ôn tập sinh 11 giữa học kì II

Chia sẻ bởi Trần Thị Chúc | Ngày 26/04/2019 | 159

Chia sẻ tài liệu: ôn tập sinh 11 giữa học kì II thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 11

Câu 1: Khái niệm ứng động? Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng?
HD:
- Ứng đông (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
- Phân biệt:
Điểm phân biệt
Ứng động sinh trưởng
Ứng động không sinh trưởng

Định nghĩa
Là kiểu ứng động liên quan đến tốc độ sinh trưởng khác nhau của tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan
Là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của tế bào

Tác nhân kích thích
Tác nhân không định hướng từ ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ,...)
Tác động cơ học (va chạm), tác nhân từ ngoại cảnh (ánh sáng)

Ví dụ
Phản ứng nở hoa, hoạt động ngủ- nghỉ của hoa,...
Phản ứng tự vệ của lá cây trinh nữ, sự đóng mở khí khổng,...

Cơ chế
Tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây nên
Có liên quan đến sức trương nước, xảy ra sự lan truyền kích thích, có phản ứng nhanh ở các miền chuyên hóa của cơ quan

Tốc độ cảm ứng
Tốc độ chậm
Tốc độ nhanh


Câu 2: Khái niệm cảm ứng ở động vật? Trình bày cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới, dạng chuỗi hạch?
HD:
a. Cảm ứng ở động vật là phản ứng (trả lời) lại các kích thích từ môi trường sống để tồn tại và phát triển.
b. Trình bày cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch:
- Động vật có hệ thần kinh dạng lưới:
+ Đại diện: Động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn thuộc ngành ruột khoang.
+ Cấu tạo hệ thần kinh: Các tế bào thần kinh nằm rải rác khắp cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh, tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
Các tế bào thần kinh có các sợi thần kinh liên hệ với tế bào cảm giác và liên hệ với tế bào biểu mô cơ.
+ Cách thức phản ứng: Khi tế bào cảm giác bị kích thích, thông tin sẽ được truyền về mạng lưới thần kinh sau đó đến các tế bào biểu mô cơ, động vật co toàn thân để tránh kích thích.
+ Hiệu quả phản ứng: không chính xác, tiêu tốn nhiều năng lượng
- Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:
+ Đại diện: Động vật có cơ thể đối xứng hai bên thuộc ngành giun dẹp, giun tròn, chân khớp.
+ Cấu tạo hệ thần kinh: Các tế bào thần kinh tập trung lại thành hạch thần kinh. Các hạch thần kinh được nối với nhau bởi các dây thần kinh và tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể. Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng xác định của cơ thể.
+ Cách thức phản ứng: Khi tế bào cảm giác bị kích thích, thông tin được chuyển tới các hạch thần kinh tương ứng, các hạch này xử lý thông tin và trả lời các phản ứng bằng cách đưa tín hiệu trả lời theo các dây thần kinh đến các cơ quan thực hiện. Vì vậy chỉ có một vùng tiếp nhận và trả lời kích thích tương ứng (phản ứng cục bộ)
+ Hiệu quả phản ứng: chính xác hơn so với động vật có hệ thần kinh dạng lưới, tiêu tốn ít năng lượng.
Câu 3: So sánh sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mielin và sợi thần kinh không có bao mielin?
HD:
- Điểm giống nhau: xung thần kinh lan truyền theo 3 giai đoạn: mất phân cực, đảo cực và tái phân cực từ vùng này sang vùng khác.
- Điểm khác nhau:
Điểm phân biệt
Sợi không có bao mielin
Sợi có bao mielin

Cách lan truyền
Liên tục từ vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh
Nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác

Tốc độ lan truyền
Chậm
Nhanh

Ví dụ
Ở người, trên sợi thần kinh giao cảm, tốc độ lan truyền 3-5m/s
Ở người, trên sợi thần kinh vận động, tốc độ khoảng 100 m/s


Câu 4: Xinap là gì? Cấu tạo xinap hóa học? Trình bày quá trình truyền tin qua xinap?
HD:
- Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến,...
- Cấu tạo xinap hóa học:
+ Chùy xinap chứa ti thể, các bóng (túi) chứa chất trung gian hóa học (axetylcolin
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Chúc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)