ÔN TẬP ĐỊA LÝ THEO CÂU
Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Mân |
Ngày 26/04/2019 |
114
Chia sẻ tài liệu: ÔN TẬP ĐỊA LÝ THEO CÂU thuộc Địa lý 12
Nội dung tài liệu:
ÔN THI THEO CÂU
CÂU 1:
1/ Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta.
a. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên khoáng sản:
+ Dầu, khí: Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long. Các bể dầu khí Thổ Chu – Mã Lai và Sông Hồng, Trung Bộ tuy có diện tích nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể.
+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn ti tan
+ Muối biển: nhất là ven biển Nam Trung Bộ
- Tài nguyên hải sản: giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao ( d/c)
- Tài nguyên du lịch: có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ có thể phát triển du lịch biển.
- Tài nguyên cho giao thông vận tải biển: có nhiều vũng vịnh nước sâu thuận lợi xây dựng các cảng(d/c)
b. Các thiên tai:
- Bão.
- Sạt lở bờ biển.
- Nạn cát bay…
2/ chứng minh địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Nền nhiệt độ cao với một mùa mưa và một mùa khô xen kẽ đã thúc đẩy quá trình xâm thực, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi…
+ Đk nóng ẩm đẩy nhanh cường độ phong hoá, đặc biệt là phong hoá hoá học, làm đất vụn bở, hiện tượng đất trượt, đá lở phổ biến
+ KH NĐÂGM đẩy nhanh tốc độ hoà tan và phá huỷ đá vôi, tạo thành các dạng địa hình cacxtơ( hang động ngầm, suối cạn, thung khô…)
- Cùng với xâm thực mạnh ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng đồng bằng hạ lưa song. ĐBSH, ĐBSCL hang năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm m
- Sinh vật nhiệt đới hình thành một số địa hình đặc biệt như đầm lầy- than bùn( u Minh) bãi triều đước vẹt (Cà Mau) các bờ biển san hô.
3/ Hoạt động của gió mùa
Gió mùa mùa đông
Gió mùa mùa hạ
Nơi xuất phát (nguồn gốc)
Áp cao Xibia ở bán cầu Bắc
- Đầu mùa hạ: áp cao Bắc Ấn Độ Dương.
- Giữa và cuối mùa hạ: áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam
Thời gian thổi
Từ tháng XI- tháng IV
Từ tháng V- tháng X
Hướng gió, tên gọi
- Hướng Đông Bắc
- Tên gọi: gió mùa Đông Bắc
- Tây Nam( riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam)
- Tên gọi: gió mùa Tây Nam.
Đặc tính cơ bản
Lạnh khô và lạnh ẩm
Mát và ẩm
Đặc điểm hoạt động
- Nửa đầu mùa đông mang lại cho miền Bắc nước ta thời tiết lạnh, khô
- Nửa sau mùa đông mang lại thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Khi di chuyển xuống phía Nam, gió mùa mùa đông suy yếu dần và gần như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong BCB cũng thổi theo hướng đông bắc, gặp địa hình núi chắn gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở nam Bộ và Tây Nguyên
- Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc ÂĐD di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa cho đb Nam Bộ và Tây Nguyên. ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng ( gió Tây hay gió Lào)
- Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam ( xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa tháng 9 cho Trung Bộ.
- Do áp thấp Bắc Bộ, khối không khí này di chuyển theo hướng Đông Nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
4/ Giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên
- Về lượng mưa:
+ Đông Trường Sơn: mưa vào thu - đông do địa hình đón gió Đông Bắc từ biển thổi vào, hay có bão, áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh mưa nhiều. Thời kì này Tây Nguyên vào mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt xuất hiện cảnh quan rừng thưa.
+ Tây Nguyên: mưa vào mùa hạ do đón gió mùa Tây Nam trực tiếp trong khi bên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đức Mân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)