On tap sinh hoc 12

Chia sẻ bởi Lê Hồng Dũ | Ngày 26/04/2019 | 72

Chia sẻ tài liệu: on tap sinh hoc 12 thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Câu 1:
Điểm mấu chốt nào trong cơ chế tự nhân đôi của ADN đã đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nuclêôtit giống phân tử ADN mẹ?
Vì sao trong 2 mạch polinuclêôtit mới được tổng hợp thì một mạch được hình thành liên tục còn mạch kia được hình thành từng đoạn?
Câu 2:
Thế nào là động vật biến nhiệt và động vật đẳng nhiệt? Trong các loài sau đây loài sau đây, loài nào là động vật biến nhiệt: thằn lằn, thú mỏ vịt, gà gô trắng, kì giông, nhím, sâu hại táo, ruồi nhà
Động vật biến nhiệt và động vật đẳng nhiệt thích nghi với sự biến đổi nhiệt độ môi trường như thế nào? Lấy ví dụ.
Một loài sâu hại quả có ngưỡng phát triển là 9,60C. Trong điều kiện ấm nóng của miền Nam, sâu hoàn thành chu kì phát triển của mínhau 56 ngày; ở miền bắc nhiệt độ trung bình trong năm thấp hơn tới 4,80C nên để hoàn thành chu kì như thế sâu cần 80 ngày. Hãy tính nhiệt độ trung bình trong năm mỗi miền?
Câu 3:
Vì sao trong quần thể lưỡng bội giao phối tự do các kiểu hình lặn có hại dù có tần số thấp cũng không bị chọn lọc tự nhiên nhanh chóng đào thải?
Tác dụng của chọn lọc tự nhiên đối với một alen lặn trên NST X so với một alen lặn có cùng giá trị thích nghi trên NST thường có gì khác nhau?
Câu 4:
Giải thích tại sao sau khi được tiêm chủng văcxin thương hàn thì người ta không mắc bệnh thương hàn nữa?
Giải thích tại sao khi bị ghép thuỷ tinh thể nhân tạo vào mắt một người bị hỏng thuỷ tinh thể thì không gây phản ứng miễn dịch để loại bỏ thuỷ tinh đó?
Câu 5:
Hãy giải thích các hiện tượng sau, trên cơ sở hiện tượng hút nước và thoát nước của cây xanh:
Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt
Khi bón phân đạm nhiều vào gốc thì cây héo
Khi mưa lo ngày đột ngột nắng to cây bị héo
Người ta thường xới đất, làm cỏ sục bùn cho một số cây trồng
Câu 6:
Bệnh mù màu (màu đỏ và màu lục) do một gen lặn trên NST X quy định. Cho biết trong một quần thể người, tần số nam bị bệnh mù màu là 0,08.Hãy tính tần số nữ bị bệnh mù màu và tần số nữ bình thường nhưng mang gen gâ bệnh.










ĐÁP ÁN


Câu
Nội dung
Điểm

Câu 1
a.
- Nguyên tắc “ giữ lại một mạch’’ của AND mẹ
- Nguyên tắc bổ sung
b.
Trên mạch mới tổng hợp, các nuclêôtit tự do được lắp theo chiều 5’ đến 3’, ngược chiều với AND mẹ.



Câu 2
a.
- Động vật biến nhiệt: là động vật có nhiệt độ cơ thể biến đổi theo nhiệt độ môi trường.
- Động vật đẳng nhiệt: là động vật có nhiệt độ cơ thể ổn định, độc lập với nhiệt độ môi trường
- Loài động vật biến nhiệt: thằn lằn, kì giông, sâu hại táo, ruồi nhà. (thú mỏ vịt có thể xem như “ranh giới”: động vật đẳng nhiệt không hoần toàn)
b.
Động vật biến nhiệt và động vật đẳng nhiệt thích nghi với sự biến đổi nhiệt độ môi trường
- Động vật biến nhiệt:
+ Ở hoang mạc nhiều côn trùng có khoang chống nóng
+ Ở xứ lạnh kích thước cơ thể giảm so với xứ nóng
+ Thích nghi chủ yếu bằng các tập tính sinh thái: phơi nắng, tránh nắng…
- Động vật đẳng nhiệt:
+ Ở xứ lạnh có lớp lông và lớp mở dưới da dày
+ Ở xứ lạnh giảm bớt phần thò ra của cơ thể
+ Có lỗ chân lông và tuyến mồ hôi để điều hoà thân nhiệt
+ Có tập tính sinh thái: ẩn nấp, di cư trú đông.
c.
Gọi nhiệt độ trung bình ở miền Bắc là X, ta có:
80(X – 9,6) = 56(X + 4,8 – 9,6)
X = 20,80C
Nhiệt độ trung bình ở miền Nam là: 20,8 + 4,8 = 25, 60C



Câu 3
a.











Câu 4
a. Tiêm văc xin thương hàn tức là đã đưa kháng nguyên (vi trùng thương hàn đã bị giết chết) vào cơ thể.
- Sự có mặt của kháng nguyên kích thích tế bào limphô phân bào tạo ra kháng thể đi vào máu tạo ra các tế bào nhớ khu trú trong các tổ chức bạch huyết ở dạng không hoạt động.
- Khi kháng nguyên gây bệnh (vi trùng thương hàn) tái xâm nhập vào cơ thể, tế bào nhớ sé nhanh chóng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hồng Dũ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)