.
B. Qua khí khổng là thứ yếu và lớp cutin là chủ yếu.
C. Qua lớp biểu bì là chủ yếu và qua lông hút là thứ yếu.
D. Qua mạch gỗ là chủ yếu và qua mạch rây là thứ yếu.
Câu 4: Cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh A. sự điều hòa thân nhiệt của cây. B. sự đóng mở khí khổng. C. sự điều hòa quá trình sinh lí trong cây.
D. sự tổng hợp lớp cutin của tế bào biểu bì.
Câu 5: Khi nói về cân bằng nước của cây điều nào sau đây không đúng? A. Khi lượng nước hập thụ vào bằng lượng nước thoát ra thì cây cân bằng nước. B. Khi lượng nước hấp thụ vào lớn hơn lượng nước thoát ra thì cây chết.
C. Khi lượng nước hấp thụ vào nhỏ hơn lượng nước thoát ra thì cây mất cân bằng nước, lá héo.
D. Cân bằng nước được duy trì bởi tưới tiêu nước hợp lí: Tưới đủ lượng, đúng lúc, đúng cách.
Câu 6: Nội dung nào sau đây nói về cơ chế hấp thụ khoáng là không đúng?
A. Muối khoáng được hấp thụ từ đất vào cây qua 2 cơ chế là thụ động và chủ động.
B. Các chất khoáng được hấp thụ từ đất vào rễ cùng chiều građien nồng độ, không cần năng lượng gọi là cơ chế thụ động.
C. Các chất khoáng được hấp thụ từ đất vào rễ ngược chiều građien nồng độ, cần tiêu tốn năng lượng gọi là cơ chế chủ động.
D. Các chất khoáng được hấp thụ vào rễ cây từ nơi có nồng độ ion thấp đến nơi có nồng độ ion cao, không cần tiêu tốn năng lượng gọi là là chế thụ động.
Câu 7: Thực vật chỉ hấp thụ nitơ trong đất ở dạng nào?
A. nitrat (NO3-) và amôni (NH4+). B. Nitơ tự do (N2) và nitrat (NO3-).
C. amôni () và Nitơ tự do (N2). D. NH3, , .
Câu 8: Nội dung nào sau đây nói không đúng về vai trò của N?
A. Tham gia vào thành phân các enzim và hoocmôn
B. Điều tiết các quá trinh sinh lí, hóa sinh trong tế bào và cơ thể.
C. Thành phần cấu tạo các hợp chất trong cây (prôtêin, axit nuclêic,…)
D. Không quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lí của cây trồng.
Câu 9: Quan sát sơ đồ chưa hoàn chỉnh về chuyển hóa nitơ trong đất nhờ các vi khuẩn:
Chất hữu cơ (A)  (B) . Để quá trình xảy ra hoàn chỉnh thì (A) và (B) lần lượt là gì?
A. Vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn nitrat hóa.
B. Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn amôn hóa.
C. Vi khuẩn E.coli, xạ khuẩn.
D. Vi khuẩn nitrogenaza, vi khuẩn azotobacter
Câu 10: → NH = NH → NH2 – NH2 → 2NH3 . Đây là sơ đồ thu gọn của quá trình nào sau đây?
A. Cố định nitơ trong cây. B. Cố định nitơ trong khí quyển.
C. Đồng hóa NH3 trong cây. D. Đồng hóa NH3 trong khí quyển.
Câu 11: Khi trong cây bị NH3 tích lũy nhiều gây ngộ độc, phản ứng nào sau đây giúp cây tồn tại?
A. Axít hữu cơ + NH3 + 2H+ → Axít amin.
B. Axít đicacbôxilic + NH3 + 2H+ → Amit.
C. Axít piruvic + NH3 + 2H+ → Alanin + H2O.
D. Axit fumaric + NH3 → Aspactic + H2O.
Câu 12: Khi nói về sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng và nitơ, nội dung nào sau đây là không hợp lí?
A. Đất chua lại nghèo dinh dưỡng, do các ion khoáng bị H+ thay thế trên bề mặt keo đất và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Minh Quân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)