ôn tập kiểm tra kì 1

Chia sẻ bởi Trần Thị Hoài Vân | Ngày 25/04/2019 | 92

Chia sẻ tài liệu: ôn tập kiểm tra kì 1 thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi giáo viên và người học.
Ở đâu đó chúng ta vẫn còn nghe cụm từ “ Ngồi nhầm lớp”; “Bệnh thành tích”…trong giáo dục. Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục là một yêu cầu bức xúc của xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Việc học phải đi đôi với hành, tránh tình trạng học chay, thầy đọc trò chép, thầy chép trò chép... Việc đổi mới PPDH là yêu cầu cấp bách đối với mỗi giáo viên.
Đối với bộ Môn Tin học là một bộ môn có tính đặc thù riêng, khi người học chủ động, tích cực thì chất lượng sẽ được nâng cao. Việc này đòi hỏi trong quá trình giảng dạy giáo viên phải kết hợp được những PPDH để truyền hứng thú, đam mê cho người học.
Trong quá trình trực tiếp giảng dạy Tin học 11 bản thân tôi nhận thấy ngay từ đầu để học sinh thấy được tầm quan trọng của các chương trình trong đời sống và lập trình rất thú vị thì học sinh sẽ yêu thích và thậm chí cả đam mê lập trình.
Một trong những phương pháp tôi sử dụng khi giảng dạy Pascal trong Tin học 11 là sử dụng bản đồ tư duy để gợi cho học sinh khả năng tự tìm tòi và chủ động trong học tập qua đó các em lĩnh hội, ghi nhớ kiến thức dễ dàng và sâu sắc nhất. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài: “ Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập kiểm tra học kì 1- Tin học 11”.



B. NỘI DUNG.
I. GIỚI THIỆU VỀ BẢN ĐỒ TU DUY( BĐTD)
Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì... và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác.
Trong những năm gần đây, một số phương pháp dạy học thường được sử dụng như: đàm thoại, thảo luận nhóm,...
Vậy việc ứng dụng bản đồ tư duy các phương pháp dạy học thực hiện như thế nào?
1. Sử dụng Bản đồ Tư duy trong phương pháp thảo luận nhóm.
Đối với phương pháp thảo luận nhóm, thay vì phát phiếu học tập và hoàn thành phiếu học tập như thông thường, giáo viên có thể yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm với nội dung giáo viên đã giao thông qua các Bản đồ Tư duy. Hiển nhiên, mỗi Bản đồ Tư duy đó không chỉ phản ánh thái độ nghiêm túc, tích cực của cả nhóm trong việc khai thác, lĩnh hội kiến thức giống như một phiếu học tập mà còn in đậm tinh thần đoàn kết cũng như sự hợp tác ăn ý giữa các thành viên trong nhóm đồng thời vẫn thể hiện được màu sắc cá nhân của mỗi học sinh. Học sinh không chỉ được khám phá kiến thức mới mà còn được sáng tạo và khẳng định bản thân, được thuyết trình, học hỏi những cách thể hiện vấn đề theo những góc cạnh khác nhau và được bảo vệ ý tưởng, chính kiến của mình.
2. Sử dụng Bản đồ Tư duy trong phương pháp động não (Brainstorming).
Ở một góc độ nào đó, bản chất của phương pháp động não chính là Bản đồ Tư duy cả về nội dung và hình thức. Trong dạy học Lập trình phương pháp động não được sử dụng khá phổ biến nhằm phát huy tính sáng tạo, tập trung cao độ và rèn luyện khả năng phản ứng nhanh nhạy của người học. Giáo viên đưa ra một vấn đề có tính tình huống và yêu cầu học sinh giải quyết trong thời gian ngắn và theo hình thức “tiếp sức”. Các học sinh sẽ lần lượt “bật” ra ý tưởng càng nhanh càng tốt, cho đến khi thời gian kết thúc. Khi đó, vấn đề
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Hoài Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)