Ôn tập kì II sinh 6

Chia sẻ bởi Dương Nguyên Đức | Ngày 18/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập kì II sinh 6 thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

I – Các nhóm thực vật chính
Ngành
Môi trường sống
Đặc điểm cấu tạo cơ thể
Đặc điểm sinh sản
Đại diện

Tảo
Sống chủ yếu dưới nước
+ Cơ thể đơn bào. Chưa có rễ thân lá. Thuộc nhóm TV bậc thấp.
+ Có nhiều hình dạng và màu sắc. Luôn có diệp lục.
+ Đứt đoạn, hoặc kết hợp các tế bào gần nhau. Rong mơ có thể sinh sản hữu tính.
Tảo tiểu cầu, tảo silic, tảo xoắn rong mơ, rau diếp biển, …

Rêu
Sống ở nơi ẩm ướt
+ Có rễ thân lá giả, thuộc nhóm TV bậc cao.
+ Rễ ngắn hút nước, thân không phân nhánh, không có mạch dẫn.
+ Sinh sản bằng bào tử trong túi bào tử nằm ở ngọn cây.
+ Khi bào tử chín túi bào tử mở nắp, bào tử rơi ra, nảy mầm thành cây con.
Rêu

Dương xỉ
Sống trên cạn trong các bờ bụi thấp
+ Có rễ, thân, lá thật, thuộc nhóm thực vật bậc cao. Có mạch dẫn phát triển
+ Rễ mọc thành chùm hút nước và muối khoáng.
+ Thân ngắn, hình trụ.
+ Lá có 2 loại: lá non cuộn tròn, lá già xẻ thùy hình lông chim.
+ Sinh sản bằng bào tử trong túi bào tử ở mặt dưới lá già.
+ Khi bào tử chín vòng cơ mở ra, bào tử rơi xuống nảy mầm thành nguyên tản. Sau 1 thời gian nguyên tản phát triển thành cây con.
Dương xỉ, rau bợ, lông cu li.

Hạt trần
Sống trên cạn
+ Có rễ thân lá, mạch dẫn phát triển.
+ Rễ hút nước và muối khoáng.
+ Thân gỗ to, có cành.
+ Lá nhỏ hình kim.
+ Sinh sản bẳng hạt nằm lộ trên lá noãn (hạt trần).
+ Cơ quan sinh sản là nón:
Nón đực: Nhỏ vàng, mọc cụm. Mang lá vảy gọi là nhị.
Nón cái: To hơn, mọc riêng lẻ. Mang lá vảy gọi là lá noãn.
Cây thông, trắc bách diệp, vạn tuế, thiên tuế, thông tre,…

Hạt kín
Môi trường sống đa dạng: Trên cạn, dưới nước, nơi khô hạn, ẩm ướt
+ Có rễ thân lá phát triển đa dạng. Mạch dẫn phát triển hoàn thiện.
+ Rễ: Rễ cọc, rễ chùm, các loại rễ biến dạng.
+ Thân: gỗ, cột, cỏ, các loại thân biến dạng.
+ Lá: Lá đơn, lá kép, lá mọc đơn độc, mọc thành cụm, mọc đối, mọc vòng, các loại lá biến dạng.
+ Sinh sản bằng hạt nằm trong quả (hạt kín).
+ Cơ quan sinh sản là Hoa, quả và hạt.
Hoa: gồm đài, tràng, nhị,nhụy.
Quả: Bao bọc và nuôi dưỡng hạt.
Hạt: Nảy mầm thành cây con. Hạt chứa phôi (Phôi có một lá mầm và hai lá mầm).
+ Căn cứ số phôi người ta chia thành 2 lớp: Lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm.


II – Câu hỏi
Câu 1: Tại sao không thể coi rong mơ là cây xanh thực sự ?
Vì: Rong mơ có cấu tạo đơn giản, chưa có rễ thân lá thật.
Câu 2: So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu và tảo ?
Tảo có cơ thể đơn bào, chưa có rễ thân lá. Thuộc nhóm thực vật bậc thấp.
Rêu có rễ, thân lá giả, rễ có khả năng hút nước. Thuộc nhóm thực vật bậc cao.
Câu 3: Tại sao rêu chỉ sống ở nơi ẩm ướt ?
Vì: Rêu có rễ, thân lá giả, chưa có mạch dẫn nên phải sống nơi ẩm ướt.
Câu 4: So sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu và dương xỉ ? Cây nào có cấu tạo phức tạp hơn ?
Giống nhau: Có rễ, thân lá
Khác nhau: Dương xỉ có mạch dẫn. Rêu chưa có.
Cơ quan sinh dưỡng
Rêu
Dương xỉ

Rễ
Ngắn có khả năng hút nước
Rễ mọc thành chùm hút nước và muối khoáng.

Thân
Ngắn không phân nhánh
Ngắn hình trụ

Lá
Nhỏ có diệp lục
Có hai loại: Lá non cuộn tròn
Lá già xẻ thùy hình lông chim

Câu 5: Làm thế nào để nhận biết một cây thuộc Dương xỉ ?
Rễ: mọc thành chùm.
Thân: Ngắn hình trụ
Lá: Có hai loại: Lá non cuộn tròn. Lá già xẻ thùy hình lông chim.
Câu 6: So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của thông và dương xỉ ?
Đặc điểm
Dương xỉ
Thông

Cơ quan sinh dưỡng
Rễ mọc thành chùm. Thân ngắn hình trụ. Lá có lá non
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Nguyên Đức
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)