Ôn tập sinh học 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Huy | Ngày 23/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập sinh học 6 thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

Bài giảng sinh học 6
Giáo viên dạy : Chu Thị Hường
Ngày dạy : 20/04/2011
Nêu hình dạng và cấu tạo của địa y?
Phân tích hình thức sống cộng sinh giữa tảo và nấm ở địa y?
Hình dạng : hình vảy, hình cành
Cấu tạo : gồm các tế bào tảo màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu .
Địa y được hình thành do sự chung sống giữa nấm và tảo, ở đó
đôi bên cùng có lợi :
- Các sợi nấm thì hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo.
- Tảo sử dụng diệp lục chế tạo chất hữu cơ nuôi sống cả hai bên
Phần I : Sinh sản sinh dưỡng
1.Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
- Bằng thân bò
- Bằng thân rễ
- Bằng rễ củ
- Bằng lá
2.Sinh sản sinh dưỡng do người
- Giâm cành
- Chiết cành
- Ghép cành
- Nhân giống vô tính
CH4( Tr52 SBTSH6):
Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất giữ thế nào ? Em hãy cho biết người ta trồng khoai lang bằng cách nào ? Tại sao không trồng bằng củ?
- Muốn khoai lang không mọc mầm phải cất giữ khoai ở nơi khô ráo
- Trồng khoai lang bằng dây ( đoạn bánh tẻ, có cả ngọn rồi giâm xuống đất ) để tiết kiệm và có thời gian thu hoạch ngắn.
Trả lời
- Không trồng bằng củ vì chi phí tốn kém và thời gian thu hoạch lâu.
CH 4 (Tr54 SBTSH 6 ):
Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất ? Vì sao ?
Có 4 cách nhân giống là Giâm cành, chiết cành, ghép cành và nhân giông vô tính. Trong đó nhân giống vô tính là cách nhân giống nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất vì :
- Nguồn nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền.
- Tạo ra rất nhiều cây mới từ một mô
- Thực hiện trong một thời gian ngắn.
Trả lời
Phần I : Sinh sản sinh dưỡng
1.Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
- Bằng thân bò
- Bằng thân rễ
- Bằng rễ củ
- Bằng lá
2.Sinh sản sinh dưỡng do người
- Giâm cành
- Chiết cành
- Ghép cành
- Nhân giống vô tính
Phần II : Hoa và sinh sản hữu tính
1. Cấu tạo và chức năng của hoa
2. Các loại hoa
- Hoa đơn tính, hoa lưỡng tính
- Hoa mọc đơn độc, hoa mọc cụm
3. Thụ phấn
- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- Hoa thụ phấn nhờ gió
- Thu tinh, kết hạt, tạo quả
CH3 (Tr57SBTSH6):
Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa?
Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm để sâu bọ dễ phát hiện ra từ xa và khi lấy phấn của hoa này rồi lại sang hoa khác nên nhiều hoa được thụ phấn, hiệu quả thu phấn cao.
Trả lời
- Thụ phấn, tự thụ phấn, giao phấn
CH4(Tr60SBTSH6):
Những hoa nở về ban đêm như nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm gì thu hút sâu bọ?
Những hoa nở về ban đêm như hoa nhài, hoa quỳnh, hoa dạ hương có màu trắng nổi bật trong đêm tối khiến sâu bọ dễ nhận ra và hoa có hương thơm đặc biệt kích thích sâu bọ tìm đến.
Trả lời
Phần II : Hoa và sinh sản hữu tính
1. Cấu tạo và chức năng của hoa
2. Các loại hoa
- Hoa đơn tính, hoa lưỡng tính
- Hoa mọc đơn độc, hoa mọc cụm
3. Thụ phấn
- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- Hoa thụ phấn nhờ gió
- Thu tinh, kết hạt, tạo quả
- Thụ phấn, tự thụ phấn, giao phấn
CH3(Tr66SBTSH 6 ):
Sau khi học xong bài này có bạn nói rằng : Hạt lạc gồm 3 phần : Vỏ, phôi và chất dinh dưõng dự trữ. Theo em câu nói đó có chính xác không ? Vì sao?
Hạt lạc thuộc hạt hai lá mầm ,chất dinh dưỡng dự trữ nằm ở hai lá mầm thuộc bộ phận phôi của hạt,nên nói hạt lạc gồm 3 bộ phận là chưa thật chính xác. Hạt lạc chỉ gồm vỏ và phôi.
Trả lời
Phần III : Quả và hạt
1. Các loại quả
- Quả khô: qu? khô n?, khô không n?
- Quả thịt: quả thịt, quả hạch
2. Hạt và các bộ phận của hạt
- Vỏ
- Phôi
- Chất dinh dưỡng dự trữ
4. Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
3. Phát tán của quả và hạt
- Điều kiện bên trong
- Điều kiện bên ngoài
BT3( Tr70 SBTSH6):
Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống?
Lấy 2 cốc thuỷ tinh A và B:
- Cốc A : Lót bông ẩm và đặt trên đó 10 hạt đỗ tốt
- Cốc B ; Lót bông ẩm và đặt trên đó 10 hạt đỗ sứt sẹo, sâu mọt.
Để 2 cốc vào chỗ mát sau 3 -4 ngày ta thấy Cốc A hạt nảy mầm hết, cốc B hạt không nảy mầm. Chứng tỏ sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống
Trả lời
Phần III : Quả và hạt
1. Các loại quả
- Quả khô: qu? khô n?, khô không n?
- Quả thịt: quả thịt, quả hạch
2. Hạt và các bộ phận của hạt
- Vỏ
- Phôi
- Chất dinh dưỡng dự trữ
4. Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
3. Phát tán của quả và hạt
- Điều kiện bên trong
- Điều kiện bên ngoài
BT3( Tr72 SBTSH6):
Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đát khô cằn, ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp?
Vì các cơ quan trong cây có hoa có sự thống nhất về mặt chức năng. Khi đất khô cằn, ít được tưới bón thì rễ hút ít nước và muối khoáng thì thân vận chuyển lên lá ít nguyên liệu thì lá quang hợp yếu, chế tạo đựoc ít chất hữu cơ nuôi thân, lá.nên cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp.
Trả lời
Phần IV : Tổng kết về cây có hoa
1. Cây là một thể thống nhất
- Giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan
- Chức năng giữa các cơ quan ( rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt)
2. Cây với môi trường
- Cây sống dưới nước
- Cây sống trên cạn
- Cây sống trong môi trường đặc biệt
BT3( Tr74 SBTSH6):
Các cây sống trong những môi trường đặc biệt ( sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì ? Cho một vài ví dụ?
Cây sống ở sa mạc có đặc điểm : lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước , thân mọng nước ( xương rồng ), Rễ dài , đâm sâu ( cỏ sa mạc )
Cây sống ở đàm lầy : có biến dạng rễ thở ngoi lên mặt nước để hô hấp (cây bụt mọc )
Cây sông ở môi trường ngập mặn : rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thuỷ triều ven biển. ( đước)
Trả lời
Phần V: Các nhóm thực vật
1. Thực vật bậc thấp : Tảo
2.Thực vật bậc cao
- Rêu
- Quyết
- Hạt trần
3. Sự phát triển của giới thực vật
- Hạt kín :Lớp 1 lá mầm,lớp 2 lá mầm
4. Nguồn gốc cây trồng
BT5( Tr77 SBTSH6):
Quan sát bằng mắt thường một cốc nước máy hoăch một cốc nước ao hoặc nước hồ lấy trên mặt, chỗ có nhiều váng càng tốt, em thấy có gì khác nhau về màu nước?Giải thích?
Nước mưa hoặc nước máy màu trong , nước ao và nước hồ thường có nhiều màu do trong nước ao và nước hồ có tảo nước ngọt sinh sống. Chính chất diệp lục, chất phụ màu trong tảo quy định màu nước.
Trả lời
Hoạt động nhóm
BT ( Tr88 SBTSH6):
Hãylựa chọn các cụm từ thích hợp ở cột A ghép với cột B
Trả lời : 1.............; 2...........; 3.............; 4............; 5...........
b
c
e
a
d
1. Vai trò trong tự nhiên
2.Vai trò trong đời sống con người
3. Vai trò với động vật
4. Bảo vệ sự đa dạng của thực vật
Phần VI: Vai trò của thực vật
CH4( Tr93 SBTSH6):
Vì sao phải tích cực trồng cây gây rừng?
CH 3(Tr96 SBTSH6) Trong các chuỗi liên tục sau đây:

Thực vật động vật ăn cỏ động vật ăn thịt
hoặc
Thực vật động vật người

Hãy thay thế các từ động vật, thực vật bằng tên con vật hoặc cây cụ thể.
là thức ăn
là thức ăn
là thức ăn
là thức ăn
1. Hình dạng , cấu tạo
2. Cách dinh dưỡng
3. Vai trò
4. Tác hại
Phần VII :Vi khuẩn- Nấm- Địa y
BT3( Tr102 SBTSH6):
Tại sao thức ăn bị ôi thiu ? Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị thiu thì phải làm thế nào ?
Trả lời
- Vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thức ăn nên thức ăn bị ôi thiu.
- Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị thiu thì ta phải ướp lạnh, phơi khô hoặc ướp muối thức ăn.
1. Hình dạng , cấu tạo
2. Cách dinh dưỡng
3. Vai trò
4. Tác hại
Phần VII :Vi khuẩn- Nấm- Địa y
CH2( Tr103 SBTSH6):
Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn?
Trả lời
Cấu tạo tế bào : Đều không có chất diệp lục
Cách dinh dưỡng : Đều là dị dưỡng ( kí sinh, hoại sinh )
Vai trò : Đều thể hiện 2 mặt lợi và hại :

+ Các loại vi khuẩn và nấm kí sinh thường gây bệnh
+ Vi khuẩn và một số nấm hiển vi có khả năng phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ ( muối khoáng ).
CH3( Tr102 SBTSH6):
Nấm giống và khác tảo ở điểm nào?
Trả lời
Giống nhau :
Cấu tạo đều là đơn bào hoặc đa bào. Chưa có cấu tạo rễ, thân, lá cũng không có hoa, quả và chưa có mạch dẫn bên trong.
Khác nhau :
1. Hình dạng , cấu tạo
2. Cách dinh dưỡng
3. Vai trò
4. Tác hại
Phần VII :Vi khuẩn- Nấm- Địa y
Đọc lại các bài đã học và chuẩn bị tiết sau ôn tập
Hoàn thành các câu hỏi đã chữa vào vở bài tập SH 6
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)