ÔN TẬP LICH SỬ 1858 - 1954

Chia sẻ bởi Trần Thị Nhật Phượng | Ngày 20/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: ÔN TẬP LICH SỬ 1858 - 1954 thuộc Lịch sử 5

Nội dung tài liệu:

Trang bìa
Trang bìa:
ÔN TẬP LỊCH SỬ 1858 - 1945 Chủ đề 1
Câu 1:
Mốc thời gian đánh dấu sự tan rã của phong trào Đông Du là :
Năm 1904
Năm 1905
Năm 1908
Năm 1909
Câu 2:
Nhà vua ra lệnh cho Trương Định đi nhậm chức lãnh binh ở An Giang nhằm mục đích gì ?
Phong chức vì ông có nhiều công lao chống Pháp.
Thúc đẩy phong trào chống Pháp ở An Giang.
Để đáp ứng yêu cầu của thực dân Pháp.
Tách rời ông với lực lượng nghĩa binh.
Câu 3:
Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta đối mặt với những khó khăn nào ?
Các nước đế quốc và các thế lực phản động cấu kết với nhau bao vây chống phá cách mạng.
Lũ lụt, hạn hán đã cướp đi sinh mạng hơn hai triệu người.
Nạn dốt.
Cả a, b, c đều đúng.
Câu 4:
Trung ương Đảng và chính phủ họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào thời gian nào ?
Ngày 2 tháng 12 năm 1946.
Đêm 18 rạng sáng ngày 19 - 12 - 1946.
Ngày 20 - 12 - 1946.
Ngày 30 - 12 - 1946.
Câu 5:
Để đạt được mục đích cao cả của đời mình là ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã quyết định chọn nghề gì để sinh sống ?
Nghề thuỷ thủ.
Nghề thuyền trưởng.
Nghề phụ bếp.
Nghề thợ máy
Câu 6:
Hằng năm, nước ta chọn ngày nào làm ngày kỉ niệm cách mạng tháng Tám ?
Ngày 19 - 8.
Ngày 23 - 8
Ngày 25 - 8
Ngày 28 - 8.
Câu 7:
Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội ?
Trí thức, viên chức, nông dân, nhà buôn.
Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức.
Viên chức, tư sản, trí thức, địa chủ.
Công nhân, tiểu tư sản, nông dân, nhà buôn.
Câu 8:
Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào ngày :
1 - 7 - 1858.
1 - 8 - 1858
1 - 9 - 1858
1 - 10 - 1858
Câu 9:
Quân ta đã chọn địa điểm nào dưới đây làm mục tiêu trọng điểm mở màn cho chiến dịch Biên Giới ?
Cụm cứ điểm Đông Khê.
Cao Bằng.
Bắc Kạn.
Lạng Sơn.
Câu 10:
Điều gì diễn ra ở thôn xã khi lần đầu tiên có chính quyền nhân dân ?
Các vụ việc trôm cắp không xảy ra.
Những phong tục lạc hậu mê tín dị đoan, cờ bạc bị bãi bỏ.
Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nhân dân, xoá bỏ các thứ thuế vô lí.
Tất cả đều đúng.
Câu 11:
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào ?
Ngày 5 - 6 - 1911
NGày 6 - 5 - 1911
Ngày 15 - 6 - 1911
Ngày 16 - 5 - 1911
Câu 12:
Cuộc khởi nghĩa nào sau đây thuộc phong trào khởi nghĩa hưởng ứng Chiếu Cần Vương ?
Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hoá)
Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên)
Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh)
Cả a, b, c đều đúng.
Câu 13:
Sau khi từ Pháp trở về Nguyễn Trường Tộ đã trình lên vua Tự Đức bản điều trần trong đó bày tỏ :
Mở rộng quan hệ với nhiều nước, thông thương thế giới, thuê nước ngoài đến giúp ta khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Đề nghị không cho nước ngoài vào nước ta làm ăn, buôn bán.
Mở trường dạy học đóng tàu, đúc súng.
Câu a và c đúng.
Câu 14:
Sự kiện nào sau đây chưa chính xác :
Ngày 1 - 9 - 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
Ngày 7 - 7 - 1885, nổ ra cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi lãnh đạo.
Ngày 5 - 6 - 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Ngày 12 - 9 - 1930, Phong trào xô viết Nghệ - Tĩnh bùng nổ.
Câu 15:
Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 là :
Đã làm phá sản chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.
Là trận đánh quyết định buộc Pháp phải từ bỏ tham vọng xâm lược Việt Nam.
Đưa cuộc kháng chiến của quân và dân Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới.
Cả a và c đúng.
Câu 16 :
Trong lúc tấn công lô cốt của địch, anh La Văn Cầu bị trúng đạn nát một phần cánh tay, anh đã xử lí tình thế đó thế nào ?
Yêu cầu quân y băng bó vết thương.
Xin về tuyến sau điều trị.
Nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
Cứ mặc vết thương anh vẫn tiếp tục tiến lên phía trước.
Câu 17:
Kết quả của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 là :
Bảo vệ được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.
Đẩy quân Pháp vào tình thế bị động trên toàn chiến trường.
Đánh bại cuộc tân công quy mô của Pháp lên Việt Bắc.
Câu a và c đúng.
Câu 18:
Người chỉ huy cuộc phản công ở kinh thành Huế là :
Hàm Nghi
Tôn Thất Thuyết
Nguyễn Thiện Thuật
Phan Đình Phùng
Câu 19:
Để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân, Trương Định đã là gì ?
Quyết định cùng nghĩa quân và nhân dân chống Pháp.
Tuân lệnh vua đến An Giang để nhận chức lãnh binh.
Từ quan để trở về quê hương.
Khước từ lệnh vua, tự xưng "Bình Tây đại nguyên soái".
Câu 20:
Vua Tự Đức khi nghe đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ đã :
Đồng ý và cho thực hiện ngay.
Không nghe theo vì cho rằng phương pháp cũ đã đủ điều khiển đất nước.
Có thực hiện nhưng không triệt để.
Cho bắt Nguyễn Trường Tộ vào ngục vì ông có tư tưởng thực dân Pháp.
Câu 21:
Người tổ chức phong trào Đông Du là ai ?
Phan Châu Trinh
Phan Bội Châu
Nguyễn Trường Tộ.
Nguyễn Tất Thành
Câu 22:
BacHồ đọc Tuyên ngôn Độc lập nhằm :
Tuyên bố tổng khởi nghĩa thành công trong cả nước.
Tuyên bố sự chấm dứt của triều đại phong kiến nhà Nguyễn.
Tuyên bố cho cả nước và thế giới biết về quyền độc lập và tự do của nước ta.
Tất cả các ý trên.
Câu 23:
Để từng bước đẩy lùi nạn đói, chính quyền cách mạng đã đưa ra một số giải pháp nào trong lĩnh vực nông nghiệp ?
Tận dụng tối đa diện tích đất nông nghiệp, tránh hoang hoá.
Sửa chữa, củng cố lại hệ thống đê điều bị vỡ.
Chia ruộng cho dân nghèo.
Tất cả các ý trên.
Câu 24:
Để thực hiện âm mưu cướp nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã có hành động nào ?
Đánh chiếm Sài Gòn.
Mở rộng xâm lược Nam Bộ.
Đánh chiếm Hải Phòng, Hà Nội.
Cả a, b, c đều đúng.
Câu 25:
Ý nghĩa lịch sử của bản Tuyên ngôn Độc lập là :
Giành độc lập cho dân tộc.
Khẳng định quyền tự do, độc lập.
Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Câu b và c đúng.
Câu 26:
Đại hội chiến sĩ thi đua và gương mẫu trên toàn quốc được tổ chức vào ngày ?
25 - 05 - 1952
10 - 05 - 1952
01 - 05 - 1952
15 - 05 - 1952

Câu 27:
Khẩu hiệu nào được nêu ra trong phong trào xô viết Nghệ Tĩnh ?
Đả đảo đế quốc, đả đảo Nam triều.
Nhà máy về tay thợ thuyền.
Ruộng đất về tay dân cày.
Cả a, b, c đều đúng.
Câu 28:
Hằng năm, nước ta chọn ngày nào làm ngày Quốc khánh ?
Ngày 19 - 8
Ngày 1 - 9
Ngày 2 - 9
Ngày 3 - 9
Câu 29:
Trước sức ép của thực dân Pháp, chính phủ Nhật đã quyết định :
Mời Phan Bội Châu và những người du học ở lại Nhật cộng tác.
Bắt và chuyển giao Phan Bội Châu và những người du học cho Pháp.
Trục xuất Phan Bội Châu và những người du học ra khỏi Nhật Bản.
Giới thiệu Phan Bội Châu và những người du học cho chính quyền Đông Dương để làm việc.
Câu 30:
Thực dân Pháp tăng cường lực lượng, khoá chặt biên giới Việt Trung nhằm :
Cô lập căn cứ địa Việt Bắc, cắt đứt tuyến giao thông liên lạc với Trung Quốc.
Pháp muốn kết thúc nhanh chiến tranh.
Xoa dịu sự phản đối của nhân dân Pháp đối với cuộc chiến mà Pháp theo đuổi ở Đông Dương.
Theo yêu cầu của Mĩ.
Chủ đề 2
câu 1:
Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân ta khẳng định điều gì ? Câu 2 ::
Sau cách mạng tháng Tám, nhân dân ta làm gì để chống lại "giặc đói" và "giặc dốt"? Câu 3:
Nêu ý nghĩa lịch sử của sự kiện ngày 2 - 9 - 1945. Câu 4:
Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng. Câu 5:
Hội nghị thành lập Đảng được tổ chức ở đâu ? Do ai chủ trì ? Kết quả hội nghị là gì ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Nhật Phượng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)