On tap chuong VII

Chia sẻ bởi Dương Tấn Quang | Ngày 26/04/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: on tap chuong VII thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Câu 1: Một vật phẳng, nhỏ AB đặt trước và vuông góc trục chính 1 thấu kính L, cho 1 ảnh rõ nét trên màn M. Cho vật di chuyển 2cm lại gần thấu kính và di chuyển màn M 1 đoạn 30cm thì ảnh lại rõ nét nhưng lớn bằng 5/3 ảnh trước.
a. Thấu kính L là thấu kính gì và màn M phải di chuyển theo chiều nào ?
b. Tính tiêu cự của thấu kính L.
ĐS: d1=30cm, d1’=60cm, f=15cm
Câu 2: Một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 20 cm. Đặt vật AB cách thấu kính 20 cm.
a) Xác định vị trí và độ phóng đại của ảnh. Vẽ hình ảnh của vật AB qua thấu kính.
b) Phải dời vật như thế nào để thu được ảnh bằng một nửa ảnh ban đầu.
ĐS: d1’=-10cm,k1=0,5, ∆d=40cm
Câu 3:Một lăng kính làm bằng thuỷ tinh có tiết diện thẳng là tam giác đều ABC . Chiếu một chùm sáng song song hẹp đơn sắc (coi như một tia sáng) đến mặt bên AB của lăng kính dưới góc tới 40º. Khi đó chùm tia ló ra khỏi lăng kính ở mặt bên AC, nằm đối xứng với chùm tia tới qua mặt phẳng phân giác của góc chiết quang A. Tìm chiết suất của chất làm lăng kính và góc lệch chùm tia ló so với chùm tia tới.
ĐS: n=1,285,Dm = 200
Câu 4:Một vật sáng phẳng AB đặt song song với một bức màn và cách màn 80 cm, trong khoảng giữa AB và màn có đặt một thấu kính hội tụ, sao cho trục chính của thấu kính đi qua A và vuông góc với màn. Khi tịnh tiến thấu kính dọc theo trục chính ta chỉ tìm thấy 1 vị trí của thấu kính cho ảnh của AB hiện rõ trên màn. Tìm độ tụ của thấu kính.
ĐS:D = 1/f = 5 điốp
Câu 5:Một ngọn nến AB = 2cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính, chân A của ngọn nến nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng 10cm. Ta thu được ảnh A’B’ = 6cm của ngọn nến nằm trên màn.
Xác định loại thấu kính, tính tiêu cự của thấu kính và khoảng cách từ A’B’ đến thấu kính.
Tịnh tiến AB một đoạn 5cm về phía thấu kính để A luôn ở trục chính. Ta có thể thu được ảnh A’B’ trên màn hay không? Tại sao? Hãy tính chiều cao của ảnh A’B’ lúc này.
ĐS:f = 7,5cm,d’ = 30cm,A’B’ = 6cm
Câu 6:Một vật sáng AB cao 3mm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ cho một ảnh ngược chiều và cách vật một đoạn lớn gấp 4,5 lần tiêu cự của thấu kính. Tính độ cao của ảnh?
Câu 7:Cho một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác cân ABC,
biết góc chiết quang A = 30o và chiết suất n = đặt trong không khí.
Chiếu tia sáng đơn sắc SI đến vuông góc với mặt bên AB của lăng kính.
Hãy tính các góc và vẽ tiếp đường đi của tia sáng qua lăng kính. r235,260

Câu 8:Chiếu một tia sáng đơn sắc vào mặt bên của một lăng kính theo hướng từ dưới đáy lên dưới góc tới i. Tia ló ra khỏi lăng kính đi theo hướng vuông góc với mặt bên thứ hai của lăng kính và lệch đi một góc A (với A là góc chiết quang). Cho chiết suất của lăng kính là  . Tìm A?A = 450.
Câu 9:Lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là tam giác cân ABC, góc chiết quang là A. Chiếu tia sáng tới vuông góc với mặt bên AB, sau hai lần phản xạ liên tiếp trên mặt AC và AB, tia sáng ló ra theo phương vuông góc với mặt BC. Xác định:
a. Góc chiết quang A.
b. Điều kiện về chiết suất của lăng kính để thỏa mãn đường đi tia sáng như trên khi tiết diện thẳng ABC là tam giác thường.
Câu 10: Một thấu kính hội tụ tạo ảnh thật S’ của điểm sáng S đặt trên trục chính. Khi dời S lại gần thấu kính 5cm thì ảnh dời đi 10 cm. Khi dời S xa thấu kính 40 cm thì ảnh dời 8 cm. Tìm tiêu cự của thấu kính.
Câu 11:Vật sáng AB song song và cách màn một đoạn L = 90 cm. Giữa vật và màn đặt thấu kính hội tụ, ta tìm được hai vị trí thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Biết ảnh sau cao gấp 4 lần ảnh trước. Tìm tiêu cự thấu kính.
ĐS: d2 = 30 cm; d`2 = 60 cm, f = 20 cm
Câu 12: Cho một thấu kính hội tụ có độ tụ 5 dp.Vật sáng AB hình mũi tên đặt trên trục
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Tấn Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)