Ôn tập hè 2016- Ngữ văn 6 (tiếp)
Chia sẻ bởi Đàm Đinh Thủy Liên |
Ngày 17/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: Ôn tập hè 2016- Ngữ văn 6 (tiếp) thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Ôn tập hè 2016- Lớp 6 lên 7
Chủ đề 3: Ôn tập về từ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa
Ngày soạn:1/7/2016
Ngày dạy: /7/2016
Thời gian thực hiện: tiết
A- Mục tiêu
- Củng cố, ôn tập lại những kiến thức đã học về từ, nghĩa từ, từ nhiều nghĩa.
B- Nội dung
( Ôn tập thông qua hệ thống các bài tập)
Bài tập 1:Trong các từ dưới đây từ nào là từ mượn, nói rõ nguồn gốc của từ đó.
Ăn, ăn uống, ẩm thực, văn hóa, học sinh, người dạy, khí hậu, không gian, quốc gia, hòa bình, lo lắng, vui vẻ, ti vi, pa- ra- bôn, ô tô, tàu thủy, xe lửa, gác-đờ- bu, săm, lốp, pê đan, cúp, ten-nít, nước , sông.
Bài tập 2:1) Hãy giải thích nghĩa của hai từ “ cuốc” trong câu “ Tôi mượn bác cái cuốc để cuốc đất trồng rau.”
2) Hãy giải thích nghĩa của từ “ cân” trong câu sau:
a- Tôi có một cân thóc giống.
b- Bác cân hộ cháu bao gạo này.
c- Lực lượng hai bên cân bằng nhau.
3) Giải thích nghĩa của từ “ xuân” trong câu thơ sau:
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
4) Hãy giải thích nghĩa của từ “ đi” trong câu thơ sau:
a- Mẹ đi làm về rồi.
b- Chân đi dép nhựa.
Bài tập 3: Cho đoạn trích sau: “ Ta vốn nòi Rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.”
a) Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn trích trên.
b) Các từ phức có trong đoạn trích trên có từ nào là từ láy không? Vì sao?
c) Các từ ghép trong đoạn trích trên, từ nào có ý nghĩa khái quát, từ nào có ý nghĩa không khái quát ?
Bài tập 4: Trong các từ ghép sau đây, từ nào có ý nghĩa khái quát, từ nào có nghĩa cụ thể ?
ăn chơi, ăn bớt, ăn khách, ăn khớp, ăn mặc, ăn nhập, ăn theo, ăn xổi, ăn ý, ăn nói, ăn diện, ăn đong, ăn học, ăn ở, ăn mày, ăn mòn, ăn sương, ăn nằm, ăn ngọn, ăn quịt, ăn rơ, ăn theo.
Bài tập 5: Em hãy nhận xét về vần và các phụ âm đầu trong các từ láy sau đây. Nghĩa của chúng có vững chắc không ?
Thập thò, mấp mô, thấp thoáng, lấp loáng, bập bẹ, tập tẹ, nhấp nhô, cập kề, mấp mé, nhấm nháp, vấp váp, mập mạp, tấp nập, lập cập, nhấp nhổm, thấp thỏm.
Bài tập 6: Trong đoạn văn sau đây: từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? Vì sao?
Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ. Gió b
Chủ đề 3: Ôn tập về từ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa
Ngày soạn:1/7/2016
Ngày dạy: /7/2016
Thời gian thực hiện: tiết
A- Mục tiêu
- Củng cố, ôn tập lại những kiến thức đã học về từ, nghĩa từ, từ nhiều nghĩa.
B- Nội dung
( Ôn tập thông qua hệ thống các bài tập)
Bài tập 1:Trong các từ dưới đây từ nào là từ mượn, nói rõ nguồn gốc của từ đó.
Ăn, ăn uống, ẩm thực, văn hóa, học sinh, người dạy, khí hậu, không gian, quốc gia, hòa bình, lo lắng, vui vẻ, ti vi, pa- ra- bôn, ô tô, tàu thủy, xe lửa, gác-đờ- bu, săm, lốp, pê đan, cúp, ten-nít, nước , sông.
Bài tập 2:1) Hãy giải thích nghĩa của hai từ “ cuốc” trong câu “ Tôi mượn bác cái cuốc để cuốc đất trồng rau.”
2) Hãy giải thích nghĩa của từ “ cân” trong câu sau:
a- Tôi có một cân thóc giống.
b- Bác cân hộ cháu bao gạo này.
c- Lực lượng hai bên cân bằng nhau.
3) Giải thích nghĩa của từ “ xuân” trong câu thơ sau:
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
4) Hãy giải thích nghĩa của từ “ đi” trong câu thơ sau:
a- Mẹ đi làm về rồi.
b- Chân đi dép nhựa.
Bài tập 3: Cho đoạn trích sau: “ Ta vốn nòi Rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.”
a) Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn trích trên.
b) Các từ phức có trong đoạn trích trên có từ nào là từ láy không? Vì sao?
c) Các từ ghép trong đoạn trích trên, từ nào có ý nghĩa khái quát, từ nào có ý nghĩa không khái quát ?
Bài tập 4: Trong các từ ghép sau đây, từ nào có ý nghĩa khái quát, từ nào có nghĩa cụ thể ?
ăn chơi, ăn bớt, ăn khách, ăn khớp, ăn mặc, ăn nhập, ăn theo, ăn xổi, ăn ý, ăn nói, ăn diện, ăn đong, ăn học, ăn ở, ăn mày, ăn mòn, ăn sương, ăn nằm, ăn ngọn, ăn quịt, ăn rơ, ăn theo.
Bài tập 5: Em hãy nhận xét về vần và các phụ âm đầu trong các từ láy sau đây. Nghĩa của chúng có vững chắc không ?
Thập thò, mấp mô, thấp thoáng, lấp loáng, bập bẹ, tập tẹ, nhấp nhô, cập kề, mấp mé, nhấm nháp, vấp váp, mập mạp, tấp nập, lập cập, nhấp nhổm, thấp thỏm.
Bài tập 6: Trong đoạn văn sau đây: từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? Vì sao?
Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ. Gió b
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đàm Đinh Thủy Liên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)