On tap NP THCS

Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Tuấn-Can Lộc | Ngày 19/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: On tap NP THCS thuộc Tiếng Anh 9

Nội dung tài liệu:

PHẦN 9 : CÂU BỊ ĐỘNG
I. Cách dùng câu bị động.
Câu bị động được dùng trong các trường hợp sau đây:
* Khi không cần thiết phải nhắc đến tác nhân gây hành động ( do tình huống đã quá rõ ràng hoặc do không quan trọng).
Eg: -The house has been repaired.
*Khi chúng ta không biết hoặc quên người thực hiện hành động.
Eg: -The valuable pictures were stolen.
* Khi chúng ta quan tâm đến bản thân hành động hơn là người thực hiện hành động.
Eg: -This car was made in Japan.
* Khi chủ ngữ của câu chủ động là chủ ngữ không xác định như : people, they, someone…
Eg: -People say that he is a famous singer.
( Itis said that he is a famous singer.
* Khi người nói không muốn nhắc đến chủ thể gây ra hành động
Eg: -Smoking is not allowed in the public.
* Dùng thể bị động để tránh cách nói luộm thuộm, và phi văn phạm, và thường là tránh sự thay đổi chủ từ.
Eg. - When Peter arrived home, he was arrested. ( by a detective )
* Người nói có thể biết ai đã thực hiện hành động nhưng tránh nói tên. Nam nghi ngờ Ba mở lá thư nó có thể nói.
Eg. - This letter was opened!
Thay vì : You opened this letter.
Điều kiện để chuyển một câu chủ động sang câu bị động là câu đó phải có một transitive verb ( động từ ngoại hướng). Câu có intransitive verb ( động từ nội hướng) thì không thể chuyển sang câu bị động. Động từ ngoại hướng là động từ cần một tân ngữ trực tiếp trong khi động từ nội hướng thì không cần một tân ngữ trực tiếp.
Eg:
- Lan is making a cake. ( A cake is being made by Lan.
Transitive verb
-They run along the beach every evening.
Intransitive verb
II. Cách chuyển câu chủ động sang câu bị động.

Active : S + V + O + ( ADV /place / time )



Pasive : S + V + ( Adv/place ) + ( by. O ) + ( Adv/ time )
A B C1 D C2


Muốn chuyển một câu chủ động sang câu bị động học sinh cần nắm chắc các bước :
Xác định chủ ngữ, động từ, tân ngữ hoặc trạng từ ( nếu có ) trong câu chủ động sau đó thực hiện theo sơ đồ trên .
1.Lấy tân ngữ của câu chủ động làm chủ ngữ của câu bị động ( vị trí A ).
Trong đó cần lưu ý: Nếu tân ngữ đó là danh từ thì ta lặp lại danh từ đó, còn tân ngữ đó là đại từ thì ta phải đổi đại từ tân ngữ thành đại từ nhân xưng chủ ngữ.

Đại từ nhân xưng chủ ngữ
Đại từ nhân xưng tân ngữ

1
I
me

2
We
us

3
You
you

4
They
them

5
She
her

6
He
him

7
It
it


Eg. -They give me a new book. -> I am given a new book.
- They give Ba a new book. -> Ba is given a new book.
2. Xác định thì của động từ trong câu chủ động, sau đó lựa chọn dạng động từ ở thể bị động phù hợp với chủ ngữ mới của câu bị động ( vị trí B ). Dạng động từ ở thể bị động của các thì hoặc động từ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Anh Tuấn-Can Lộc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)