Ôn tập hk I tin 11 (tiet 33)

Chia sẻ bởi Vũ Thị Thanh Thúy | Ngày 25/04/2019 | 73

Chia sẻ tài liệu: Ôn tập hk I tin 11 (tiet 33) thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 03/12/2011
Tiết 33: ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Học sinh nắm được toàn bộ kiến thức từ bài 1 đến bài 12
Kỹ năng:
Học sinh có kỹ năng phân tích bài toán, xây dựng thuật toán, viết chương trình bằng ngôn ngữ Pascal
Thái độ:
Tự giác, tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa.
Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, ôn tập các kiến thức đã học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tình hình lớp: (3’)
Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra bài cũ)
Giảng bài mới:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng

15’
* Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức cũ đã học
GV: Em hiểu thế nào là lập trình và ngôn ngữ lập trình?



GV: Các loại chương trình dịch?
GV: Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình?
GV: Các khái niệm trong ngôn ngữ lập trình?
GV: Cấu trúc chung của chương trình trong TP?
GV: Kể tên các kiểu dữ liệu chuẩn
GV: Nêu các nhóm phép toán đã học?
GV: Các biểu thức đã học?

GV: Chức năng và sự thực hiện của lệnh gán?
GV: Nêu tên một số hàm toán học?

GV: Hãy kể tên các thủ tục chuẩn vào/ra?
GV: Có mấy dạng cấu trúc rẽ nhánh?

GV: Hãy chỉ ra các dạng lặp?




GV: Mảng 1 chiều là gì? Cách khai báo?











GV: Kiểu xâu là gì? Cách khai báo?


HS: - Lập trình là quá trình diễn đạt
thuật toán bằng một ngôn ngữ lập
trình.
HS: Thông dịch và biên dịch

HS: Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa
HS: Tên, hằng và biến, chú thích.

HS: Gồm 2 phần: phần khai báo và phần thân
HS: Số nguyên, số thực, kí tự, logic
HS: Phép toán số học, phép toán quan hệ, phép toán logic
HS: Biểu thức số học, biểu thức quanhệ và biểu thức logic.
HS: Dùng để tính toán một biểu thức và gán giá trị cho một biến.
HS: Hàm bình phương, hàm căn bậc hai, hàm giá trị tuyệt đối, hàm sin, hàm cos
HS: - Lệnh Read()/readln();
- Lệnh write()/writeln();
HS: 2 dạng
- Dạng thiếu
- Dạng đủ:
HS: Có 2 dạng:
- Lặp với số lần biết trước (Cấu trúc for - do)
- Lặp với số lần chưa biết trước (Cấu trúc While - do)
HS: Mảng một chiều là dãy hữu hạn các phần tử có cùng kiểu dữ liệu. Các phần tử trong mảng một chiều có cùng một tên và được phân biệt nhau bởi chỉ số.
Cách 1:
Var : array[kiểu chỉ số] of ;
Cách 2:
Type = array[kiểu chỉ số] of ;
Var : ;
HS: Xâu là dãy các kí tự trong bảng mã ASCII. Số lượng kí tự trong một xâu được gọi là độ dài của xâu. Xâu có độ dài 0 gọi là xâu rỗng.
- Khai báo: VAR : STRING[Độ dài lớn nhất của xâu];
I/ Tóm tắt lý thuyết:
- Khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình.
- Có hai loại chương trình dịch: Biên dịch và thông dịch.
- Các thành phần của ngôn ngữ lập trình: Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ
nghĩa.
- Các khái niệm: Tên, hằng và biến, chú thích.
- Cấu trúc của chương trình Pascal: Phần khai báo và phần thân.
- Các kiểu dữ liệu chuẩn: Số nguyên, số thực, kí tự, logic.
- Phép toán, biểu thức, lệnh gán.
- Tổ chức vào/ra.
- Cấu trúc rẽ nhánh.
- Cấu trúc lặp.
- Kiểu mảng.
- Kiểu xâu

20’
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong đề cương ôn tập
GV: Yêu cầu học sinh lấy bài tập đề cương
GV: Gọi 4 học sinh lên làm bài tập trắc nghiệm. Mỗi học sinh làm 3 câu
GV: Giáo viên nhận xét, sửa bài làm và yêu cầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Thanh Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)