ÔN TẬP HỌC KÌ 1

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Quỳnh | Ngày 18/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: ÔN TẬP HỌC KÌ 1 thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

Chương I: TẾ BÀO THỰC VẬT
1. Quá trình phân bào diễn ra như thế nào? Sự lớn lên và sự phân chia tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?
* Quá trình phân bào:
+ Đầu tiên hình thành 2 nhân.
+ Sau đó chất tế bào phân chia.
+ Vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
* Ý nghĩa: Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển.
2. Vẽ và chú thích sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật.
- Vẽ đúng, đẹp
- Chú thích đầy đủ, đúng
3. Tế bào thực vật có những thành phần chủ yếu nào? Chức năng của mỗi thành phần?
Nêu đầy đủ những thành phần chủ yếu và chức năng mỗi thành phần của tế bào thực vật.
(Phần 2: Cấu tạo tế bào thực vật trang 24 SGK Sinh học 6)
4. Hãy cho biết thực vật có những đặc điểm gì chung?
- Đặc điểm chung của thực vật
- Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
- Phần lớn không có khả năng di chuyển.
- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
5 Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Ý nghĩa sự phân chia và lớn lên của tế bào thực vật là gì?
- Tế bào ở những mô phân sinh có khả năng phân chia
- Nhờ có sự phân chia và lớn lên của tế bào giúp cây sinh trưởng và phát triển.
Chương II: RỄ
1. Rễ gồm có mấy miền ? Chức năng của mỗi miền?
- Nêu được rễ gồm có 4 miền: Miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ.
- Chức năng của mỗi miền:
+ Miền trưởng thành: dẫn truyền
+ Miền hút có các lông hút: hấp thụ nước và muối khoáng.
+ Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra.
+ Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
2. Bộ phận nào của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng? Con đường hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan từ đất vào cây?
- Bộ phận của rễ có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng là Lông hút.
- Con đường hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan từ đất vào cây: Nước và muối khoáng từ đất ----> lông hút ----> vỏ rễ ---> mạch gỗ ----> các phận của cây
3. Trình bày chức năng của miền hút? Vì sao rễ cây thường lan rộng và ăn sâu
- Miền hút: có chức năng chủ yếu hút nước và muối khoáng hòa tan
- Giải thích: Để lấy được nhiều nước và muối khoáng từ lớp đất rộng và dưới sâu
4. Vẽ và chú thích sơ đồ chung cấu tạo miền hút của rễ.
- Vẽ đúng, đẹp
- Chú thích đầy đủ, đúng
6. Cày, cuốc, xới đất có lợi gì?
* Cày, cuốc, xới, có lợi:
- Khi đất bị chặt, chắc nịch thì các rễ con khó luồn lách vào, hạn chế khả năng giữ không khí và nước của đất.
- Khi cày, cuốc, xới đất làm cho hạt đất nhỏ, tơi ra giúp cho rễ con và lông hút lách vào dễ dàng, làm cho đất giữ được không khí và nước.
7. Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng. Ví dụ?
+ Rễ củ, chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả
+ Rễ móc, bám vào trụ giúp cây leo lên
+ Rễ thở lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất bị thiếu không khí.
+ Giác mút, lấy thức ăn từ cây chủ.
8. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
Giải thích đúng phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa vì khi cây ra hoa tạo quả cần nhiều chất dinh dưỡng, sẽ sử dụng chất hữu cơ dự trữ trong rễ củ vì vậy củ nhỏ, teo, xốp, khối lượng và chất lượng giảm.
9. Miền hút của rễ gồm những bộ phận nào ? Chức năng chính từng bộ phận?
Miền hút của rễ gồm những bộ phận và chức năng chính từng bộ phận
Gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa
+ VỎ:
- Biểu bì: bảo vệ các bộ phận bên trong, có lông hút hút nước và muối khoáng
- Thịt vỏ: chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa
+ TRỤ GIỮA
- Bó mạch:
+ Mạch rây: chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây;
+ Mạch gỗ: chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Quỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)