On tap mon Vat ly 2

Chia sẻ bởi Lê Phước Vinh | Ngày 23/10/2018 | 113

Chia sẻ tài liệu: On tap mon Vat ly 2 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Ôn tập Vật lý lớp 10 THPT
Trong các yeáu tố sau:
I. Hướng vào tâm quỹ đạo.
II. Đặc trưng cho sự thay đổi về độ lớn của vận tốc.
III. Độ lớn tỉ lệ nghịch với bán kính quỹ đạo.
Các yeáu tố nào đúng cho gia tốc tức thời trong chuyển động tròn đều:
a. I, II, III.
b. II, III.
c. I, III.
d. I, II.
Chọn các cụm từ sau đây điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:
“Trong chuyển động tròn đều……vận tốc không đổi, gia tốc hướng tâm chỉ đặc trưng cho sự biến đổi về……của vận tốc, gia tốc hướng tâm…….thì vật quay càng nhanh (nghĩa là……của vận tốc biến thiên càng nhanh).
a. hướng, độ lớn, càng lớn, độ lớn.
b. độ lớn, phương, càng lớn,độ lớn.
c. độ lớn, phương, càng lớn, phương.
d. độ lớn, phương, càng nhỏ, phương.
Một vật đang chuyển động với vận tốc v mà có các lực tác dụng lên nó cân bằng nhau thì chất điểm sẽ:
a. Dừng lại ngay.
b. Chuyển động thẳng chậm dần đều.
c. Chuyển động thẳng đều với vận tốc v .
d. Có một dạng chuyển động khác.
Một vật chuyển động được xem là chất điểm khi:
a. Kích thước của vật rất nhỏ so với con người.
b. Kích thước của vật rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo của nó.
c. Kích thước của vật không ảnh hưởng đến chuyển động của nó.
d. Cả a,b,c đều đúng.
Công thức cộng vận tốc trong trường hợp hai chuyển động theo hai phương vuông
góc nhau thì:
a.V132 = V122 + V232 .
b.V13 = V12 + V23.
c. V13 = V12 - V23 .
d.Cả ba câu trên đều đúng.
Chọn câu đúng nhất:
a.Vận tốc tức thời : vt = ?s/ ?t.
b.Vận tốc tức thời là vận tốc tại một điểm trên quỹ đạo.
c.Tốc kế là dụng cụ dùng để đo vận tốc tức thời.
d.Cả a,b và c đều đúng .
Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:
“ ……….khi không chịu một lực nào tác dụng, hoặc các lực tác dụng vào nó cân bằng nhau”.
a. Một vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều.
b. Một vật sẽ đứng yên.
c. Quán tính là tính chất của mọi vật bảo toàn vận tốc của mình.
d. Cả a và c.
Chuyển động thẳng nhanh dần đều có:
a.Vận tốc giảm dần đều.
b. Gia tốc dương.
c.Véctơ vận tốc và véctơ gia tốc cùng chiều.
d. Véctơ vận tốc và véctơ gia tốc ngược chiều.
Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của quán tính.
a. Hòn bi A đang đứng yên sẽ chuyển động khi hòn bi B đến chạm vào nó.
b. Một ôtô đang chuyển động sẽ dừng lại khi bị hãm phanh.
c. Bút máy tắt, ta vẫy cho ra mực.
d. a, b, c đều đúng.
a. Cùng hướng với
b. Cùng hướng với
c. Cùng hướng với hợp lực
d. Tỉ lệ nghịch với độ lớn của hợp hai lực
Ôn tập Vật lý lớp 10 THPT
Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của lực và phản lực.
a. Lực và phản lực bao giờ cũng cùng loại.
b. Lực và phản lực luôn cân bằng nhau.
c. Lực và phản lực không thể xuất hiện và mất đi đồng thời.
d. a, b, c đều đúng.
I. Lực và phản lực luôn xuất hiện
và mất đi đồng thời.
II. Lực và phản lực bao giờ cũng cùng loại.
III. Lực và phản lực không thể cân bằng nhau
Các đặc điểm nào là đặc điểm của lực và phản lực.
a. I, II
b. I, III
c. I, II, III
d. II, III
Công thức vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều là:
a.vt = vo +a(t - to)
b. vt = v +ato.
c. vt = vo +aot.
d. vt = vo +aoto.
Chuyển động thẳng chậm dần đều có:

Tích số gia tốc và vận tốc lớn hơn không.
Vận tốc giảm dần đều.
Véctơ gia tốc cùng chiều với các véctơ vận tốc.
Cả ba ý trên.

Điều nào sau đây đúng khi nói về lực hấp dẫn:
a. Lực hấp dẫn tỉ lệ nghịch với khoảng cách của hai vật.
b. Lực hấp dẫn có nguồn gốc ở khối lượng của các vật.
c. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn.
d. b, c đều đúng.
Trong các yếu tố sau đây:
I. Vĩ độ địa lý.
II. Độ cao.
III. Khối lượng.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến gia tốc trọng lực g:
a. I, II.
b. I, III.
c. II, III.
d. I, II, III.
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động thì:
a.Đường đi s luôn có giá trị dương.
b.Vận tốc v luôn có giá trị dương.
c.Gia tốc a luôn có giá trị dương.
d.Cả ba ý trên.
Công thức liên hệ giữa a, v, s là
vt2 - vo2 = 2as .
-vo2 + vt2 = 2sa.
vo2 - vt2 = 2sa.
a và b đều đúng.
Chọn câu đúng trong các câu sau khi so sánh trọng lượng và khối lượng.
a. Trọng lượng là đại lượng đo được, còn khối lượng thì không đo được.
b. Trọng lượng không phụ thuộc độ cao, còn khối lượng thì phụ thuộc độ cao.
c. Trọng lượng là đại lượng hữu hướng, còn khối lượng là đại lượng vô hướng.
d. Trọng lượng không phụ thuộc vĩ độ, còn khối lượng thì phụ thuộc vĩ độ.
Chọn câu đúng nhất:
a.Trong không khí ,vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
b.Trong chân không , vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
c.Sức cản của không khí là nguyên nhân làm cho các vật rơi trong không khí nhanh
chậm khác nhau.
d.Ở cùng một nơi trên Trái Đất , vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
Ôn tập Vật lý lớp 10 THPT
Sự rơi tự do là sự rơi :
Trong không khí.
Trong chân không.
Chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
Cả b và c.

Galileo
Chọn câu đúng nhất:
a.Vật rơi tự do chuyển động nhanh dần đều.
b.Tại mọi nơi trên Trái Đất, vật rơi tự do với cùng một gia tốc.
c.Vật rơi tự do chuyển động theo phương thẳng đứng.
d.Cả a và c đúng.
Chọn câu đúng nhất:

Chuyển động thẳng có hiệu số những quãng đường đi được trong những khỏang thời gian bằng nhau liên tiếp là một hằng số thì nó là chuyển động thẳng biến đổi đều.
Nếu vận tốc đầu bằng không thì vt = 2as.
Nếu vật chuyển động chậm dần đều thì khi vật dừng lại, quãng đường đi được là s = at2 / 2.
Cả ba câu trên đều đúng.

Phương trình x = xo + vot + at2 / 2 là phương trình toạ độ của chuyển động thẳng biến đổi đều khi:

Chọn gốc O là vị trí ban đầu của vật.
Chọn chiều dương là chiều chuyển động.
Chọn gốc thời gian là lúc bắt đầu khảo sát .
Cả hai ý a và b .

Nếu chọn gốc O là vị trí ban đầu của vật thì phương trình toạ độ của chuyển động thẳng biến đổi đều:
a. x = xo + vo(t - to) + a(t - to)2 / 2.
b. x = vo(t - to) + a(t - to)2 / 2 .
c. x = xo + vo(t - to) + a(t - to)2 / 2 .
d. x = vot + at2 / 2 .
Phương trình toạ độ của chuyển động thẳng biến đổi đều:
a. x = vo(t - to) + a(t - to)2 / 2.
b. x = xo + vo(t - to) + a(t - to)2 / 2.
c. x = xo + vo(t - to) + at2 / 2.
d. x = xo + vot + a(t - to)2 / 2 .
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều nếu vận tốc đầu của vật bằng 0 thì:
vt = at.
b. s = at2/2.
c. Đồ thị vận tốc - thời gian đi qua gốc tọa độ O(0,0).
d. Cả ba ý trên.
Đường đi trong chuyển động thẳng biến đổi đều được tính:

a. s = so+vot + at2/2
b. s = vot + at2/2
c. s = so+ at2/2
d. s = vot + at/2
Vận tốc tức thời tại M là1m/s nghĩa là:
1 giây sau vật đi thêm được 1 m.
Bắt đầu từ M trở đi , nếu vật tiếp tục chuyển động thẳng đều thì sau 1 giây nó đi được 1m.
1 giây trước vật đi được 1 m.
Cả ba câu trên đều đúng.
Chuyển động nào sau đây là chuyển động tịnh tiến:
a.Chuyển động thẳng của con tàu trên mặt sông.
b.Chuyển động của pittông trong xilanh.
c.Chuyển động của xe lửa trên đường ray cong.
d.Cả a và b đều đúng.
Ôn tập Vật lý lớp 10 THPT
Chọn câu đúng:
a.Hệ quy chiếu được dùng để xác định vị trí
của chất điểm.
b.Hệ quy chiếu là hệ trục toạ độ
được gắn với vật đang chuyển động.
c.Mọi chuyển động và mọi trạng thái đứng yên
đều mang tính tuyệt đối.
d. Gốc toạ độ là thời điểm t = 0.
Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách
a. D?ng l?i ngay.
b. Ngã người về phía sau
c. Chúi người về phía trước.
d. Ngả người sang bên cạnh.
Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa hai vật đều tăng gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn
Chọn câu đúng trong các câu sau:
a. Khi vượt giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng của vật đàn hồi.
b. Độ cứng của vật đàn hồi sẽ giảm khi kích thước của vật đàn hồi giảm.
c. Lực đàn hồi xuất hiện khi khi vật bị biến dạng.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Chọn câu đúng trong các câu sau:
a. Hệ vật là tập hợp nhiều vật tương tác lẫn nhau.
b. Nội lực là lực tác dụng lẫn nhau giữa các vật trong hệ.
c. Ngoại lực là lực của các vật trong hệ tác dụng lên các vật ngoài hệ.
d. Cả a và b đúng.
Trong chuyển động của vật bị ném ngang, khi độ cao để ném vật tăng gấp bốn thì tầm xa của vật:
a. Không đổi.
b. Tăng gấp bốn.
c. Tăng gấp hai
d. Một
kết quả khác.
Bi A có trọng lượng lớn gấp đôi bi B. Cùng lúc tại một máy nhà bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang với tốc độ lớn. Bỏ qua sức cản của không khí.
a. A chạm đất trước B.
b. A chạm đất sau B.
c. Cả hai chạm đất cùng lúc.
d. Chưa đủ thông tin để trả lời.
Hiện tượng giảm trọng lượng xảy ra.


a. Trong thang máy đi lên và sắp dừng lại.
b. Trong thang máy lúc bắt đầu hạ xuống.
c. Trong thang máy lúc bắt đầu đi lên.
d. a, b, đúng.
Hãy nêu đặt điểm của gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn.
a. Đặt vào vật chuyển động tròn.
b. Luôn hướng vào tâm của quỹ đạo tròn.
c. Độ lớn không đổi, phụ thuộc tốc độ quay và bán kính quỹ đạo tròn.
d. Bao gồm cả ba đặc điểm trên.
Chuyển động nào dưới đây là chuyển động tròn đều.
a. Chuyển động quay của bánh xe ôtô khi vừa khởi hành.
b. Chuyển động quay của Trái Đất quanh mặt trời.
c. Chuyển động quay của cánh quạt khi đang quay ổn định.
d. Chuyển động quay của cánh quạt khi vừa tắt điện.
Ôn tập Vật lý lớp 10 THPT
Chọn phát biểu đúng nhất:
a.Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động.
b.Vận tốc là đại lượng vô hướng.
c.Vận tốc được tính: v=st;
d.Cả a,b và c đều đúng.
Véctơ vận tốc đặc trưng cho:
a.Sự nhanh hay chậm của chuyển động.
b.Phương và chiều chuyển động.
c.Cả a và b.
d.Hướng chuyển động.
Đường đi của vật chuyển động thẳng đều là:
a. s=v/t.
b. s=t/v.
c. s=v.t.
d. v=s/t.
Chọn các cụm từ sau đây để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:
“ Hiện tượng……. trọng lượng là hiện tượng khi treo một vật vào…để đo trọng lượng thì thấy……chỉ một lực……..tác dụng lên vật.”
a. tăng, lực kế, lực kế, lớn hơn trọng lực.
b. tăng, thang máy, lực kế, lớn hơn trọng lượng.
c. giảm, lực kế, lực kế, nhỏ hơn trọng lượng.
d. Cả a, b và c.
Chọn câu đúng trong các câu sau:
a. Khi vượt giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng của vật đàn hồi.
b. Độ cứng của vật đàn hồi sẽ giảm khi kích thước của vật đàn hồi giảm.
c. Lực đàn hồi xuất hiện khi khi vật bị biến dạng.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì:
a. Vật lập tức dừng lại.
b. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
c. Vật chuyển động chậm dần trong một khoảng thời gian, sau đó chuyển động thẳng đều.
d. Vật chuyển sang trạng thái chuyển động đều.
Viết công thức liên hệ giữa vận tốc góc và gia tốc hướng tâm với vận tốc dài của chất điểm chuyển động tròn đều.
a. v=?R; aht= v2 R.
b. v=?/R; aht= v2/R.
c. v=?R; aht=v2/R.
d. v=?R; aht=v2R.
Viết công thức liên hệ giữa vận tốc góc  với chu kì T và tần số n trong chuyển động tròn đều.
“Lực là đại lượng đặc trưng cho……của vật này vào vật khác, kết quả là…..hoặc làm cho vật….”
a. tác dụng, làm cho vật chuyển động, biến dạng.
b. tác dụng, truyền gia tốc cho vật, biến dạng.
c. tương tác, làm cho vật chuyển động, ngừng chuyển động.
d. tương tác, truyền gia tốc cho vật,chuyển động.
Chuyển động của vật nào dưới đây không phải là chuyển động tròn đều.
a. Chuyển động quay của chiếc đu quay khi đang hoạt động ổn định.
b. Chuyển động quay của bánh xe máy khi đang hãm phanh.
c. Chuyển động của động cơ máy bay khi đang bay ổn định trong không trung.
d. Chuyển động quay của cánh quạt khi đang quay ổn định.
Ôn tập Vật lý lớp 10 THPT
Các yeáu tố sau:
I. Hướng vào tâm quỹ đạo.
III. Độ lớn tỉ lệ nghịch với bán kính quỹ đạo.
Đúng cho gia tốc tức thời trong chuyển động tròn đều:
c. I, III.
Xem lại bài !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Phước Vinh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)