On tap lich su btthpt năm 2014

Chia sẻ bởi Tạ Trường Thiện | Ngày 26/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: on tap lich su btthpt năm 2014 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:


B. SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1954)

Bài 12

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1925

Câu 1: Trình bày bối cảnh lịch sử, mục đích và nội dung khai thác thuộc địa lần thứ II của Thực dân Pháp.

a/ Bối cảnh lịch sử.
- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự Vecxai- Oasinhtơn được thiết lập có lợi cho các nước thắng trận trong đó có Pháp.
- Cách mạng tháng mười Nga thành công, Quốc tế cộng sản ra đời 3 -1919 có tác động mạnh đến cách mạng VN.
- Pháp bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh.
- Trong hoàn cảnh đó Pháp thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần 2 ở VN từ sau chiến tranh thế giới đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933.
- Mục đích:
+ Sau chiến tranh thế giới nhất, thực dân Pháp thi hành “ chương trình khai thác lần thứ hai” ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam.
+ Để bù đắp các thiệt hại to lớn do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra, tư bản Pháp vừa tăng cường bóc lột nhân dân trong nước vừa đẩy mạng khai thác thuộc địa.
+ Khôi phục lại địa vị trong thế giới tư bản.

b/ Nội dung chính sách khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp:
Tăng cường đầu tư vốn vào Việt Nam ( 1924 – 1929), số vốn đầu tư lên đến 4 tỉ phrăng).
- Nông nghiệp: Tập trung khai thác đồn điền ( đồn điền cao Su) và khai thác mỏ ( nhất là mỏ than ).
Diện tích trồng cao su tăng, nhiều công ti cao su lớn ra đời. Nhiều công ti than nối tiếp nhau thành lập, mở thêm nhiều cơ sở công nghiệp chế biến…
- Thương nghiệp: Đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài nhập vào Đông Dương.
- Giao thông vận tải: Đầu tư phát triển giao thông vận tải phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa.
- Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương; tăng cường các loại thuế, ngân sách Đông Dương năm 1930 tăng gấp ba lần so với năm 1912.

Câu 2: Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp ở Việt Nam.

a/ Kinh tế:
Sự đầu tư vốn và kĩ thuật làm kinh tế của Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Song kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối lạc hậu, nghèo, mang nặng tính lệ thuộc vào kinh tế Pháp, là thị trường độc quyền của Pháp.
b/ Xã hội:
Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, Xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc bên cạnh những giai cấp cũ đã xuất hiện những tầng lớp giaia cấp mới với những lợi ích riêng khác nhau nên thái độ chính trị cũng khác nhâu:
* Giai cấp địa chủ phong kiến: Là chỗ dựa chủ yếu của đế quốc, ra sức bóc lột về kinh tế và đàn áp về chính trị đối với nông dân.
- Tuy nhiên còn 1 một phận địa chủ ( vừa và nhỏ) có tinh thần yêu nước, tham gia phong trào chống Pháp khi có điều kiện.
* Nông dân:
- Chiếm trên 90% dân số, chịu 2 tầng áp bức bóc lột của đế quốc và phong kiến, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn, một bộ phận đi làm ở các nhà máy xí nghiệp trở thành công nhân. Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.
* Giai cấp tư sản:
- Ra đời sau CTTGI, số lượng còn ít, thế lực kinh tế yếu, nặng về thương nghiệp, bị tư bản Pháp chèn ép, cạnh tranh, kìm hãm.
- Giai cấp tư sản Việt Nam dần dần bị phân hóa thành hai bộ phận:
+ Tư sản Mại bản: có quyền lợi gắn liền với đế quốc, nên cấu kết chặt chẽ với đế quốc.
+ Tư sản dân tộc: là giai cấp có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có tinh thần dân tộc,dân chủ nhưng dễ thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.
* Tiểu tư sản:
- Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc, chống đế quốc và tay sai.
- Bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có tinh thần hăng hái cách mạng, là một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ.
* Giai cấp công nhân:
- Ra đời trước chiến tranh thế giới thứ nhất và phát triển nhanh về số lượng (đến năm 1929 có 22 vạn người ).
- Ngoài đặc điểm chung của công nhân thế giới, giai cấp công nhân Việt Nam còn có đặc điểm riêng:
+
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tạ Trường Thiện
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)