On tap su 8 12-13 ki 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Phúc Vinh | Ngày 17/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: on tap su 8 12-13 ki 2 thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HK II MÔN SỬ 8 (2012-2013)

A. Giai Đoạn (1858-1873)
Nguyên nhân, diễn biến về chiến sự Đà Nẵng (1858-1859)
Nguyên Nhân
Từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường và thuộc địa, vơ vét nguyên liệu.
Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi.
Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu.
Lấy cớ bảo vệ đạo Gia-Tô, lien quân Pháp-Tây Ban Nha kéo vào đánh nước ta.
Diễn Biến
Ngày 31/8/1858, 3000 quân Pháp-TBN dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ sung đánh Đà Nẵng.
Quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đả anh dũng chống trả.
Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
Chiến sự ở Gia Định (1859)
Tháng 2/1859, quân Pháp kéo vào Gia Định.
Ngày 17/2/1859, Pháp tấn công thành Gia Định.
Ngày 25/10/1860, Hiệp định Bắc Kinh được kí kết.
Đêm 23, rạng sang ngày 24/2/1861, Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa nhưng đại đồn Chí Hòa thất thủ. Thừa thắng Pháp tấn công Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long.
Ngày 5/6/1862, Hiệp định Nhâm Tuất được kí kết.
Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì
Tại Đà Nẵng nhiều toán nghĩa quân nổi dậy phối hợp với quân triều đình đánh Pháp.
Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng (Et-Pê-Răng) của quân Pháp đậu trên song Vàm Cỏ Đông (10/12/1861).
Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp gặp nhiều khó khăn và gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
B. Giai Đoạn (1873-1884)
Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất
* Thực dân Pháp
Thiết lập bộ máy chính trị có tính chất quân sự từ trên xuống.
Đẩy mạnh chính sách bóc lột kinh tế
→ bàn đạp đánh chiếm Campuchia và chiếm nốt 3 tỉnh miền tây Nam kỳ.
* Triều đình nhà Nguyễn
Tiếp tục thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lạc hậu lỗi thời.
=> Kinh tế sa sút, binh lực suy yếu, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc.
Nguyên nhân, diễn biến thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
Nguyên Nhân
Lợi dụng việc triều đình nhà Huế đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp bọn “Hải Phỉ”, Pháp cho tên lái buôn Đuy-Puy vào gây rối ở Hà Nội.
Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-Puy, Pháp cử Gác-Ni-Ê, chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.
Diễn Biến
Ngày 20/11/1873, Pháp nổ sung đánh chiếm Hà Nội.
Quân Pháp nhanh chóng chiếm các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình,…
Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh Đồng Bằng Bắc Kì (1873-1874)
Khi Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng chống trả.
Tại các tỉnh đồng bằng, quân Pháp đi đến đâu cũng bị nhân dân ta tập kích kháng cự. Các căn cứ khởi nghĩa được hình thành như Thái Bình, Nam Định, ….
Ngày 21/12/1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy, Gác-Ni-Ê bị giết.
Ngày 15/3/1874, Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất, triều đình thừa nhận hoàn toàn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, Pháp rút khỏi Bắc Kì.



Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)
Nguyên Nhân
* Tình hình Việt Nam
Kinh tế kiệt quệ, nhân dân đói khổ.
Các đề nghị cải cách dân tộc đều bị khước từ.
Các cuộc khởi nghĩa bùng nổ mạnh mẽ.
* Nước Pháp
Chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
Nhu cầu xâm lược thuộc địa ngày càng cao→ Pháp quyết tâm đánh Bắc kỳ lần 2.
Diễn biến
Ngày 3/4/1882 quân Pháp đổ bộ lên Hà Nội.
Ngày 25/4/1882: Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu đòi nộp khí giới và giao thành.
Quân ta anh dũng chống trả nhưng thất bại.
Triều đình cầu cứu quân Thanh
→ Pháp-Thanh xâu xé Việt Nam.
C. Giai Đoạn (1885-1918)
Cuộc phản công của phái chủ chiến tại Kinh Thành Huế (7/1885)
Sau hiệp ước Hác-Măng và Pa-Tơ-Nốt, phe chủ chiến trong triều đình Huế vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phúc Vinh
Dung lượng: 111,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)