ON TAP DOC HIEU NGU VAN 10

Chia sẻ bởi Phạm Quang Duy | Ngày 09/05/2019 | 108

Chia sẻ tài liệu: ON TAP DOC HIEU NGU VAN 10 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GD - ĐT AN GIANG
TRƯỜNG THPT D?C TRÍ
NGỮ VĂN 10
THIẾT KẾ: PHẠM QUANG DUY
ÔN THI PHẦN ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 10
- N?i dung c?a VB: l� m?t b�n trong c?a VB, du?c hình th?c ch?a d?ng, bi?u hi?n qua t? ng?, c�u van, do?n van, k?t c?u,...
I. Ôn tập kiến thức đọc hiểu
1. Xác định nội dung của văn bản
- Xác định nội dung văn bản: dựa vào các từ ngữ, câu văn nêu lên vấn đề chính (trọng tâm) của VB.
Một số các biện pháp tu từ đã học:

I. Ôn tập kiến thức đọc hiểu
2. Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ
Tác dụng:
=> So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm – nói tránh, phép điệp, phép đối, chơi chữ...
=> Gợi lên những hình ảnh, xúc cảm thẩm mĩ cho người nghe, người đọc.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở an dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ gian.
Như nước Đại Cồ Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hóa đã lâu.
Núi sông bờ cỏi đã chia
Phong tục Nam Bắc đã khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
Câu 1. Phát hiện và sửa lỗi trong đoạn trích trên. Xác định nội dung chính của đoạn trích.
Câu 2.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Hai câu văn biền ngẫu trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của nó?


II. Luyện tập
1. Bài tập 1
Câu 1. Phát hiện và sửa lỗi: an -> yên; gian -> bạo; Đại Cồ Việt -> Đại Việt; văn hóa-> văn hiến; bờ cỏi -> bờ cõi; Nam Bắc-> Bắc Nam; xây -> gây ; có lúc-> từng lúc; thời nào -> đời nào.

Câu 2. Hai câu văn biền ngẫu trên sử dụng phép đối và so sánh => Khẳng định chủ quyền độc lập và niềm tự hào về nền văn hóa, lịch sử của dân tộc VN.

II. Luyện tập
2. Bài tập 2
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc đầu tiên.

Câu 1. Tìm biện pháp tu từ trong đoạn văn và nêu tác dụng.
Câu 2. Xác định nội dung chính của đoạn văn.
II. Luyện tập
2. Bài tập 2
- Tác dụng: Khẳng định việc quý trọng kẻ sĩ tài cao, học rộng có đạo đức tốt của vua nhằm phát triển đất nước.

Câu 2. Nội dung đoạn văn: Vai trò của hiền tài đối với đất nước.
Câu 1. Biện pháp tu từ:
- So sánh: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Phép điệp và phép đối: nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn.
II. Luyện tập
3.Bài tập 3: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.
(Trích Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)

Câu 1. Thể thơ của đoạn thơ trên là gì? Nội dung chính?
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ chủ yếu trong đoạn thơ trên? Phân tích tác dụng của nó.
II. Luyện tập
3. Bài tập 3
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ chủ yếu trong đoạn thơ: điệp từ “gượng”
(Có cả so sánh - Khắc giờ đằng đẵng như niên; Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa).
Câu 1.
Thể thơ song thất lục bát. Nội dung chính đoạn thơ là nỗi sầu muộn, lẻ loi của người chinh phụ khi chồng đi chinh chiến xa (câu thơ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa).
II. Luyện tập
3. Bài tập 3
Câu 2.
Tác dụng:
Khắc họa nỗi sầu muộn, lẻ loi của người chinh phụ đối với chồng đi chinh chiến xa.
Sầu khổ, làm gì cũng chỉ gắng gượng, “đốt hương, soi gương, gảy đàn”.
II. Luyện tập
4. Bài tập 4: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào, của ai? Thể thơ của đoạn thơ trên là gì? Nội dung chính của nó?

Câu 2. Xác định hai biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên? Phân tích tác dụng.
II. Luyện tập
4. Bài tập 4: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Câu 1.
- Trích “Truyện Kiều” (Nguyễn Du).

- Thể thơ lục bát.

- Nội dung:
Kiều nhờ em (Thúy Vân) thay mình lấy Kim Trọng.
Câu 2. Xác định hai biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên? Phân tích tác dụng.
II. Luyện tập
4. Bài tập 4: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Câu 2.
Hai biện pháp tu từ:
+ Điệp từ “em” tha thiết khẩn cầu Thúy Vân.

+ Ẩn dụ: “đứt gánh tương tư” -> mối tình tan vỡ; “chắp mối tơ thừa” -> nhờ Thúy Vân lấy Kim Trọng thay mình để trả nghĩa.
Củng cố - dặn dò:
Về nhà học kĩ lí thuyết và tự làm lại các bài tập.
Chuẩn bị bài mới: “Ôn tập Nghị luận xã hội”. Xem lại các đề SGK, thực hành lập dàn ý một số đề văn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Quang Duy
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)