On tap tieng viet lop 6 ki 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Phước Tỉnh | Ngày 17/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: on tap tieng viet lop 6 ki 2 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 6
(Kì II)
III- Một số biện pháp tu từ

1, Phó từ
A, Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Những từ thường gặp là: rất, đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, còn, không, chẳng,đừng, cho…
B, Phó từ gồm hai loại lớn:
+ Phó từ đứng trước động, tính từ thường bổ sung về ý nghĩa quan hệ thời gian; mức độ; sự tiếp diến tương tự; sự phủ định sự cầu khiến. VD: không, chẳng, hay, chớ, đừng, rất…
+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ; thường bổ sung ý nghĩa về mức độ; khả năng; kết quả và hướng. VD: lắm, quá, ra, lại, đuoc…
2, So sánh
A, So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
VD: Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
B, Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

Vế A (sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B (sự vật dùng để so sánh)


Mồ hôi
Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại
Mặt trời
thánh thót
rơi

xuống biển
như
mà như

như
mưa ruộng cày
nhảy nhót

hòn lua…




C, Nhưng trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều. Cụ thể thường là các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh bị lược bớt.
VD: Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào
Vế A (sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B (sự vật dùng để
so sánh

chí lớn ông cha
lòng mẹ

bao la
(như)
(như)
Trường Sơn
Cửu Long


* Và đôi khi vế B có thể đảo ngược lên trước vế A cùng với từ so sánh.
VD: Như một thằng điên, tên cướp hung hãn lao cả xe vào cảnh sát.
D, Trong so sánh có hai loại: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
VD: Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con ->kiểu so sánh không ngang bằng
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ (như) là ngọn gió của con suốt đời ->kiểu so sánh ngang bằng.
3, Nhân hoá
A, Nhân hoá là gọi hay tả sự vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người là cho sự vật (cây cối, loài vật, đồ vat…) trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
VD: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viếng lăng Bác -Viễn Phương)
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
(Đây thôn Vĩ dạ - Hàn Mặc Tử)
B, Có ba kiểu nhân hoá thường gặp là:
* Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
VD: Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với
nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
* Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật.
VD: cụm từ: không ai tị ai cả ở ví dụ trên.
* Trò truyện xưng hô với vật như đối với người.
VD: Trâu ơi, ta bảo trâu này Núi cao chi lắm núi ơi
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Núi che mặt trời chẳng thấy người…
4. Ẩn dụ
A, ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác khi
giữa chúng có quan hệ tương đồng, tức chúng giống nhau về một phương diện nào
đó, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
VD: Thuyền về có nhớ bến trăng Dưới trăng quyên đã gọi hè
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. ….lửa lựu lập loè đơm bông.
->Thuyền = chàng (so sánh ngầm) = di động (Phú Xuân…)
->Bến = thiếp, cô gái = cố định
->lửa lựu lập loè = cảnh sắc mùa hè sinh động = tín hiệu mùa hè.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phước Tỉnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)