ôn tập thi hk2 sh11
Chia sẻ bởi nguyễn thị thu thảo |
Ngày 26/04/2019 |
108
Chia sẻ tài liệu: ôn tập thi hk2 sh11 thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP SINH 11 HK II, TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY HIỆU , 15-16
Tự luận: 34, 37, 41, 42
Trắc nghiệm: 26, 27, 38, 39
Lý thuyết phần tự luận
1. Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể thực vật do có sự tăng lên về số lượng và kích thước của tế bào.
2.Cơ chế: của sinh trưởng là hoạt động nguyên phân của tế bào
3.Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân.
4.
Loại mô
Nội dung
Mô phân sinh đỉnh
Mô phân sinh bên
Mô phân sinh lóng
Đối tượng
Cây 1 lá mầm (lúa, ngô, cau....) và 2 lá mầm ( cam, quýt...)
Cây 2 lá mầm( cam, quýt...)
Cây 1 lá mầm(lúa, ngô, cau....)
Phân bố
Tại chồi đỉnh, chồi nách và đỉnh rễ
Ở thân và rễ
Giữa các lóng nằm ở các mắt
Chức năng
Gia tăng chiều dài của thân, rễ
Tăng độ dày của thân và rễ
Làm cho lóng dài ra
5.
Nội dung so sánh
Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng thứ cấp
Đối tượng
Cây 1 lá mầm (lúa, ngô, cau....) và 2 lá mầm ( cam, quýt...)
Cây 2 lá mầm( cam, quýt...)
Nguyên nhân
Do hoạt động nguyên phân của tế bào mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng tạo ra.
Do hoạt động nguyên phân của tế bào mô phân sinh bên tạo ra.
Kết quả
Tăng chiều dài của thân và rễ
Tăng đường kính thân và rễ
6. Cấu tạo thân cây gỗ
Gồm 2 phần:
- Vỏ: ở ngoài cùng, bao quanh thân, bảo vệ thân.
- Gỗ
+ Gỗ dác: có màu sáng, bao quanh phần gỗ lõi, gồm những mạch gỗ thứ cấp trẻ, vận chuyển nước và các ion khoáng.
+Gỗ lõi (ròng): nằm ở trung tâm của thân, có màu sẫm. Gồm các mạch gỗ thứ cấp già, vận chuyển nước và muối khoáng trong một thời gian ngắn, chủ yếu làm nhiệm vụ nâng đỡ cho thân.
7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
+ Nhân tố bên trong
- Đặc điểm di truyền (tùy mỗi loài mà có tốc độ sinh trưởng khác nhau)
- Thời kì sinh trưởng( tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng mà có tốc độ sinh trưởng khác nhau)
- Hoocmon thực vật( Tùy vào lượng hoocmon tiết ra)
+ Các nhân tố bên ngoài
- Nhiệt độ (mỗi loài đều có 1 giới hạn nhiệt độ để sinh trưởng bình thường, nằm ngoài giới hạn đó cây sẽ sinh trưởng chậm đi)
- Ánh sáng( ảnh hưởng đến hình thái và quang hợp)
- Dinh dưỡng khoáng( thiếu chất dinh dưỡng, cây sẽ bị ức chế sinh trưởng, có thể chết)
- Hàm lượng nước (lượng nước phải > 95%)
- Oxi (< 5%, sinh trưởng bị ức chế)
8. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
9. -Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hoá (biệt hoá) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
10. Sự phát triển ở động vật gồm 2 giai đoạn chính sau:
-Đối với động vật đẻ trứng: Giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
-Đối với động vật đẻ con: Giai đoạn phôi và giai đoạn sau sinh.
-Phát triển của động vật gồm:
+Phát triển không qua biến thái.
+Phát triển qua biến thái: Phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
11. Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái,cấu tạo và sinh lí động vật saukhi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
12.Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
13.Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con rưởng thành,trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
14. Phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
15.
Đại diện
Lột xác
Tự luận: 34, 37, 41, 42
Trắc nghiệm: 26, 27, 38, 39
Lý thuyết phần tự luận
1. Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể thực vật do có sự tăng lên về số lượng và kích thước của tế bào.
2.Cơ chế: của sinh trưởng là hoạt động nguyên phân của tế bào
3.Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân.
4.
Loại mô
Nội dung
Mô phân sinh đỉnh
Mô phân sinh bên
Mô phân sinh lóng
Đối tượng
Cây 1 lá mầm (lúa, ngô, cau....) và 2 lá mầm ( cam, quýt...)
Cây 2 lá mầm( cam, quýt...)
Cây 1 lá mầm(lúa, ngô, cau....)
Phân bố
Tại chồi đỉnh, chồi nách và đỉnh rễ
Ở thân và rễ
Giữa các lóng nằm ở các mắt
Chức năng
Gia tăng chiều dài của thân, rễ
Tăng độ dày của thân và rễ
Làm cho lóng dài ra
5.
Nội dung so sánh
Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng thứ cấp
Đối tượng
Cây 1 lá mầm (lúa, ngô, cau....) và 2 lá mầm ( cam, quýt...)
Cây 2 lá mầm( cam, quýt...)
Nguyên nhân
Do hoạt động nguyên phân của tế bào mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng tạo ra.
Do hoạt động nguyên phân của tế bào mô phân sinh bên tạo ra.
Kết quả
Tăng chiều dài của thân và rễ
Tăng đường kính thân và rễ
6. Cấu tạo thân cây gỗ
Gồm 2 phần:
- Vỏ: ở ngoài cùng, bao quanh thân, bảo vệ thân.
- Gỗ
+ Gỗ dác: có màu sáng, bao quanh phần gỗ lõi, gồm những mạch gỗ thứ cấp trẻ, vận chuyển nước và các ion khoáng.
+Gỗ lõi (ròng): nằm ở trung tâm của thân, có màu sẫm. Gồm các mạch gỗ thứ cấp già, vận chuyển nước và muối khoáng trong một thời gian ngắn, chủ yếu làm nhiệm vụ nâng đỡ cho thân.
7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
+ Nhân tố bên trong
- Đặc điểm di truyền (tùy mỗi loài mà có tốc độ sinh trưởng khác nhau)
- Thời kì sinh trưởng( tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng mà có tốc độ sinh trưởng khác nhau)
- Hoocmon thực vật( Tùy vào lượng hoocmon tiết ra)
+ Các nhân tố bên ngoài
- Nhiệt độ (mỗi loài đều có 1 giới hạn nhiệt độ để sinh trưởng bình thường, nằm ngoài giới hạn đó cây sẽ sinh trưởng chậm đi)
- Ánh sáng( ảnh hưởng đến hình thái và quang hợp)
- Dinh dưỡng khoáng( thiếu chất dinh dưỡng, cây sẽ bị ức chế sinh trưởng, có thể chết)
- Hàm lượng nước (lượng nước phải > 95%)
- Oxi (< 5%, sinh trưởng bị ức chế)
8. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
9. -Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hoá (biệt hoá) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
10. Sự phát triển ở động vật gồm 2 giai đoạn chính sau:
-Đối với động vật đẻ trứng: Giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
-Đối với động vật đẻ con: Giai đoạn phôi và giai đoạn sau sinh.
-Phát triển của động vật gồm:
+Phát triển không qua biến thái.
+Phát triển qua biến thái: Phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
11. Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái,cấu tạo và sinh lí động vật saukhi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
12.Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
13.Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con rưởng thành,trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
14. Phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
15.
Đại diện
Lột xác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nguyễn thị thu thảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)